Nhiệt lưỡi uống thuốc gì? [BÁC SĨ TRẢ LỜI CHI TIẾT]

Nhiệt lưỡi là một chứng bệnh khá phổ biến, đặc biệt là trong những ngày thời tiết nóng nực. Bệnh gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới quá trình ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Vậy bị nhiệt lưỡi uống thuốc gì để loại bỏ nhanh chóng và hiệu quả nhất? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm cho mình những thông tin hữu ích nhé.

Các nhóm thuốc tây y điều trị bệnh nhiệt lưỡi

Khi gặp tình trạng nhiệt lưỡi, bạn có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc tây y được giới thiệu dưới đây:

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có tác dụng giảm sưng viêm và giảm đau nhanh chóng, chúng sẽ được sử dụng khi người bệnh bị nhiệt lưỡi kèm theo bội nhiễm.  Biseptol chứa hoạt chất trimethoprim và sulfamethoxazole là loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng khi bị nhiệt lưỡi.

Lưu ý: Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi bị nhiệt lưỡi, chỉ dùng khi nguyên nhân gây ra tình trạng này là do nhiễm trùng. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh điều trị nhiệt lưỡi sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe người dùng.

thuoc-khang-sinh-co-tac-dung-giam-sung-viem-va-giam-dau-nhiet-luoi-nhanh-chong.webp

Thuốc kháng sinh có tác dụng giảm sưng viêm và giảm đau nhiệt lưỡi nhanh chóng

Thuốc kháng nấm

Thuốc kháng nấm sử dụng để bôi tại chỗ, có hiệu quả trong những trường hợp nhiệt lưỡi có nhiễm nấm. Một số loại thuốc kháng nấm được dùng phổ biến là: Fluconazol, itraconazole hay nystatin.

Thuốc uống corticosteroid

Trong trường hợp nhiệt lưỡi nặng và kéo dài nhiều ngày không khỏi. do sức đề kháng yếu và nhiều nguyên nhân khác, bác sĩ sẽ có thể chỉ định dùng thuốc corticosteroid để kiểm soát tình trạng bệnh. Mặc dù thuốc uống nhiệt lưỡi có tác dụng giảm nhiệt lưỡi nhanh nhưng có nhiều tác dụng phụ như: Loét dạ dày, rối loạn hệ miễn dịch,...

Thuốc kháng viêm

Colchicine và Prednisone là hai loại thuốc kháng viêm thường dùng trong điều trị nhiệt lưỡi do nấm, vi khuẩn hay virus có bội nhiễm kèm theo. Thuốc có tác dụng giảm sưng đau và hỗ trợ làm lành nhanh vết viêm loét. Tuy nhiên, đây là thuốc kê đơn, người bệnh cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Viên uống sắt, kẽm và vitamin

Nhiệt lưỡi thường xuyên có thể do cơ thể bị thiếu hụt sắt, kẽm, vitamin hay các khoáng chất khác. Lúc này bạn cần bổ sung các dưỡng chất bị thiếu hụt này dưới dạng viên uống bên cạnh thực phẩm ăn uống hằng ngày.

Với những người bị nhiệt lưỡi, nên uống kẽm, sắt, vitamin B, vitamin C hoặc các viên uống vitamin tổng hợp. Vừa cải thiện tình trạng nhiệt lưỡi và bổ sung dinh dưỡng giúp sức khỏe tốt hơn.

bi-nhiet-luoi-nen-bo-sung-them-vien-uong-sat-kem-va-vitamin.webp

Bị nhiệt lưỡi nên bổ sung thêm viên uống sắt, kẽm và vitamin

Bài thuốc dân gian chữa bệnh nhiệt lưỡi hiệu quả

Nhiệt lưỡi uống thuốc gì nếu không sử dụng thuốc tây? Bạn có thể tham khảo những bài thuốc dân gian dưới đây.

Mật ong

Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm, gây ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm gây nhiệt lưỡi, đồng thời nó cũng giúp làm lành vết thương hiệu quả. Do đó, nhiều người lựa chọn mật ong để cải thiện tình trạng nhiệt lưỡi mà mình đang gặp phải.

Với cách này, bạn chỉ cần ngậm 1 thìa mật ong trong khoảng 2 - 3 phút, rồi sau đó nuốt từ từ, cuối cùng súc miệng lại bằng nước sạch. Mỗi ngày ngậm 2 - 3 lần bạn sẽ cảm thấy tình trạng nhiệt lưỡi giảm đi rất nhiều.

Giấm táo

Giấm táo được xem như một loại kháng sinh tự nhiên đối với nhiệt lưỡi. Trong giấm táo chứa thành phần axit axetic có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại và gia tăng số lượng các lợi khuẩn. Bạn hãy lấy một ít giấm táo pha với nước ấm theo tỉ lệ 1:1, dùng hỗn hợp nước và giấm táo để súc miệng hằng ngày, giúp các vết loét nhanh chóng biến mất.

Bã trà

Trà xanh có chưa hoạt chất epigallocatechin (hay EGCG) có khả năng kháng khuẩn tới 31%, giúp giảm viêm và chữa lành vết thương hiệu quả. Với tình trạng nhiệt lưỡi, bạn hãy dùng túi trà sau khi hãm đắp lên vết loét khoảng 5 - 10 phút. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần, sau vài ngày vết loét sẽ được loại bỏ.

dap-ba-tra-len-vi-tri-nhiet-luoi-de-cai-thien-tinh-trang-nhanh-chong.webp

Đắp bã trà lên vị trí nhiệt lưỡi để cải thiện tình trạng nhanh chóng

Cà chua

Cà chua có vị chua, tính bình, hơi ngọt và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tốt. Khi bị nhiệt lưỡi hãy ép cà chua để lấy nước và ngậm khoảng 5 - 10 phút, sau đó súc lại miệng bằng nước sạch. Thực hiện ngày 4 lần để có hiệu quả chữa lành nhiệt lưỡi tốt nhất.

Rau ngót

Cũng giống như cà chua, rau ngót có tính mát, khả năng giải nhiệt cao nên có tác dụng chữa nhiệt lưỡi hiệu quả. Bạn dùng một nắm lá rau ngót đã rửa sạch, mang đi giã nát và ép lấy nước. Sau đó, thêm một chút mật ong vào nước ép rau ngót, khuấy đều và dùng tăm bông thấm hỗn hợp rồi bôi trực tiếp lên vết loét. Mỗi ngày chấm 2-3 lần, kiên trì vài ngày sẽ thấy tình trạng nhiệt lưỡi cải thiện rõ rệt.

Sản phẩm thành phần thảo dược tự nhiên xua tan bệnh nhiệt lưỡi

Việc sử dụng thuốc tây y thường gây ra nhiều tác dụng phụ, vì vậy các chuyên gia khuyến khích người bệnh sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược tự nhiên để hỗ trợ điều trị nhiệt lưỡi. Mới đây, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm gel làm sạch miệng&kháng khuẩn chứa nano bạc.

Theo đó, sản phẩm có thành phần chính là nano bạc kết hợp cùng nhiều thảo dược tự nhiên khác như: Chiết xuất neem, duối, đinh hương,... với nhiều công dụng tuyệt vời.

  • Nano bạc: Theo tài liệu nghiên cứu năm 2014, thành phần nano bạc có khả năng kháng khuẩn mạnh, tăng tổng hợp collagen và kích thích nguyên bào sợi, giúp đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương.
  • Chiết xuất duối: Có chức năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và làm thanh mát, giải độc cơ thể.
  • Chiết xuất neem: Giúp giảm đau, chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch cho hệ niêm mạc miệng.
  • Kẽm salicylate: Chống lại sự tác động của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho tế bào niêm mạc lưỡi.
  • Chiết xuất đinh hương: Có công dụng giảm đau, chống viêm, loại bỏ các triệu chứng nhiệt lưỡi.

Dòng sản phẩm gel chứa nano bạc giúp săn se vết viêm loét, hỗ trợ điều trị nhiệt lưỡi hiệu quả. Đồng thời, sản phẩm còn cung cấp thêm dinh dưỡng cho niêm mạc miệng, tăng cường sức đề kháng và phòng bệnh tái phát.

nano-bac-co-kha-nang-khang-khuan-manh-day-nhanh-qua-trinh-lam-lanh-vet-nhiet-luoi.webp

Nano bạc có khả năng kháng khuẩn mạnh, đẩy nhanh quá trình làm lành  vết nhiệt lưỡi

Trên đây là thông tin giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi "nhiệt lưỡi uống thuốc gì?". Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để "xóa sổ" căn bệnh khó chịu này. Nếu bạn còn băn khoăn thắc mắc về vấn đề bị nhiệt lưỡi uống thuốc gì, hãy để lại câu hỏi ở phần bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi, đội ngũ chuyên gia sẽ nhanh chóng giúp bạn trả lời một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

>>>XEM THÊM: Chi tiết các cách chữa nhiệt lưỡi đơn giản, hiệu quả TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo:

https://www.goodrx.com/healthcare-access/medication-education/oral-medication-formulations-you-may-not-have-heard-of

https://www.verywellhealth.com/how-to-use-oral-medications-1124088

https://www.medicalnewstoday.com/articles/sore-tongue-treatment#home-remedies

Bình luận

Bài viết nổi bật