Hiểu về nhiệt miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nhiệt miệng là bệnh về răng miệng thường gặp. Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh khiến người mắc cảm thấy khó chịu, đau đớn trong việc ăn uống. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị nhiệt miệng là gì? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau đây!

Bệnh nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng (loét miệng hay lở miệng) là những vết loét nông, nhỏ ở niêm mạc miệng. Các vết loét ban đầu có màu trắng, sau đó chuyển sang vàng.

Nhiệt miệng có 3 dạng điển hình:

  • Nhiệt miệng thể nhỏ: Đây là dạng thường gặp nhất với tỷ lệ mắc lên đến 80%. Các vết loét tương đối nông, gây đau, thường xuất hiện từ 1 đến 5 vết nhiệt. Các vết nhiệt thể nhỏ này thường xuất hiện tại các vị trí như: Môi, miệng, má, niêm mạc miệng. Loại nhiệt miệng này thường nhanh khỏi chỉ sau 1 tuần, hầu hết không để lại sẹo.
  • Nhiệt miệng thể lớn: Dạng nhiệt miệng này thường ít gặp hơn, các vết loét có kích thước lớn từ 1-3cm, sâu hơn và thường tập trung thành từng nhóm tại những vị trí như môi, họng…
  • Nhiệt miệng herpes: Đây là dạng nhiệt miệng

nhiet-mieng-la-nhung-vet-loet-nong-nho-mau-trang-trong-niem-mac-mieng.webp

Nhiệt miệng là những vết loét nông nhỏ, màu trắng trong niêm mạc miệng

Triệu chứng nhiệt miệng

Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng bao gồm:

  • Các vết đốm trắng xuất hiện bên trong niêm mạc miệng.
  • Kích thước các vết đốm từ 1 đến 2mm, hơi mọng nước.
  • Các vết đốm này nhanh chóng bị vỡ và tạo thành vết loét và to dần, có thể lên đến 10mm.
  • Người bị nhiệt miệng có cảm giác đau rát, xót khi ăn đồ nóng, cay, mặn,..

Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng

Trên thực tế, nguyên nhân chính xác khiến bạn bị nhiệt miệng vẫn chưa được khẳng định. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, nguyên nhân sâu xa là do virus. Bởi trong khoang miệng của chúng ta vốn dĩ tồn tại rất nhiều vi sinh vật. Khi gặp các yếu tố thuận lợi, chúng sẽ tấn công vào tổ chức niêm mạc miệng bằng cách tiết ra độc tố làm phá vỡ cấu trúc của răng, lưỡi, lợi và hình thành bệnh nhiệt miệng. Ngoài việc tiết ra các chất độc gây hại cho khoang miệng, virus còn tiết ra hợp chất lưu huỳnh gây mùi hôi khi bị bệnh.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác góp phần vào sự tiến triển của chứng nhiệt miệng bao gồm:

- Tiền sử gia đình: Khoảng 40% trường hợp mắc phải đều có người thân bị loét miệng.

- Chấn thương do không may cắn phải hoặc vì tai nạn nào đó.

- Dị ứng một số loại thức ăn hoặc kem đánh răng chứa thành phần natri laureth sulfate (có vai trò tạo bọt trong sản phẩm).

- Căng thẳng, lo âu thường xuyên, có khi mất ngủ, trầm cảm.

- Thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai,...

- Tác dụng phụ của một số thuốc.

- Rối loạn chức năng miễn dịch trong cơ thể do một số yếu tố bên ngoài hay các bệnh lý như: Viêm nướu, bệnh bạch cầu, tay chân miệng, nấm miệng, nhiễm virus herpes, ung thư miệng, bệnh đường tiêu hóa,...

virus-la-nguyen-nhan-gay-nhiet-mieng.webp

Virus là nguyên nhân gây nhiệt miệng

Điều trị nhiệt miệng như thế nào?

Để điều trị nhiệt miệng, người bệnh có thể sử dụng thuốc, mẹo dân gian hay kết hợp sử dụng các sản phẩm thiên nhiên. Cụ thể:

Sử dụng thuốc trị nhiệt miệng

Các dạng thuốc được sử dụng để chữa nhiệt miệng bao gồm:

Nước súc miệng

Người bị nhiệt miệng hoàn toàn có thể sử dụng các dung dịch súc miệng có tính sát khuẩn. Nước súc miệng thường chứa steroid dexamethasone (để giảm đau và viêm) hoặc carbocain (để giảm đau). Thông thường, nước súc miệng sẽ không uống mà chỉ để tráng lại toàn bộ khoang miệng rồi nhổ ra ngoài

su-dung-nuoc-suc-mieng-de-dieu-tri-nhiet-mieng.webp

Sử dụng nước súc miệng để điều trị nhiệt miệng

Thuốc bôi trị nhiệt miệng

Thuốc bôi nhiệt miệng giúp giảm đau, chữa lành vết nhiệt, loét. Một số hoạt chất thường được dùng trong thuốc bôi nhiệt miệng có thể kể đến đó là: Hydrogen peroxide, fluocinonide, benzocaine,...

Các thuốc trị nhiệt miệng khác

Các thuốc chữa nhiệt miệng dạng uống thường được chỉ định khi vết loét nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với điều trị tại chỗ, bao gồm:

- Thuốc steroid, tuy nhiên, thuốc này thường tiềm ẩn tác dụng phụ nếu sử dụng kéo dài.

- Thuốc dùng để điều trị các tình trạng khác như sucralfate.

Đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và phải làm kháng sinh đồ.

su-dung-thuoc-dieu-tri-nhiet-mieng.webp

Sử dụng thuốc điều trị nhiệt miệng

Mẹo trị nhiệt miệng ngay tại nhà

Nếu mới bị nhiệt miệng hoặc vết nhiệt miệng còn bé, bạn có thể áp dụng các cách trị nhiệt miệng đơn giản ngay tại nhà dưới đây:

  • Nước muối có tính sát khuẩn cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét, thúc đẩy vết thương nhanh lành. Do đó, súc miệng bằng nước muối pha loãng là một cách trị nhiệt miệng mà bạn nên thử.
  • Nghiên cứu cho thấy, dầu dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng và dịu nhanh các cơn đau do nhiệt miệng gây ra. Vì vậy, bạn có thể thực hiện súc miệng bằng nước dừa trong những ngày bị nhiệt miệng. 
  • Súc miệng bằng baking soda thay vì nước lọc thông thường. Loại nước này giúp cân bằng pH và giảm viêm nhiễm, làm vết nhiệt miệng nhanh lành.
  • Trị nhiệt miệng bằng mật ong: Nghiên cứu cho thấy, mật ong giúp kháng khuẩn, chống viêm tốt, giúp vết nhiệt miệng bớt đau rát, nóng đỏ. Bạn chỉ cần thoa đều một lớp mỏng mật ong lên vết nhiệt miệng 4 lần/ ngày.

Cải thiện nhiệt miệng từ sản phẩm thiên nhiên

Bên cạnh các biện pháp kể trê, để hỗ trợ cải thiện nhiệt miệng, bạn nên kết hợp với gel làm sạch miệng&kháng khuẩn có thành phần từ thiên nhiên. Gel bôi có thành phần chính là nano bạc - một chất sát khuẩn tự nhiên, an toàn cũng nhiều thành phần thảo dược khác như: Chiết xuất duối, đinh hương, neem, chitosan, kẽm salicylate,...

Sản phẩm giúp làm dịu mát miệng khi bị nhiệt miệng, kháng khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn gây nhiệt miệng. Với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, sản phẩm chứa nano bạc không gây kích ứng khi sử dụng, cho hiệu quả bền vững và an toàn.

nano-bac-giup-khang-khuan-ho-tro-dieu-tri-nhiet-mieng.webp

Nano bạc giúp kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng

Chế độ dinh dưỡng cho người nhiệt miệng

Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị nhiệt miệng, cụ  thể:

Người nhiệt miệng cần lưu ý gì khi ăn uống?

Khi bị nhiệt miệng, việc đau rát là điều không thể tránh khỏi. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên ưu tiên sử dụng thức ăn mềm, lỏng như: Cháo, súp, sinh tố, ngũ cốc mấy chín, sữa chua, khoai tây nghiền,... Tất cả đồ ăn nên ăn lúc nguội bớt, hơi ấm, vì dùng nóng sẽ khiến tình trạng đau rát tồi tệ hơn.
  • Có thể sử dụng ống hút để uống nước hay đồ uống, hạn chế việc tiếp xúc thức ăn với nơi bị nhiệt.
  • Nên dùng máy sinh tố để có thể nghiền nát thức ăn nếu điều đó khiến bạn dễ dàng trong việc ăn uống hơn.
  • Một mẹo nhỏ dành cho người bị nhiệt miệng đó là trộn thức ăn cùng với dầu oliu sẽ giúp món ăn trở nên trơn và dễ nuốt hơn.
  • Nên ăn từng miếng nhỏ, nhai kỹ, tránh ăn nhanh.
  • Nên súc miệng bằng nước ấm sau khi dùng bữa.

Bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Những thực phẩm mà người bị nhiệt miệng nên ăn đó là:

  • Ăn sữa chua giúp tạo cảm giác mát lạnh, giảm sự đau đớn, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, sữa chua giúp người nhiệt miệng tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.
  • Ưu tiên sử dụng đậu và các chế phẩm từ đậu bởi loại thực phẩm này có tính mát, giúp giải độc, thanh nhiệt cho cơ thể. 
  • Thay vì ăn các loại thịt dai như thịt bò, gà, lợn,... thì cá là một lựa chọn lý tưởng cho người nhiệt miệng. Thịt cá mềm, ẩm mà vẫn cũng cấp được hàm lượng chất đạm nhất định.
  • Uống trà: Trà giúp thanh nhiệt giải độc rất phù hợp với người bị nóng trong gây nhiệt miệng.
  • Uống các loại nước mát như: Nước rau má, nước diếp cá, nước ngô,...\

nuoc-ngo-giup-lam-diu-vet-nhiet-mieng.webp

Nước ngô giúp làm dịu vết nhiệt miệng

Bị nhiệt miệng không nên ăn gì?

Khi bị nhiệt miệng, những loại đồ ăn sau bạn nên hạn chế sử dụng:

  • Đồ uống và thực phẩm có chứa các chất kích thích như: Cà phê, coca,...
  • Đồ uống chứa cồn như: Rượu,bia, đồ uống hôn hợp,...
  • Thực phẩm chứa acid như: Cà chua, cam, quýt, chanh, bưởi,...
  • Đồ ăn cay nóng, mặn.
  • Thức ăn dai, cứng.
  • Hạn chế ăn đồ chiên rán nhiều lần.

Làm gì để phòng tránh nhiệt miệng?

Nhiệt miệng khiến người mắc cảm thấy khó chịu, đau đớn, nhưng bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn bệnh này bằng các cách đơn giản sau:

  • Hạn chế ăn đồ quá cay hay quá nóng để tránh tổn thương niêm mạc miệng.
  • Vệ sinh răng miệng thật kỹ để làm sạch, tránh vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm khoang miệng.
  • Tích cực ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là rau củ, hoa quả, trái cây, các loại nước mát.
  • Tránh ăn nhanh hoặc nói chuyện khi nhai vì điều đó dễ khiến bạn cắn, nhai vào chính lợi của mình, gây tổn thương.
  • Giữ tinh thần thoải mái, vui tươi, tránh căng thẳng.

Nhiệt miệng không phải là một bệnh khó chữa, nhưng những gì bệnh mang lại cho người mắc là cảm giác khó chịu, gây bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Hy vọng, qua bài viết trên, bạn có thể hiểu rõ căn bệnh nhiệt miệng này để dễ dàng phòng ngừa cũng như xử lý nếu không may mắc phải.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy đăng ký tư vấn hoặc bình luận ở phía dưới để được giải đáp và hỗ trợ chi tiết hơn.

Thanh Hoa

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/burning-mouth-syndrome#symptoms

https://www.healthline.com/health/burning-mouth-syndrome#symptoms

https://www.dentalhealth.org/burning-mouth-syndrome

Bình luận

Bài viết nổi bật