Loét miệng họng tái phát liên tục, hãy đọc bài viết này để có cách chữa hiệu quả

Loét miệng họng là tình trạng xuất hiện các vết loét bên trong cổ họng. Bệnh gây triệu chứng đau rát trong cổ họng, khiến người bệnh khó ăn, khó uống, khó nói chuyện. Viêm loét miệng họng thường xuyên tái phát sẽ dẫn đến ảnh hưởng lớn cho sức khỏe.

Loét miệng họng là tình trạng xuất hiện các vết loét bên trong cổ họng. Bệnh gây triệu chứng đau rát trong cổ họng, khiến người bệnh khó ăn, khó uống, khó nói chuyện. Viêm loét miệng họng thường xuyên tái phát sẽ dẫn đến ảnh hưởng lớn cho sức khỏe.

Nguyên nhân gây loét miệng họng

Loét miệng họng là tình trạng xuất hiện các vết lở loét ở trong cổ họng. Các vết loét có thể hình thành ở thực quản và cả trên dây thanh quản.

Vết loét ở miệng, cổ họng, thực quản và dây thanh âm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

  • Do nhiễm nấm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng viêm loét miệng họng. Các chủng nấm gây loét miệng họng thường gặp gồm: C. albicans, C. glabrata, C. krusei, C. tropicalis, C. parapsilosis, S. stellatoidea, C. intermedia, S. brumpti, C. sake.
  • Nhiễm khuẩn: Có nhiều loại vi khuẩn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng loét miệng họng, điển hình nhất là helicobacter pylori. Nguyên nhân này thường gặp ở người thiếu dinh dưỡng, suy giảm khả năng miễn dịch, người mới ốm dậy…
  • Nhiễm virus: loét miệng họng cũng có thể gây ra bởi một số loại virus như: herpes simplex, herpes zoster, coxsackie virus...

Ngoài ra, tổn thương miệng họng cũng có thể do: Sử dụng thức ăn nhạy cảm, thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm hoặc sắt…

Các vết loét miệng họng gây đau rát, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày

Các vết loét miệng họng gây đau rát, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày

Biểu hiện của loét miệng họng

loét miệng họng không nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên các triệu chứng của viêm loét miệng họng rất khó chịu. Nếu không điều trị sớm, triệu chứng sẽ ngày càng nặng, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và cuộc sống.

Những triệu chứng loét miệng họng người bệnh có thể gặp phải bao gồm:

  • Đau rát vùng cổ họng. Đau tăng khi nói hoặc ăn uống, đặc biệt các thực phẩm gây kích ứng như đồ ăn cứng, đồ chua, mặn…
  • Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể bị sốt.
  • loét miệng họng kéo dài ở mức độ nặng có thể gây nổi hạch ở góc hàm.

Khi soi họng sẽ thấy có các vết loét từ 1 - 2mm trong cổ họng. Vết loét sẽ lan rộng, to dần nếu người bệnh không có phương pháp điều trị hợp lý.

Đau rát họng là triệu chứng điển hình của loét miệng họng

Đau rát họng là triệu chứng điển hình của loét miệng họng

Các phương pháp điều trị tình trạng loét miệng họng

loét miệng họng ở mức độ nhẹ, không gây ảnh hưởng tới ăn uống, cuộc sống thì bạn chưa cần dùng thuốc mà có thể sử dụng các sản phẩm xịt họng chứa thành phần thảo dược để giúp loại bỏ vi khuẩn, virus, nấm làm vết loét nhanh lành. Tuy nhiên, nếu tình trạng loét ở mức độ nặng, gây ảnh hưởng tới cuộc sống thì bạn cần sử dụng thuốc tây để bệnh nhanh lành hơn.

Chữa loét miệng họng bằng thuốc tây

Tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân khác nhau mà bạn cần sử dụng thuốc phù hợp để điều trị nhiệt miệng theo đúng nguyên nhân. Các thuốc thường được sử dụng là:

  • Thuốc kháng sinh, giảm đau trong trường hợp loét miệng họng được xác định là do nhiễm vi khuẩn. Các thuốc được sử dụng là: thuốc kháng sinh như Penicillin, Cephalexin, Clarithromycin; Thuốc kháng viêm như Ibuprofen, Alpha chymotrypsin…
  • Thuốc kháng nấm nếu tình trạng loét miệng họng gây ra do nhiễm nấm. Các thuốc thường được sử dụng là: Dung dịch uống Nystatin, hỗn dịch uống Flucytosine, thuốc kháng nấm amphotericin B, posaconazole hoặc isavuconazole.
  • Thuốc kháng virus trong trường hợp loét miệng do virus. Các thuốc thường được sử dụng là: Acyclovir, valacyclovir hoặc penciclovir.

Thuốc tây giúp giảm viêm loét miệng họng

Thuốc tây giúp giảm viêm loét miệng họng

Biện pháp chữa loét miệng họng ngay tại nhà

Song song với việc sử dụng thuốc, thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp tình trạng viêm loét miệng họng cải thiện nhanh chóng hơn. Cụ thể:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế các món ăn cay, nóng và có tính axit cao.
  • Uống nhiều nước, ăn đồ lạnh để làm dịu các vết loét ở cổ họng.
  • Súc miệng nước muối ấm hoặc hỗn hợp gồm muối, nước và baking soda.
  • Hạn chế hút thuốc lá hoặc rượu bia bởi chúng có thể khiến vết loét trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.
  • Sử dụng kem bôi thảo dược loại bỏ các tác nhân gây viêm loét miệng họng hiệu quả. Các sản phẩm này khá lành tính, an toàn và không gây kích ứng cho niêm mạc miệng họng. Điển hình trên thị trường hiện nay là sản phẩm có thành phần chính từ nano bạc.

Hỗ trợ điều trị nhiệt miệng bằng sản phẩm thiên nhiên

Hiện nay, để điều trị viêm loét miệng, nhiều người đang tin dùng sản phẩm thiên nhiên hỗ trợ cải thiện nhiệt miệng là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Điển hình là Gel làm sạch miệng&kháng khuẩn chứa thành phần chính là nano bạc giúp làm sạch khoang miệng, kháng khuẩn tốt, đặc biệt là lành tính.

Nano bạc giúp giảm nhanh viêm loét miệng họng

Nano bạc giúp giảm nhanh viêm loét miệng họng

Ngoài ra, sản phẩm còn chứa nhiều thành phần khác có tác dụng:

  • Nano bạc: Giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, tăng tổng hợp collagen.
  • Chiết xuất đinh hương: Có tác dụng làm thơm miệng, sát khuẩn khoang miệng. Tinh dầu đinh hương dùng trong nha khoa làm thuốc tê và diệt tủy răng.
  • Chiết xuất duối: Giúp thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, chữa sâu răng,…
  • Chiết xuất neem: Có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, từ đó cho hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm khoang miệng: Viêm nướu, nha chu, lưỡi, nhiệt miệng, sâu răng,...
  • Chitosan: Chitosan có tác dụng tiêu diệt được vi khuẩn trong khoang miệng, đặc biệt là vi khuẩn gram dương. Giúp chữa lành vết thương, đồng thời tạo lớp màng bảo vệ vết nhiệt miệng trước thức ăn và các chất dịch.
  • Kẽm salicylate: Giúp tăng cường sức đề kháng của tế bào niêm mạc miệng, chống viêm, cải thiện các triệu chứng nóng, đỏ, sưng tấy, đau nhức khi bị nhiệt miệng.

Loét miệng họng dù không nguy hiểm nhưng dễ tái phát, gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Để cải thiện tình trạng này nhanh chóng, hiệu quả, bạn hãy tìm đến sản phẩm bôi thảo dược chứa nano bạc để mang tới hiệu quả cao.

Xem thêm: Bị lở loét miệng uống gì cho nhanh khỏi?

Nguồn tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1941656/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/219561

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1941656/

Bình luận

Bài viết nổi bật