Cách trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ ngay tại nhà bằng sản phẩm thiên nhiên. XEM NGAY!

Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ là tình trạng rất dễ bắt gặp, tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến các con cảm thấy khó chịu, đau đớn, quấy khóc triền miên. Dưới đây là những biện pháp nhằm cải thiện tình trạng này cho trẻ một cách nhanh chóng, hữu hiệu và xu hướng mới từ sản phẩm thiên nhiên. Hãy tham khảo ngay nhé!

Thế nào là bệnh nhiệt miệng ở trẻ nhỏ?

Nhiệt miệng là tình trạng viêm loét, trầy xước ở niêm mạc miệng hay nướu răng, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Điều này khiến người mắc, đặc biệt là các bé cảm thấy đau đớn, khó ăn uống, nói chuyện và hay quấy khóc.

Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ khởi phát do rất nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như:

- Bé không may cắn phải, dẫn đến tổn thương niêm mạc miệng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm,... xâm nhập, tấn công và gây viêm loét; Hoặc do vệ sinh răng miệng không kỹ hay chải răng quá mạnh làm xây xước khoang miệng. 

- Thiếu dinh dưỡng: Đặc biệt là các vitamin B, C,... cùng khoáng chất như sắt, kẽm, acid folic, khi nồng độ thiếu hụt trong cơ thể sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị nhiệt miệng cao hơn và dễ tái phát.

Thiếu vitamin C khiến trẻ có nguy cơ cao bị nhiệt miệng

Thiếu vitamin C khiến trẻ có nguy cơ cao bị nhiệt miệng

- Bé bị bệnh, cần phải dùng một số loại thuốc (kháng histamin, giảm đau,...)  nhưng có tác dụng phụ làm khô miệng cũng là nguyên nhân gây khởi phát các vết loét trên nướu, lợi.

- Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng cần chú ý, nếu thấy ngoài các vết loét miệng, da bé còn xuất hiện những nốt mụn nước ở tay, chân,... hoặc bị mẩn đỏ thì rất có thể con đã mắc phải bệnh tay - chân - miệng, thuỷ đậu hoặc sởi.

>>> Xem thêm: Mách bạn cách trị nhiệt miệng bằng muối

Cách trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ ngay tại nhà

Nếu không có biện pháp khắc phục đúng cách, những tổn thương mà tình trạng này gây ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ăn uống cũng như khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Vì thế, các bậc cha mẹ hãy tham khảo cách trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ ngay tại nhà sau đây để giúp con sớm cải thiện. 

Súc miệng bằng nước củ cải

Củ cải rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C và nhiều thành phần khác có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, rất hữu ích với tình trạng nhiệt miệng ở trẻ nhỏ.

Các bạn hãy thực hiện theo cách sau: Chuẩn bị sẵn 1 củ cải đã cạo sạch vỏ, xắt nhỏ, đem giã hoặc cho vào cối xay nhuyễn, vắt lấy nước. Sau đó, hòa vào một cốc nước lọc, kiên trì cho bé súc miệng mỗi ngày 3 lần. Chỉ cần dùng trong 2 ngày là sẽ dịu hẳn các triệu chứng nhiệt miệng.

Chữa nhiệt miệng bằng củ cải

Chữa nhiệt miệng bằng củ cải

Rau má, râu ngô

Đây đều là những thảo dược có tính hàn, giúp thanh nhiệt giải độc, mát gan, rất tốt khi bé bị nhiệt miệng. Bạn có thể xay nhỏ rau má, lọc lấy nước, thêm đường phèn để trẻ dễ uống. 

Ngoài ra, râu ngô cũng có hiệu quả tương tự, giúp giảm sưng đau, nhanh lành vết loét nên mẹ hãy đun nước râu ngô cho bé sử dụng trong ngày. Chỉ cần kiên trì thực hiện khoảng 1 tuần là tình trạng của bé sẽ được cải thiện đáng kể.

Lá rau ngót

Không chỉ là món ăn được nhiều bé yêu thích, rau ngót còn là một vị thuốc giúp trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ hiệu quả. Loại rau này có hàm lượng vitamin C và chất kháng khuẩn cao, giúp giảm đau, xót, làm săn se niêm mạc miệng cho bé.

Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn hãy chuẩn bị vài nắm lá rau ngót, rửa sạch bẩn, ngâm với nước muối loãng. Sau đó giã nhỏ, lọc bỏ bã, lấy nước cốt trộn với mật ong và thoa vào vết nhiệt miệng của bé. Cách này có thể thực hiện vào lúc bé ngủ thì mẹ sẽ dễ tiến hành hơn. Nên làm mỗi ngày 2 - 3 lần thì chỉ sau vài ngày sẽ không còn dấu hiệu viêm loét nữa.

Chữa nhiệt miệng ở trẻ nhỏ bằng rau ngót

Chữa nhiệt miệng ở trẻ nhỏ bằng rau ngót

>>> Xem thêm: Bị nhiệt miệng kéo dài phải làm sao?

Bình luận

Bài viết nổi bật