Nguyên nhân nhiệt lưỡi và cách phòng ngừa hiệu quả.

Nhiệt lưỡi là hiện tượng xuất hiện trên niêm mạc lưỡi các vết loét có màu trắng hoặc viền đỏ xung quanh. Nhiệt lưỡi không nguy hiểm, nhưng khiến người mắc gặp khó khăn khi ăn uống và nói chuyện. Vậy nguyên nhân nhiệt lưỡi là gì? Làm sao để phòng ngừa nhiệt lưỡi? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Nhiệt lưỡi là hiện tượng xuất hiện trên niêm mạc lưỡi các vết loét có màu trắng hoặc viền đỏ xung quanh. Nhiệt lưỡi không nguy hiểm, nhưng khiến người mắc gặp khó khăn khi ăn uống và nói chuyện. Vậy nguyên nhân nhiệt lưỡi là gì? Làm sao để phòng ngừa nhiệt lưỡi? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

6 nguyên nhân nhiệt lưỡi hàng đầu

Nguyên nhân gây nhiệt lưỡi thường do nhiều yếu tố khác nhau ở mỗi người. Dưới đây là những nguyên nhân nhiệt lưỡi thường gặp mà bạn nên biết.

Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm

Nguyên nhân trực tiếp gây nhiệt lưỡi là do vi khuẩn, virus tấn công niêm mạc lưỡi mỏng manh. Bình thường, vi sinh vật trong khoang miệng luôn duy trì ở trạng thái hoạt động cân bằng. Tuy nhiên, khi cơ thể suy giảm miễn dịch làm cho sức đề kháng của tế bào niêm mạc lưỡi cũng suy yếu. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công gây ra các vết viêm loét ở lưỡi. 

Một số nguyên nhân làm suy yếu sức đề kháng của tế bào niêm mạc lưỡi là:

  • Bệnh lý: Bệnh HIV/AIDS, bệnh viêm ruột, bệnh đái tháo đường,… 
  • Stress, căng thẳng: Khi cơ thể ở trạng thái căng thẳng liên tục trong nhiều ngày sẽ dẫn đến ức chế miễn dịch, rối loạn hormone. Đây là nguyên nhân gây nhiệt lưỡi mà ít người để ý đến. 

vi-khuan-virus-nam-tan-cong-niem-mac-luoi-mong-manh-gay-nhiet-luoi.webp

Vi khuẩn, virus, nấm tấn công niêm mạc lưỡi mỏng manh gây nhiệt lưỡi

Tổn thương lưỡi

Lưỡi của bạn có thể bị tổn thương do cắn vào lưỡi hoặc tai nạn khi ăn. Đối với những người niềng răng hoặc răng bị mẻ, có thể cọ xát vào lưỡi gây vết thương. 

Khi có tổn thương ở lưỡi, các vi khuẩn, virus và nấm có thể xâm nhập vào dễ dàng hơn, gây nhiệt lưỡi. Tốc độ lành vết thương sẽ phụ thuộc vào chế độ ăn và cách bạn chăm sóc răng miệng.

Vệ sinh răng miệng kém

Răng miệng là nơi đưa thức ăn vào, tham gia quá trình tiêu hóa. Do vậy, khi vệ sinh răng miệng không cẩn thận sẽ khiến vi khuẩn tích tụ lại trong miệng. Lâu ngày, tạo mảng bám ở những kẽ răng, gây sâu răng, viêm lợi, viêm chân răng, nhiệt miệng,... và cả nhiệt lưỡi.  

Thay đổi nội tiết tố

Những người đang trong thời gian thay đổi nội tiết tố như: Dậy thì, mãn kinh, mang thai hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt có nguy cơ cao mắc bệnh nhiệt lưỡi. Sự thay đổi hormone làm cơ thể nhạy cảm hơn, có cảm giác mệt mỏi, căng thẳng, tăng tiết nước bọt. Đây là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật phát triển và gây bệnh. 

Giảm tiết nước bọt 

Giảm tiết nước bọt sẽ gây ra chứng khô miệng, tạo điều kiện cho vi sinh vật khoang miệng phát triển. Nguyên nhân giảm tiết nước bọt có thể do:

  • Di truyền: Những người thường xuyên bị nhiệt lưỡi do di truyền chiếm khoảng 30%.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc chẹn beta hoặc thuốc nhóm NSAID có tác dụng phụ giảm tiết nước bọt hoặc ức chế miễn dịch của cơ thể.
  • Hút thuốc lá thường xuyên: Những người hút thuốc lá thường bị khô miệng, tích tụ nhiều mảng bám trên răng. Do vậy, họ thường có tỷ lệ mắc các bệnh nha khoa cao hơn người bình thường.

Chế độ ăn uống chưa hợp lý 

Theo nghiên cứu, thiếu hụt các chất cần thiết như: Sắt (Fe), vitamin B12, kẽm gây nguy cơ mắc bệnh nhiệt lưỡi. Bởi các vitamin, sắt, kẽm giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, đẩy nhanh quá trình hồi phục. 

Bên cạnh đó, thói quen ăn đồ ăn cay nóng hoặc hoa quả chứa nhiều acid cũng khiến nhiệt lưỡi dễ hình thành

an-uong-khong-khoa-hoc-co-the-gay-nhiet-luoi.webp

Ăn uống không khoa học có thể gây nhiệt lưỡi

Cách phòng ngừa nhiệt ở lưỡi

Nhiệt lưỡi là một trong những căn bệnh phổ biến, nhưng cách phòng ngừa lại rất đơn giản. Để giảm nguy cơ mắc bệnh nhiệt lưỡi, bạn có thể tham khảo các cách phòng ngừa dưới đây. 

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên tăng đề kháng niêm mạc miệng

Nguyên nhân sâu xa gây nhiệt lưỡi là niêm mạc miệng mỏng manh dễ bị tấn công bởi các vi sinh vật trong khoang miệng. Để phòng ngừa hiệu quả và triệt để, mọi người cần nâng cao sức đề kháng của tế bào niêm mạc. Tuy nhiên, các sản phẩm kháng sinh hiện nay chỉ giúp điều trị triệu chứng, không loại bỏ được nguyên nhân bên trong. Vì vậy, bạn nên sử dụng sản phẩm kháng sinh có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên, an toàn và dùng được cho cả trẻ nhỏ. 

Bạn có thể lựa chọn sản phẩm gel làm sạch miệng chứa các thành phần như: Nano bạc, chiết xuất duối, chiết xuất đinh hương, kẽm salicylate, chitosan... Cụ thể:

  • Nano bạc: Có khả năng kháng khuẩn vượt trội, tiêu diệt vi khuẩn, virus và nấm có hại. Tại viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các nhà khoa học đã nghiên cứu về khả năng diệt khuẩn của nano bạc với nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh khác nhau như E.coli, Coliform, S.aureus, P. aeruginosa, Aci.baumannii,... Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ cần một lượng nano bạc rất nhỏ cỡ 1mg/L đã tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật gây bệnh này ngay cả với những chủng vi khuẩn đa kháng rất nhiều loại kháng sinh. 
  • Chiết xuất duối, chiết xuất đinh hương: Giúp giảm triệu chứng đau, chống viêm loét. 
  • Kẽm salicylate: Tăng sức đề kháng của niêm mạc khoang miệng, bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của vi khuẩn. 
  • Chitosan: Tác dụng tái tạo niêm mạc, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.

Các thành phần trên đều có nguồn gốc từ thực vật nên rất thân thiện với cơ thể, không gây kích ứng niêm mạc. 

Giữ gìn vệ sinh răng miệng 

Giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ giúp bạn phòng ngừa nhiệt lưỡi mà còn phòng ngừa nhiều bệnh nha khoa khác. Một số lưu ý như :

  • Đánh răng thường xuyên, súc miệng bằng nước muối sinh lý: Nhiều người vì sợ đánh răng đụng tới vết loét gây đau, nên chỉ sử dụng nước súc miệng. Việc này sẽ khiến vết nhiệt trở nặng, lâu khỏi hơn. Hãy súc miệng bằng nước muối sinh lý, đánh răng thường xuyên 2 lần/ngày và chọn bàn chải lông mềm vừa phải, tránh xát mạnh vào vết loét. 
  • Sử dụng chỉ nha khoa: Bàn chải đánh răng không thể làm sạch răng hoàn toàn. Do vậy, dùng chỉ nha khoa sẽ giúp bạn loại bỏ các cặn bã còn sót lại ở những kẽ răng.   

suc-mieng-nuoc-muoi-giup-phong-ngua-va-giam-trieu-chung-nhiet-luoi.webp

Súc miệng nước muối giúp phòng ngừa và giảm triệu chứng nhiệt lưỡi

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh 

Một trong những nguyên nhân gây nhiệt lưỡi chính là chế độ ăn uống chưa hợp lý. Dưới đây là một số thực phẩm thanh nhiệt, tốt cho người bị nhiệt lưỡi: 

  • Các loại đậu: Đậu đen, đậu xanh,… có tính mát, giải nhiệt, chứa nhiều dinh dưỡng. 
  • Các loại rau xanh: Ăn nhiều rau xanh mỗi ngày vừa cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất, vừa giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. 
  • Sữa chua: Trong sữa chua chứa acid lactic có tác dụng làm giảm sưng, giảm cảm giác đau ở vết nhiệt lưỡi. 

Ngoài ra, khi bị nhiệt lưỡi, bạn nên tránh các thực phẩm sau: 

  • Thức ăn cứng: Khi bị nhiệt lưỡi, thức ăn cứng có thể va vào vết loét, gây viêm nặng hơn. Do đó, những người bị nhiệt lưỡi, đặc biệt là trẻ nhỏ nên tránh ăn các thực phẩm cứng.
  • Trái cây chứa nhiều acid: Hạn chế ăn các trái cây như chanh, quất, bưởi chua,... khi bị nhiệt ở lưỡi.

Trên đây là các nguyên nhân gây nhiệt lưỡi hay gặp nhất. Tuy nhiệt lưỡi không nguy hiểm, nhưng khi bệnh tái phát liên tục thì bạn nên tới cơ sở y tế để được khám cẩn thận. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề liên quan tới nhiệt ở lưỡi, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ trả lời giúp bạn sớm nhất. 

Thanh Hoa

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/tongue-ulcer#what-else-could-it-be

https://www.medicalnewstoday.com/articles/317984#Can-mouth-ulcers-be-prevented

https://www.healthline.com/health/mouth-ulcers

Bình luận

Bài viết nổi bật