Chảy máu chân răng ở trẻ em phải làm sao? Cách khắc phục hiệu quả nhờ sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên! CLICK XEM NGAY

Chảy máu chân răng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến nhưng khiến nhiều phụ huynh lo lắng, bởi nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của con. Vậy biểu hiện này có nguy hiểm không, đâu là phương pháp khắc phục an toàn và hiệu quả? Mời bạn tham khảo ngay bài viết sau đây để có câu trả lời cụ thể! 

Chảy máu chân răng ở trẻ em là dấu hiệu của bệnh gì?

Chảy máu chân răng là tình trạng tổn thương răng miệng khá phổ biến, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Đặc biệt, với đối tượng là các bé, vệ sinh răng miệng chưa tốt, trong khi trẻ lại có sở thích ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn nhanh,... nên rất dễ dẫn đến tình trạng này.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý, bởi tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ em có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý, chẳng hạn như:

Viêm nướu răng

Khi nướu bị viêm, các vi khuẩn gây viêm và sản sinh ra độc tố khiến nướu trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu. Điều này làm trẻ có thể bị đau và chảy máu chân răng khi đánh răng. Viêm nướu nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm nha chu, tụt nướu, khiến răng lung lay. Với trẻ nhỏ chưa mọc đầy đủ răng, chảy máu chân răng là nguy cơ lớn ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này.

Thiếu vitamin C

Sự thiếu hụt vitamin C cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu chân răng. Thiếu đi chất này, cơ thể sẽ không thể tổng hợp được collagen thông qua quá trình chuyển hóa lysin và prolin.

Điều này dẫn đến hiện tượng vết thương lâu lành, xuất huyết ở một số vị trí trên cơ thể như nướu, chân răng. Chảy máu chân răng ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt hàng ngày, khiến trẻ trở nên biếng ăn do nướu đau nhức và có thể gây gián đoạn giấc ngủ.

Bệnh lý về máu

Đây là nguyên nhân khá nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Rối loạn chức năng đông máu, giảm tiểu cầu,... nguy hiểm hơn là ung thư máu có thể gây xuất huyết ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, trong đó có mô nướu.

>> Xem thêm: Người bị chảy máu chân răng nên ăn gì?

Ảnh hưởng của tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ em

Tưởng chừng chỉ là biểu hiện đơn giản nhưng chảy máu chân răng ở trẻ em cũng gây nên những tác động không nhỏ đến cuộc sống của con.

- Khi bị bệnh răng miệng, trẻ cảm thấy rất khó chịu, có vị tanh trong miệng. Hơn nữa, cơn đau nhức làm trẻ không ăn uống được bình thường, dẫn đến quấy khóc, gầy yếu, sút cân, đồng thời làm gián đoạn giấc ngủ của con.

- Nếu chảy máu chân răng kèm các viêm nhiễm khác không được kiểm soát có thể dẫn đến tổn thương nặng nề trên nướu, lợi như: Viêm nha chu, tụt nướu, tổn thương tủy,... khiến lợi không bám chắc vào răng, làm tăng nguy cơ lung lay, mất răng.

- Một số trường hợp bị tác động xấu đến cấu trúc hàm, làm sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này của trẻ, gây mất thẩm mỹ và tổn thương chức năng ăn, nhai.

Chảy máu chân răng ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ

Chảy máu chân răng ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ

>> Xem thêm: Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Cải thiện chảy máu chân răng ở trẻ như thế nào?

Chảy máu chân răng khá nguy hiểm, nếu tình trạng này không được khắc phục có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu nhiều phương pháp khác nhau để chữa trị nếu bé gặp phải tình trạng này.

Sử dụng thuốc

Chảy máu chân răng hay đi kèm những viêm nhiễm khác trong khoang miệng, gây sưng nướu, hơi thở có mùi,... Bởi vậy, trẻ có thể được kê thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau để kiểm soát nhanh chóng các biểu hiện, tránh những tổn thương tiến triển nặng hơn. Tuy nhiên, do các thuốc đều tiềm ẩn những tác dụng nhất định: Gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, tăng nguy cơ nhiễm nấm, tổn thương chức năng gan,... nên phụ huynh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của chuyên gia.

Thuốc điều trị chảy máu chân răng ở trẻ

Thuốc điều trị chảy máu chân răng ở trẻ

Chăm sóc tại nhà

Cha mẹ nên khuyến khích con thực hiện các biện pháp sau đây để giúp khắc phục chảy máu chân răng nhanh chóng hơn:

- Thay vì đánh răng, mẹ có thể dùng gạc rơ miệng và NaCl 0,9% để vệ sinh răng miệng cho bé nhiều lần trong ngày, nhất là sau khi ăn. Chú ý thao tác nhẹ nhàng để tránh đụng vào nướu răng tổn thương của con. Ngoài ra, bạn nên cho trẻ súc miệng bằng các dung dịch chuyên dụng, vừa giúp giữ sạch khoang miệng, đồng thời làm săn chắc nướu răng. Các chuyên gia cũng khuyên rằng, hãy lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, giúp đảm bảo an toàn khi trẻ sử dụng.

- Tăng cường dinh dưỡng: Thiếu hụt vitamin C là một phần nguyên nhân làm sức đề kháng của răng kém, tủy và nướu răng dễ bị tổn thương. Bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C cho trẻ cũng là cách khắc phục chảy máu chân răng hiệu quả.

Bổ sung vitamin C giúp cải thiện chảy máu chân răng ở trẻ

Bổ sung vitamin C giúp cải thiện chảy máu chân răng ở trẻ

Việc bổ sung đầy đủ loại vitamin này sẽ giúp cho các mô nướu bị tổn thương mau lành hơn. Mẹ nên thêm các loại trái cây ngon miệng như: Cam, dâu tây, xoài, kiwi, dưa gang, mâm xôi,… vào khẩu phần ăn của bé hàng ngày để bổ sung dưỡng chất, giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

- Bên cạnh đó, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo như: Sử dụng dầu đinh hương, bạc hà, mật ong, trà túi lọc, muối, chanh và tỏi,… là những nguyên liệu có tác dụng chữa chảy máu chân răng khá hiệu quả, an toàn, không gây kích ứng niêm mạc miệng của con.

>>> Xem thêm: Thuốc chữa chảy máu chân răng hiện nay

Bình luận

Bài viết nổi bật