Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Hầu hết mọi người thường chủ quan với tình trạng chảy máu chân răng khi cắn phải vật cứng, đánh răng hay va chạm mạnh. Thực tế thì chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Vậy chảy máu chân răng có nguy hiểm không và cần làm gì để đối phó với tình trạng này? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Chảy máu chân răng là bệnh gì?

Chảy máu chân răng là dấu hiệu của bệnh lý răng miệng. Thông thường thì hầu hết các bệnh lý răng miệng khi bắt đầu phát triển sẽ không biểu lộ bất kỳ một dấu hiệu gì và thời gian tiến triển cũng rất âm thầm.

Chảy máu chân răng là tình trạng tổn thương các mô mềm xung quanh răng như lợi, dây chằng, xương ổ răng khiến các mạch máu bị vỡ gây xuất huyết. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào.

Vì sao lại bị chảy máu chân răng?

Đây là bệnh lý răng miệng thường gặp và xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng thường gặp là do các mảng bám tích tụ lâu ngày theo viền lợi tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển, tấn công và gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Ngoài ra, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng dưới đây bạn cũng cần lưu ý:

- Thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, dùng chỉ nha khoa không đúng cách, đánh răng quá nhanh hoặc sử dụng bàn chải cứng khiến vùng lợi bị tổn thương dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng.

- Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, thường xuyên sử dụng đồ cay nóng khiến cấu trúc răng bị phá hủy, cơ thể bị thiếu hụt vitamin và canxi cũng sẽ gây chảy máu chân răng.

Thường xuyên sử dụng đồ cay nóng là nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Thường xuyên sử dụng đồ cay nóng là nguyên nhân gây chảy máu chân răng

- Căng thẳng stress kéo dài sẽ khiến cơ thể sản sinh ra các chất độc gây hại đến cơ thể, lúc này hệ miễn dịch sẽ bị tổn thương làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng.

- Nội tiết tố bị thay đổi cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng thường gặp ở phụ nữ. Đặc biệt là ở phụ nữ có thai, đang trong thời kỳ mãn kinh và dùng thuốc tránh thai,…

- Hút thuốc lá quá nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng. Trong khói thuốc lá có chứa các hoạt chất có hại làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh về nướu lợi dẫn đến chảy máu chân răng.

- Sử dụng thuốc làm loãng máu, giảm khả năng đông máu sẽ khiến bạn dễ bị chảy máu hơn, đặc biệt là chảy máu chân răng. Ngoài ra việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh khác gây khô miệng sẽ gia tăng nguy cơ mắc viêm lợi dẫn đến chảy máu chân răng.

- Một số bệnh lý khác: Các bệnh về tiểu đường, suy dinh dưỡng cũng gây nên tình trạng chảy máu răng. Tuy nhiên, đây là những nguyên nhân chúng ta không thể tự phát hiện.

Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng này không được cải thiện kịp thời và đúng cách sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng khác. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp bạn cần phải lưu ý:

Viêm lợi, viêm nha chu

Chảy máu chân răng là triệu chứng phổ biến ở những người mắc phải bệnh viêm lợi. Bệnh thường xảy ra ở những người có thói quen vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển và tấn công vào vùng lợi gây viêm. Lúc này vùng lợi bị tổn thương sẽ có màu đỏ đậm, mềm, mùi hôi khó chịu và rất dễ bị chảy máu. Nếu tình trạng này không được điều trị sẽ chuyển biến nặng gây viêm nha chu, lâu dần sẽ gây tụt lợi và gia tăng nguy cơ rụng răng.

Chảy máu chân răng là dấu hiệu của bệnh viêm lợi, viêm nha chu

Chảy máu chân răng là dấu hiệu của bệnh viêm lợi, viêm nha chu

Áp xe chân răng

Đây là tình trạng chân răng bị nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công vào phần trong của răng và hình thành nên các ổ mủ. Bệnh thường xảy ra ở những người mắc bệnh viêm hốc răng nhưng không tiến hành điều trị kịp thời và đúng cách. Lúc này, bạn sẽ có triệu chứng xuất hiện cơn đau nhói khó chịu, chân răng chảy nhiều máu, sốt cao và sưng tấy ở vùng mặt.

Bệnh tiểu đường

Khi bị tiểu đường, cơ thể người bệnh sẽ có triệu chứng rối loạn quá trình chuyển hóa đường và insulin trong máu. Đồng thời, hệ miễn dịch của người bệnh cũng bị suy yếu, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng. Nghiên cứu ở Anh đã chỉ ra, những người bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu nhiều hơn gấp 2 – 3 lần so với người bình thường, chỉ có khoảng 3% người bệnh không mắc bệnh viêm nha chu.

 Mắc các bệnh lý về gan và mật

Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về gan, mật. Đây là hai cơ quan có vai trò tổng hợp các chất làm đông máu từ vitamin K. Khi bị bệnh sẽ khiến khả năng hoạt động của hai cơ quan này suy yếu, ảnh hưởng đến quá trình đông máu trong cơ thể và gây chảy máu chân răng thường xuyên.

Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu mắc các bệnh lý về gan, mật

Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu mắc các bệnh lý về gan, mật

Ung thư máu, ung thư vú       

Chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư máu rất nguy hiểm. Đây là tình trạng các tế bào ung thư phát triển bên trong máu gây xuất huyết, khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Khi mắc bệnh, trên da sẽ xuất hiện các vết bầm tím, đồng thời gây chảy máu chân răng mà không rõ nguyên nhân.

Làm thế nào để cải thiện chảy máu chân răng?

Bạn nên đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cần súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý, bổ sung vitamin C để làm cho nướu khỏe mạnh hơn. Để vệ sinh răng miệng, bạn nên đánh răng sau bữa ăn bằng một chiếc bàn chải mềm.

Theo lời khuyên của bác sĩ, người mắc bệnh chảy máu chân răng nên ăn các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như: Bưởi, ổi, dâu tây, cà chua,... Đây đều là những trái cây được chứng minh rất tốt cho người bị chảy máu chân răng.

Hút thuốc lá lâu năm cũng dẫn đến lợi có nhiều chất xơ và nang, không được nuôi dưỡng đúng mức. Vì vậy, nếu bị chảy máu chân răng, bạn nên ngừng hút thuốc lá ngay lập tức.

Tình trạng lo lắng, căng thẳng liên tục làm giảm khả năng phòng ngừa bệnh răng lợi. Stress gây viêm ở các mạch máu, làm vỡ mô mềm trong miệng, ức chế khả năng hồi phục của nó. Do vậy, bạn cần giảm căng thẳng, stress nếu không muốn mắc các bệnh về răng miệng nói chung và bệnh chảy máu chân răng nói riêng.

Ngô Ánh

Bình luận

Bài viết nổi bật