[Xem ngay] Nhiệt miệng ở lưỡi và cách điều trị hiệu quả 

Nhiệt miệng ở lưỡi là bệnh răng miệng phổ biến, gây đau, khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới vấn đề ăn uống và trong giao tiếp. Vậy nguyên nhân và cách điều trị nhiệt miệng ở lưỡi là gì? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu hơn về tình trạng này!

Dấu hiệu nhiệt miệng ở lưỡi

Nhiệt miệng ở lưỡi thường xuất hiện ở dưới hoặc ở bên rìa lưỡi với các dấu hiệu cụ thể như:

  • Bắt đầu với một hay nhiều vết đau, vết sưng hay đốm đỏ sau đó phát triển thành vết lở hay loét.
  • Ở vị trí trung tâm của vết lở/loét thường có màu trắng hoặc vàng. Khi vết lở/loét bắt đầu lành thì chúng sẽ chuyển sang màu xám nhạt.
  • Vết lở/loét thường có kích thước nhỏ (dưới 1cm).
  • Làm giảm vị giác, khô miệng và gây khát nước liên tục.
  • Có cảm giác tê ngứa ở lưỡi và đau xót khi ăn thức ăn chua, cay.
  • Ngoài ra, một số triệu chứng khác ít gặp khi nhiệt miệng ở lưỡi bao gồm: Sốt nhẹ, sưng hạch bạch huyết, mệt mỏi, đau bụng cần theo dõi và đến gặp bác sĩ. 

Đối với hầu hết người bị nhiệt miệng ở lưỡi thường sẽ mất 2-3 tuần để khỏi hoàn toàn. Trong trường hợp nhiệt lưỡi tái phát liên tục và kéo dài gây bội nhiễm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị phù hợp. 

nhiet-mieng-o-luoi-thuong-xay-ra-o-mat-duoi-hoac-ria-luoi.webp

Nhiệt miệng ở lưỡi thường xảy ra ở mặt dưới hoặc rìa lưỡi

Nguyên nhân nhiệt miệng ở lưỡi

Có nhiều nguyên nhân gây nhiệt lưỡi như: Tổn thương lưỡi, nhiễm trùng, ăn đồ cay nóng,... Cụ thể đó là: 

Do suy giảm miễn dịch 

Khi sức đề kháng của các tế bào niêm mạc miệng bị suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công sẽ gây nhiệt lưỡi. Một số trường hợp suy giảm miễn dịch sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như: 

  • Mất cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng, khiến cho các vi khuẩn gây hại phát triển mạnh mẽ gây ra nhiễm khuẩn.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Chế độ ăn uống thiếu vitamin B12, kẽm, acid folic hoặc sắt cũng là nguyên nhân khiến nhiệt miệng lưỡi hình thành.
  • Chức năng gan bị suy giảm: Gan có khả năng khử độc nhưng khi chức năng gan suy giảm sẽ khiến độc chất tích tụ trong cơ thể khiến cho xuất hiện những vết nhiệt ở lưỡi, miệng.
  • Bệnh lý: Các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch cơ thể dẫn đến bị nhiệt lưỡi như: HIV/AIDS, ung thư, đái tháo đường,...

Thay đổi nội tiết tố

Thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, nhạy cảm hơn với các tác động của vi khuẩn trong khoang miệng. Đây là nguyên nhân gây nhiệt lưỡi thường gặp ở những phụ nữ có thai hoặc sau sinh, đang trong chu kỳ kinh nguyệt, dậy thì, sau mãn kinh, sử dụng thuốc tránh thai,...

Giảm tiết nước bọt

Giảm tiết nước bọt hay chứng khô miệng là nguyên nhân gây ra các bệnh răng miệng và cả nhiệt miệng ở lưỡi. Các yếu tố góp phần gây chứng khô miệng: Ăn thức ăn gia vị cay nóng, nhiều đường, uống ít nước, hút thuốc lá,... 

Do tổn thương ở lưỡi

Tổn thương ở lưỡi có thể được tạo thành khi ăn, hoạt động vô tình cắn trúng trúng lưỡi, đánh răng quá mạnh hoặc do thủ thuật nha khoa gây ra. Môi trường ẩm ướt trong khoang miệng khiến vết thương bị lở loét nhiễm trùng, khó lành hơn. 

ton-thuong-o-luoi-cung-la-nguyen-nhan-gay-nhiet-mieng-o-luoi.webp

Tổn thương ở lưỡi cũng là nguyên nhân gây nhiệt miệng ở lưỡi

Các biện pháp chữa nhiệt miệng ở lưỡi 

Triệu chứng nhiệt ở lưỡi sẽ thuyên giảm khi vết loét hết sưng đau và thu nhỏ dần. Để vết nhiệt lưỡi khỏi nhanh thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp chữa nhiệt lưỡi sau đây:

Chữa nhiệt miệng lở lưỡi bằng thuốc bôi dạng gel 

Sử dụng gel làm sạch miệng&kháng khuẩn chứa nano bạc có tác dụng chống viêm giúp giảm đau, nhanh phục hồi nhiệt miệng ở lưỡi là giải pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay. Bạn nên chọn những sản phẩm có thành phần từ thảo dược thiên nhiên như: Nano bạc, chiết xuất đinh hương, chiết xuất duối,... cụ thể: 

  • Nano bạc: Theo nghiên cứu năm 2014, nano bạc có khả năng kháng khuẩn vượt trội, tiêu diệt các vi khuẩn Gram (+), Gram (-) và cả các vi khuẩn kháng kháng sinh. Không chỉ vậy, nano bạc còn  kích thích nguyên bào sợi, tăng tổng hợp collagen giúp vết loét ở lưỡi nhanh phục hồi hơn. 
  • Chiết xuất đinh hương: Có tác dụng chống viêm, giảm các triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau. 
  • Chiết xuất duối: Giúp ức chế sự tích tụ và phát triển của vi khuẩn trong miệng. 

Sản phẩm gel làm sạch miệng&kháng khuẩn chứa nano bạc tuyệt đối an toàn, lành tính khi sử dụng lâu dài. 

Điều trị nhiệt miệng lở lưỡi bằng thuốc uống

Nếu bị các vết loét đơn giản thì thường sử dụng thuốc bôi tại chỗ. Trong trường hợp các vết loét, sâu rộng, lâu khỏi thì bạn có thể sử dụng một số thuốc không kê đơn dưới đây: 

  • Thuốc chống viêm: Sử dụng Colchicine 0,6mg hoặc Prednisone.
  • Thuốc kháng sinh: Tetracyclin, Minocyclin, Amoxicilin,...
  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen,…

>>>XEM THÊM: Nhiệt lưỡi uống thuốc gì? [BÁC SĨ TRẢ LỜI CHI TIẾT] TẠI ĐÂY

Cải thiện nhiệt miệng ở lưỡi ngay tại nhà

Một số cách đơn giản mà người bị nhiệt miệng ở lưỡi có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà để cải thiện bệnh có thể kể đến đó là:

Sử dụng mật ong chữa nhiệt lưỡi

Mật ong là thứ không thể không nhắc đến để giúp cải thiện nhiệt miệng ở lưỡi được. Vì mật ong nguyên chất có đặc tính sát khuẩn tự nhiên vô cùng tốt để chống viêm, chữa trị các vết loét. Thoa mật ong lên vết loét 2-3 lần mỗi ngày để tình trạng nhiệt lưỡi sớm được cải thiện 

su-dung-mat-ong-chua-nhiet-luoi-tai-nha-don-gian-ma-hieu-qua.webp

Sử dụng mật ong chữa nhiệt lưỡi tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Sử dụng bột sắn dây chữa nhiệt lưỡi 

Từ bao lâu nay, uống bột sắn dây được coi bài thuốc cổ truyền áp dụng để làm mát cơ thể cũng như là trị nhiệt miệng. Trong sắn dây có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt, làm mát và làm dịu cơn đau do vết loét, từ đó giúp cải thiện tình trạng nhiệt lưỡi. 

Sữa chua giúp cải thiện nhiệt lưỡi

Trong sữa chua chứa acid lactic, có tác dụng chống viêm, giảm triệu chứng đau, sưng. Bên cạnh đó lượng vi khuẩn sống trong sữa chua sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh ở khoang miệng. Ăn 2 hộp sữa chua mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn khỏe hơn và cải thiện tình trạng nhiệt lưỡi. 

Phòng ngừa nhiệt miệng ở lưỡi

Phòng ngừa nhiệt miệng ở lưỡi rất đơn giản, bạn chỉ cần chú ý đến chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng đúng cách như sau: 

Chế độ ăn giúp cải thiện nhiệt lưỡi

Khi bị nhiệt lưỡi sẽ khiến cho vấn đề ăn uống trở nên khó khăn hơn, giảm cảm giác thèm ăn. Vậy chế độ ăn như thế nào giúp cải thiện vị giác và tình trạng nhiệt lưỡi?

  • Các loại rau xanh có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp làm mát cơ thể từ đó giúp ngăn chặn tình trạng nhiệt ở lưỡi, nhiệt miệng. Bên cạnh đó rau xanh còn giúp nhanh chóng làm lành các vết loét ở lưỡi.
  • Ăn nhiều các loại đậu như: Đậu nành, đâu đen, đậu đỏ,... tốt cho người bị nhiệt.
  • Bổ sung sắt, vitamin B9, vitamin B12 như: Thịt đỏ, cá ngừ, ngũ cốc, lòng đỏ trứng… để hạn chế tình trạng nhiệt miệng.

Bên cạnh đó, nên tránh những thực phẩm dưới đây:

  • Trái cây chứa nhiều acid như: Cam, quýt, chanh, bưởi có vị chua khiến vết loét trở nặng hơn.
  • Cà phê, thuốc lá có thể gây kích ứng, làm nhiệt lưỡi nặng hơn.
  • Thức ăn cay nóng khiến vết loét sưng tấy và lâu lành hơn.

che-do-an-giup-kich-thich-vi-giac-cai-thien-nhiet-mieng-o-luoi.webp

Chế độ ăn giúp kích thích vị giác, cải thiện nhiệt miệng ở lưỡi

Vệ sinh răng miệng 

Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ hạn chế vi khuẩn trong miệng và phòng ngừa nhiệt lưỡi. 

  • Làm sạch răng miệng bằng bàn chải lông mềm phù hợp, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. 
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch nha khoa, để tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại. Nên lựa chọn sử dụng nước súc miệng làm giảm đau, kháng viêm. 
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám và thức ăn thừa ở các kẽ răng.

Nhiệt miệng ở lưỡi không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu điều trị không tốt có thể tái lại nhiều lần. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề liên quan tới nhiệt lưỡi, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ trả lời giúp bạn sớm nhất. 

 

>>>XEM THÊM: Hiểu về nhiệt miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo:

https://healthyguide.com/how-to-prevent-canker-sores/#Avoid-Foods-That-Irritate-The-Mouth

https://archive.md/LcI5p

https://www.medicalnewstoday.com/articles/canker-sore-on-tongue

Bình luận

Bài viết nổi bật