Top 9 loại thuốc trị lở miệng nhanh nhất, hiệu quả nhất

Lở miệng (hay nhiệt miệng, loét miệng) là một chứng bệnh khá phổ biến. Vết lở miệng gây ra tình trạng đau rát, khó chịu, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và có thể kéo dài dai dẳng nếu không được điều trị đúng cách. Vậy lở miệng nên bôi thuốc gì cho mau lành? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy dành ít phút tìm hiểu về 9 loại thuốc trị lở miệng trong bài viết dưới đây.

Lở miệng (hay nhiệt miệng, loét miệng) là một chứng bệnh khá phổ biến. Vết lở miệng gây ra tình trạng đau rát, khó chịu, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và có thể kéo dài dai dẳng nếu không được điều trị đúng cách. Vậy lở miệng nên bôi thuốc gì cho mau lành? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy dành ít phút tìm hiểu về 9 loại thuốc trị lở miệng trong bài viết dưới đây.

Thuốc trị lở miệng, nhiệt miệng Kamistad

Thuốc lở miệng Kamistad Gel N là thuốc bôi miệng ở dạng gel. Thành phần lidocain trong thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng, đặc biệt là những cơn đau ở nướu, niêm mạc miệng và môi. 

Ngoài ra, thuốc có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng khi mọc răng sữa hoặc răng khôn và những tổn thương ở người đeo răng giả hoặc niềng răng. Kamistad có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ (trẻ từ 12 tuổi trở lên). Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra tình trạng bỏng rát nhẹ, gây kích ứng niêm mạc miệng. 

Hướng dẫn sử dụng:

  • Người lớn: Với các cơn đau do viêm lợi gây ra, bôi khoảng ½ (0,5cm) chiều dài thuốc lấy ra từ ống thuốc, bôi 3 lần/ngày vào vị trí viêm. Đối với cơn đau do răng giả gây ra, hãy bôi một lượng nhỏ bằng hạt đậu.
  • Trẻ em: Bôi khoảng ½ so với người lớn (¼ chiều dài thuốc lấy ra từ ống thuốc và không bôi quá 3 lần mỗi ngày).

thuoc-tri-lo-mieng-kamistad-gel-N.webp

Thuốc trị lở miệng Kamistad Gel N

Thuốc trị lở miệng Zytee

Zytee RB Gel là gel sát khuẩn giúp giảm đau răng, viêm miệng và loét miệng. Ngoài ra, Zytee còn có tác dụng giảm tình trạng đau nhức và sưng đỏ do răng giả hoặc niềng răng gây ra. 

Thuốc trị nhiệt miệng Zytee hoạt động bằng cách ngăn chặn sự hình thành của một số hóa chất trong não bộ, nguyên nhân gây ra cảm giác đau và viêm. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra cảm giác bỏng hoặc châm chích ở vị trí loét.

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Chấm từ 1-2 giọt gel thuốc lên vùng bị tổn thương và tiến hàng xoa nhẹ.
  • Bạn có thể lặp lại sau 3-4 giờ nếu cần thiết hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Gel bôi nhiệt miệng Orajel Mouth Sores Triple Medicated

Gel bôi sát trùng miệng Orajel Mouth Sores Triple Medicated là một sản phẩm đến từ Mỹ có tác dụng giảm đau tạm thời do vết thương, vết loét, mụn rộp… Ngoài ra, gel còn hữu hiệu đối với trường hợp răng cắn má, đau nhức do đeo răng giả và niềng răng gây ra. Với công thức mạnh gấp 3 lần, gel có khả năng giảm đau nhanh chóng, ngăn ngừa nhiễm trùng trong khoang miệng. 

Hướng dẫn sử dụng:

  • Nhỏ một lượng gel vừa đủ lên đầu tăm bông hoặc ngón tay và chấm vào vết loét. 
  • Có thể bôi 4 lần/ngày hoặc theo chỉ định của nha sĩ.
  • Khi sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi phải có sự giám sát của người lớn.
  • Chỉ dùng cho trẻ dưới 2 tuổi khi có chỉ định của bác sĩ.

gel-boi-sat-trung-mieng-orajel-mouth-sores-triple-medicatel.webp

Gel bôi sát trùng miệng Orajel Mouth Sores Triple Medicated

Thuốc trị lở miệng Anbesol

Với thành phần chính là benzocaine, thuốc bôi lở miệng Anbesol có tác dụng gây tê cục bộ, từ đó giúp giảm đau ngay lập tức. Thuốc Anbesol có thể sử dụng trong các trường hợp đau răng, đau nướu, đau họng, loét miệng, tổn thương miệng và nướu. 

Bên cạnh công dụng giảm đau do lở miệng, đau răng, thuốc trị lở miệng Anbesol có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như bỏng nhẹ, ngứa hoặc gây cảm giác châm chích ở vị trí bôi thuốc.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Bôi một lượng thuốc vừa đủ vào vị trí tổn thương không quá 4 lần/ngày hoặc theo chỉ định của nha sĩ. 
  • Chỉ sử dụng cho người lớn và trẻ trên 2 tuổi.

hinh-anh-thuoc-tri-lo-mieng-anbesol.webp

Hình ảnh thuốc trị lở miệng Anbesol

Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia

Oracortia có chứa hoạt chất triamcinolon acetonid (0.1g) và các tá dược như pectin, dầu bạc hà, natri carboxymethylcellulose… Hoạt chất triamcinolon acetonid có tác dụng ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình phát triển của các triệu chứng viêm như rát, nóng đỏ, phòng giột.

Oracortia gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như teo da, nổi ban đỏ, làm mỏng da và rạn da.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Bôi một lớp mỏng lên vùng niêm mạc bị tổn thương. 
  • Nên bôi thuốc trước khi đi ngủ để tăng thời gian tiếp xúc của thuốc, nếu cần thiết có thể bôi từ 2-3 lần/ngày.

thuoc-boi-nhiet-mieng-oracortia.webp

Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia

Thuốc trị lở miệng Mouthpaste

Kem bôi trị nhiệt miệng Mouthpaste có chứa thành phần triamcinolon acetonid, giúp chống viêm, chống dị ứng và chống ngứa. Không chỉ có công dụng điều trị tình trạng viêm ở niêm mạc miệng, môi, nướu, mà Mouthpaste còn có khả năng ngăn ngừa các triệu chứng do đau răng, mọc răng, nhổ răng gây ra.

Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như nóng rát, ngứa, kích ứng hoặc làm mỏng niêm mạc miệng… Những triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau vài ngày hoặc vài tuần dùng thuốc. 

Hướng dẫn sử dụng:

  • Bôi 1 lượng nhỏ vào vị trí vết lở từ 2-3 lần/ngày. 
  • Tránh bôi quá dày và không bôi liên tục quá 8 ngày (với người lớn), 5 ngày (với trẻ em).

Gel bôi nhiệt miệng Gengigel

Gengigel là thuốc bôi ở dạng gel, có tác dụng điều trị nhiệt miệng, lở miệng và những tổn thương do dùng răng giả, niềng răng, nhổ răng gây ra. Không những thế, Gengigel còn giúp ngăn ngừa các vấn đề về nướu như viêm nướu, viêm nha chu, tụt nướu…

Thuốc có khả năng giảm đau, kháng viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, Gengigel cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như cảm giác tê, ngứa, nhức đầu, chóng mặt.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thoa một lớp mỏng lên vùng niêm mạc bị tổn thương, sau 2-3 phút gel sẽ bắt đầu phát huy tác dụng.
  • Có thể bôi từ 3-4 lần/ngày.

gel-boi-nhiet-mieng-gengigel.webp

Gel bôi nhiệt miệng Gengigel

Thuốc bôi nhiệt miệng Orrepaste

Thuốc bôi lở miệng Orrepaste chứa thành phần chính là triamcinolon acetonid, một corticosteroid tổng hợp chứa fluor có tác dụng chống viêm, chống dị ứng. Thuốc Orrepaste có tác dụng hỗ trợ làm giảm tạm thời các triệu chứng do lở miệng gây ra. Orrepaste cũng gây ra một số tác dụng phụ như suy giảm chức năng thượng thận, viêm loét đường tiêu hóa, dị hóa protein… Chính vì thế, trước khi sử dụng bạn cần tham khảo ý kiến của nha sĩ.

Hướng dẫn sử dụng: Bôi 1 lần trước khi đi ngủ. Nếu tình trạng viêm loét nặng, bạn có thể bôi từ 2-3 lần mỗi ngày.

Trị lở miệng bằng sản phẩm chứa Nano bạc

Viêm loét miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhưng nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này là tình trạng này là do niêm mạc mỏng manh dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm, lở miệng. Nghiên cứu cho thấy, nano bạc lại có khả năng tiêu diệt hơn 650 chủng vi khuẩn, ngay cả những chủng vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh. 

Khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus và nấm của nano bạc dựa theo 3 cơ chế sau:

  • Phá vỡ thành tế bào vi khuẩn, từ đó giúp tiêu diệt vi khuẩn.
  • Vô hiệu hóa enzym, khiến cho vi khuẩn không thể thực hiện hoạt động sống bình thường.
  • Ức chế quá trình nhân đôi ADN của vi khuẩn.

Hiện nay, sản phẩm trị lở miệng chứa nano bạc được sản xuất ở dạng gel bôi. Điểm nổi bật của nano bạc là khả năng diệt vi khuẩn nhanh, an toàn, không gây ra kích ứng hoặc dị ứng trong quá trình sử dụng. 

tri-lo-mieng-bang-bang-san-pham-chua-nano-bac.webp

Trị lở miệng bằng sản phẩm chứa nano bạc

Trên đây là 9 loại thuốc trị lở miệng nhanh nhất, hiệu quả nhất đang được nhiều người sử dụng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng nhiệt miệng, lở miệng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp kịp thời và chính xác nhất.

>>>XEM THÊM: Tổng hợp các cách trị lở miệng hiệu quả có thể bạn chưa biết TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo:

https://www.drugs.com/anbesol-gel.html

https://www.practo.com/medicine-info/zytee-rb-gel-48743

https://www.drugs.com/orajel.html

https://www.healthnavigator.org.nz/medicines/m/mouth-ulcer-medication/

Bình luận

Bài viết nổi bật