Viêm lợi có mủ là một bệnh nhiễm khuẩn răng miệng khá phổ biến hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và nếu không được điều trị kịp thời thì rất có thể sẽ gây nên những tổn thương nướu lợi nghiêm trọng. Vậy làm sao để khắc phục nhanh chóng tình trạng này? Mời bạn tham khảo ngay bài viết sau để có thông tin cụ thể nhé!
Viêm lợi có mủ là gì?
Viêm lợi có mủ là hiện tượng nhiễm trùng ở các mô mềm quanh răng, do sự xâm nhập của các yếu tố gây hại từ bên ngoài hay những vi khuẩn tồn tại trong miệng gây nên. Tình trạng này khiến nướu sưng phồng, tấy đỏ và có túi mủ xuất hiện quanh chân răng, gây hôi miệng, có thể chảy máu, đau nhức âm ỉ và đôi khi buốt lên đến tận đỉnh đầu. Điều này khiến bạn gặp rất nhiều khó khăn trong ăn uống, vệ sinh hàng ngày và cả việc giao tiếp với những người xung quanh. Nếu không phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời thì viêm lợi có mủ rất dễ tiến triển thành các bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm nha chu, áp xe răng.
Tình trạng viêm lợi có mủ
Triệu chứng viêm lợi có mủ
Người bệnh khi bị viêm lợi có mủ sẽ có những biểu hiện triệu chứng điển hình như:
Nướu bị sưng tấy
Người bị viêm lợi thường có biểu hiện sưng nướu, tấy đỏ, có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường, khi ấn vào lợi thấy mềm, đau, dễ chảy máu. Ngoài ra, phần da mặt ở khu vực bị viêm cũng có biểu hiện sưng đỏ, sờ vào có cảm giác nóng sốt.
Ăn uống gặp nhiều khó khăn
Người bệnh bị sưng nướu, sưng tấy nên việc ăn uống gặp nhiều khó khăn là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt khi sử dụng các thực phẩm thô cứng, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, khó nuốt khi ăn. Bên cạnh đó phần nướu cũng trở nên nhạy cảm hơn, răng sẽ trở nên ê buốt khó chịu khi ăn đồ quá lạnh hay quá nóng.
Hôi miệng và miệng có vị đắng
Vì viêm lợi có mủ nên hơi thở của người bệnh thường có mùi hôi, làm mất tự tin khi giao tiếp. Ngoài ra, trong khoang miệng còn có vị đắng, dẫn đến tình trạng chán ăn, bỏ ăn, ăn không ngon.
Sưng mặt, má, có hạch ở cổ
Khi viêm lợi có mủ tiến triển nặng, tổ chức mủ lan sâu vào hàm sẽ khiến người bệnh bị sưng mặt, má và xuất hiện hạch bạch huyết ở cổ. Khi đó, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Nguyên nhân nào gây nên viêm lợi có mủ?
Theo nhiều nghiên cứu, viêm lợi có mủ do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gây khởi phát tình trạng này, bao gồm:
Vệ sinh sai cách
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hầu hết các viêm nhiễm trong khoang miệng. Những hạt thức ăn thừa tồn đọng trong các khe kẽ hay bám dính trên đường viền nướu, lâu ngày sẽ tích tụ dần thành mảng bám - chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây tổn thương, trước tiên là các mô nướu.
Bệnh răng miệng
Hầu hết các bệnh lý trong khoang miệng sẽ gây ảnh hưởng đến răng và những tổ chức quanh chúng. Chẳng hạn, trong trường hợp tủy răng bị viêm nhiễm có thể dẫn đến tổn thương lan sang các mô nướu, dây chằng, dây thần kinh quanh răng và gây nên bệnh viêm lợi có mủ.
Suy giảm miễn dịch
Cơ thể không đủ khả năng chống chọi lại các tác nhân gây hại từ môi trường khi hệ thống miễn dịch suy giảm chức năng, dẫn đến việc dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là ở khoang miệng với tình trạng viêm lợi, viêm quanh răng, có khi dẫn đến áp xe ổ răng.
Chế độ dinh dưỡng
Các thực phẩm nhiều đường, tinh bột khi ăn rất dễ bám dính trong miệng. Nếu không được làm sạch kỹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn “hoành hành” và dẫn đến nhiễm khuẩn ở các tổ chức quanh răng, gây nên viêm lợi. Ngoài ra, những gia vị cay, nóng cũng là tác nhân khiến niêm mạc miệng dễ tổn thương hơn, làm tình trạng sưng lợi càng trở nên trầm trọng.
Đồ ăn cay nóng có thể gây nên tình trạng viêm lợi có mủ
Bên cạnh đó, một chế độ ăn thiếu dưỡng chất cho nướu lợi cũng có thể gây ra tình trạng viêm. Điển hình là việc thiếu vitamin C, vitamin K khiến sức đề kháng giảm, vi khuẩn dễ xâm nhập và gây hại, đồng thời làm nặng thêm tình trạng sưng đau, chảy máu.
Một số nguyên nhân khác như tác dụng phụ của một số loại thuốc gây nên tình trạng giảm tiết nước bọt, khiến việc rửa trôi các mảng bám và tế bào chết trong khoang miệng trở nên khó khăn; hoặc sự thay đổi hormone trong dậy thì, khi mang thai cũng làm nướu lợi dễ mẫn cảm với những tác động của vi khuẩn gây bệnh.
Biện pháp khắc phục tình trạng viêm lợi có mủ
Tùy vào tình trạng cụ thể mà bạn sẽ áp dụng những cách hỗ trợ điều trị phù hợp. Nhưng dù là phương pháp nào thì điều quan trọng vẫn là cải thiện nhanh chóng triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa các tổn thương nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số lời khuyên cụ thể.
Nếu chỉ đau buốt nhẹ, sưng viêm ít thì bạn có thể áp dụng ngay các phương pháp tại nhà:
- Súc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch nha khoa để sát khuẩn và giảm sưng.
- Chải răng bằng bàn chải lông mềm, thực hiện đúng cách và nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nghiêm trọng hơn.
Chải răng đúng cách giúp cải thiện viêm lợi có mủ
- Lựa chọn và chế biến các loại đồ ăn mềm, không quá nóng hoặc quá lạnh.
- Hạn chế thực phẩm có gia vị chua, cay, mặn được chiên, nướng vì dễ làm tình trạng sưng viêm trầm trọng hơn.
- Bổ sung rau xanh, trái cây giàu vitamin A, C như: Cải bina, súp lơ, khoai lang, đu đủ,…
Khi những triệu chứng nghiêm trọng hơn, bạn cần sử dụng một số loại thuốc để ngăn chặn các biến chứng răng miệng, cụ thể như: Kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm đau,...
Bên cạnh đó, các thủ thuật nhằm loại bỏ ổ viêm cũng được áp dụng. Trong trường hợp tổn thương lan rộng, chuyên gia có thể làm sạch mô lợi bị tổn thương và ghép thêm vạt nướu để gia cố thêm, tránh hiện tượng răng lung lay.
Đặc biệt, để cải thiện tình trạng viêm lợi có mủ an toàn, hiệu quả, sử dụng sản phẩm gel làm sạch miệng&kháng khuẩn chứa nano bạc và các thành phần thảo dược khác như: Duối, đinh hương, neem,... là lựa chọn được chuyên gia khuyên dùng.
Với thành phần chính nano bạc, sản phẩm giúp tổn thương do viêm lợi nhanh lành, sát khuẩn tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh hiệu quả. Các phân tử nano bạc có tác dụng tấn công các tế bào vi sinh vật, giúp vô hiệu hóa các chức năng của tế bào. Từ đó cản trở quá trình tổng hợp, phiên mã, dịch mã của vi khuẩn, virus. Đồng thời nano bạc giúp thúc đẩy vết thương nhanh lành bằng cách kích thích nguyên bào sợi, tăng tổng hợp collagen.
Cùng với đó, để hạn chế tình trạng này tái phát, bạn cần chú ý thực hiện vệ sinh răng miệng đều đặn và điều chỉnh thói quen sinh hoạt cho phù hợp:
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Chải răng theo vòng tròn để làm sạch đều các khe kẽ mà không gây tổn thương nướu.
- Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa sau khi ăn, kết hợp súc miệng nhằm làm sạch răng miệng tối ưu.
- Ngừng hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia, cà phê. Giảm tiêu thụ đồ ăn, nước uống nhiều đường.
- Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Có thể thay thế bằng các loại nước ép, canh, súp,...
Uống đủ nước giúp cải thiện viêm lợi có mủ
Bài viết trên đã cung cấp cho các mẹ những thông tin cần thiết về bệnh viêm lợi có mủ. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề liên quan tới bệnh viêm lợi, nhiệt miệng hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ trả lời giúp bạn sớm nhất.
Nguồn tham khảo
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21754-mouth-sore
https://www.webmd.com/oral-health/ss/slideshow-mouth-problems