Chảy máu chân răng: Hiểu để điều trị và phòng ngừa

Chảy máu chân răng là tình trạng thường gặp ở người mắc các bệnh về răng miệng như: Nha chu, viêm nướu,... Tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài, không điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng lợi và sinh hoạt hàng ngày.

Chảy máu chân răng là gì?

Chảy máu chân răng là triệu chứng của nhiều bệnh khoang miệng khác nhau, có đến 90% dân số trên thế giới gặp phải tình trạng này. Khi bị chảy máu chân răng, phần lợi quanh chân răng sẽ bị sưng và chảy máu. Bệnh biểu hiện rõ hơn khi bạn đánh răng hay bị chấn thương nhẹ, kèm theo đó là các triệu chứng hôi miệng, nướu sưng,... Chảy máu chân răng không chỉ cảnh báo sức khỏe răng miệng có vấn đề mà cũng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe toàn thân của bạn đang không ổn.

Hầu hết các trường hợp chảy máu chân răng đều không nguy hiểm nhưng lại khiến người mắc cảm thấy khó chịu, phiền toái trong sinh hoạt. Để điều trị chảy máu chân răng dứt điểm thì cần tác động đến nguyên nhân trực tiếp gây ra vấn đề này như: Viêm lợi, viêm quanh răng,...

Nguyên nhân khiến chân răng bị chảy máu là gì?

Có hai nhóm nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng đó là: Nguyên nhân do bệnh răng miệng và các bệnh lý khác. Cụ thể:

Nhóm nguyên nhân do bệnh răng miệng

Chảy máu chân răng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý răng miệng như:

  • Viêm lợi: Lợi có vai trò bảo vệ và giúp chân răng được chắc chắn. Khi lợi  bị viêm sẽ gây sưng, đau nhức, tổ chức chân răng trở nên lỏng lẻo, hơi thở có mùi, dễ gây chảy máu chân răng một cách dễ dàng.
  • Nha chu: Nha chu có nhiệm vụ nâng đỡ, giúp răng đứng vững trong xương hàm. Nha chu được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mất răng. Bệnh thường gặp ở người trong độ tuổi trung niên, tiến triển âm thầm với dấu hiệu nổi bật là chảy máu chân răng.
  • Răng mọc lệch khiến việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên khó khăn,  khó lấy thức ăn bị giắt vào răng lợi nên dễ gây viêm và dẫn đến việc chảy máu chân răng.
  • Áp xe răng: Đây là tình trạng phần trong của răng xuất hiện ổ mủ do nhiễm trùng dẫn đến viêm hốc răng, vi khuẩn tấn công gây đau nhức liên tục, chảy máu chân răng nhiều, lên cơn sốt, sưng mặt,...
  • Chấn thương răng miệng: Cắn, va đập vào lợi, đánh răng quá mạnh hoặc bàn chải không phù hợp, quá cứng cũng dễ khiến chảy máu chân răng.

viem-loi-co-the-dan-den-tinh-trang-chay-mau-chan-rang.webp

Viêm lợi có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng

Nhóm nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trên, chảy máu chân răng còn do những yếu tố khác như:

  • Ăn đồ quá nóng, cay, quá cứng gây tổn thương lợi.
  • Chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng như thiếu vitamin C, vitamin K.
  •  
  • Người bệnh sốt xuất huyết: Ở giai đoạn nghiêm trọng của sốt xuất huyết, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng xuất huyết ở da, răng,... gây chảy máu chân răng.
  • Thay đổi nội tiết tố: Ở một số trường hợp dậy thì, mang bầu hay tiền mãn kinh, sử dụng thuốc tránh thai sẽ làm thay đổi nội tiết tố cũng dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng.
  • Chảy máu chân răng cũng là triệu chứng ở người bệnh ung thư miệng kèm theo các biểu hiện khác như: Hôi miệng, khó nhai, viêm loét khoang miệng.
  • Chảy máu chân răng còn là biểu hiện ở một số bệnh không điển hình khác như: Xuất huyết tiểu cầu, tiểu cầu giảm, thiếu máu, nhiễm trùng, ung thư vú ở phụ nữ.

danh-rang-qua-manh-cung-la-nguyen-nhan-gay-chay-mau-chan-rang.webp

Đánh răng quá mạnh cũng là nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Cách xử lý khi bị chảy máu chân răng

Để điều trị chảy máu chân răng, bạn có thể kết hợp nhiều biện pháp khác nhau tùy theo tình trạng bệnh. 

Sử dụng thuốc

Trong trường hợp chảy máu chân răng nặng và kéo dài, bạn bắt buộc phải sử dụng thuốc để điều trị. Dựa vào nguyên nhân khiến chân răng bị chảy máu mà người mắc sẽ được chỉ định sử dụng thuốc hợp lý.

Thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm, chống nấm sẽ được sử dụng nếu người bệnh bị chảy máu chân răng do các bệnh về răng miệng. Một số loại thuốc thường dùng đó là: Metronidazole, amoxicillin, penicillin, tetracycline…

Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng không chỉ đơn giản ở việc đánh răng hàng ngày. Bạn nên lấy cao răng để loại bỏ các mảng bám ở chân răng, cải thiện tình trạng viêm lợi. Đối với các răng sâu cần được khám và điều trị dứt điểm. Sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng thay vì dùng tăm. Bạn cũng nên sử dụng thêm nước súc miệng dạng nước muối sinh lý hoặc có chứa thành phần hydrogen peroxide để vệ sinh răng miệng cho hiệu quả cao hơn.

Thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt

Hút thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh nướu răng. Do đó, khi bị chảy máu chân răng, bạn nên bỏ thói quen hút thuốc nếu đang có thói quen này.

Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng trong cuộc sống vì nghiên cứu cho thấy, stress sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Bạn nên cân bằng hợp lý giữa nghỉ ngơi và làm việc. Để giải tỏa tâm lý, bạn có thể luyện tập một số bộ môn như thiền, yoga hoặc nghe nhạc, đọc sách.

Tập luyện thể thao thường xuyên cũng là cách nâng cao sức đề kháng cho cơ thể để quá trình điều trị và phục hồi chảy máu chân răng diễn ra nhanh hơn.

Người bị chảy máu chân răng nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, vitamin K, canxi như: Rau xanh, trái cây mọng nước, sữa,... Bên cạnh đó, các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate và đường bạn cũng nên hạn chế sử dụng để tránh kích thích vi khuẩn phát triển.

nguoi-bi-chay-mau-chan-rang-nen-uu-tien-thuc-pham-chua-nhieu-vitamin-C-vitamin-K.webp

Người bị chảy máu chân răng nên ưu tiên thực phẩm chứa nhiều vitamin C, vitamin K,... 

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên chứa nano bạc

Bên cạnh những phương pháp trên, để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thiên nhiên chứa nano bạc. Gel làm sạch miệng&kháng khuẩn chứa nano bạc kết hợp cùng nhiều thành phần khác như: Chiết xuất đinh hương, chiết xuất neem, chiết xuất duối, chitosan, kẽm salicylate mang đến tác dụng:

  • Giúp sát khuẩn, diệt vi khuẩn, virus nhờ các thành phần: Nano bạc, chiết xuất neem, chitosan.
  • Giúp chống viêm, giảm đau nhức: Chiết xuất duối, kẽm salicylate, chiết xuất đinh hương. 
  • Tăng cường sức đề kháng của tế bào niêm mạc miệng: Chitosan.

Nghiên cứu cho thấy, chỉ với một lượng nhỏ nano bạc cũng giúp tiêu diệt được hầu hết các loại vi khuẩn, virus gây bệnh răng lợi mà thân thiện với cơ thể, không tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

cai-thien-chay-mau-chan-rang-nho-gel-lam-sach-mieng-&-khang-khuan-chua-nano-bac.webp

Cải thiện chảy máu chân răng nhờ gel làm sạch miệng&kháng khuẩn chứa nano bạc

Phòng ngừa chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng hoàn toàn có thể được phòng ngừa bởi những cách đơn giản sau:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách bằng việc sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor kết hợp với chỉ nha khoa. Bàn chải không nên quá cứng hoặc quá mềm, cần phù hợp với lực đánh răng của bạn. Nên thay bàn chải sau 2-3 tháng để đảm bảo vệ sinh. Chỉ nên đánh răng từ 3-5 phút sau khi ăn hoặc 2 lần/ ngày.
  • Súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng nha khoa chuyên dụng.
  • Ăn uống đủ chất, nên cân bằng các nhóm dinh dưỡng với nhau. Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả. Hạn chế thức ăn ngọt, nước có ga.
  • Bỏ thói quen hút thuốc lá.

Chảy máu chân răng không chỉ khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp, bất tiện trong sinh hoạt mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau. Hiểu và nắm rõ thông tin về bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị cũng như phòng ngừa. Nếu còn băn khoăn về vấn đề chảy máu chân răng, bạn hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận để được trả lời sớm nhất.

Thanh Hoa

Nguồn tham khảo

https://www.healthline.com/health/how-to-stop-bleeding-gums

https://www.webmd.com/oral-health/bleeding-gums-other-conditions

https://www.healthline.com/health/bleeding-gums#dental-causes

Bình luận

Bài viết nổi bật