Tổng hợp các cách trị lở miệng hiệu quả có thể bạn chưa biết

Lở miệng (hay nhiệt miệng) khiến người mắc có cảm giác đau đớn, khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Có khá nhiều cách trị lở miệng, trong đó, sử dụng thuốc hay dùng các nguyên liệu tự nhiên là biện pháp được áp dụng phổ biến hơn cả.

Sử dụng thuốc điều trị lở miệng

Các thuốc trị lở miệng như thuốc bôi, thuốc kháng sinh, kháng nấm, chống virus… giúp giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa tình trạng viêm loét và giúp tổn thương nhanh lành.

Thuốc bôi tại chỗ 

Các loại gel, dung dịch sát khuẩn bôi tại chỗ chứa ​​triamcinolone acetonide, amlexanox hay lidocaine thường được chỉ định trong điều trị lở miệng. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm tình trạng viêm, thu nhỏ ổ loét và giúp tổn thương nhanh lành.

bi-lo-mieng-co-the-dung-thuoc-boi-tai-cho-chua-triamcinolone-acetonide-amlexanox-hay-lidocaine.webp

Bị lở miệng có thể dùng thuốc bôi tại chỗ chứa triamcinolone acetonide, amlexanox hay lidocaine 

Thuốc kháng sinh

Trong trường hợp lở miệng có dấu hiệu bội nhiễm do vi khuẩn thì cần uống thuốc kháng sinh kết hợp hoạt chất sulfamethoxazole và trimethoprim. Đặc biệt, nếu các vết loét to và kéo dài không có dấu hiệu lành thì phải kết hợp kháng sinh đặc hiệu vùng răng miệng đó là spiramycin và metronidazol.

Thuốc kháng nấm

Trong trường hợp lở miệng do bội nhiễm nấm tại chỗ, ì các loại thuốc kháng nấm như fluconazol, nystatin hay itraconazole sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất.

Thuốc chống virus

Nếu lở miệng là do virus thì khi đó, người bệnh cần sử dụng một trong số các loại thuốc chống virus như: Acyclovir, acyclovir hay famciclovir. Cần hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng nhóm thuốc này để giúp đạt hiệu quả tốt nhất.

Thuốc corticosteroid đường uống

Thuốc uống corticosteroid được chỉ định dùng trong các trường hợp lở miệng nặng, các tổn thương kéo dài, lâu khỏi. Mặc dù loại thuốc này có thể giúp cải thiện tình trạng loét miệng nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, dễ gây giòn xương, loét dạ dày. Do đó, chỉ những trường hợp viêm loét, nhiệt miệng nặng và nhận được sự đồng ý từ bác sĩ mới nên dùng corticosteroid.

truong-hop-lo-mieng-nang-thi-can-su-dung-corticosteroid.webp

Trường hợp lở miệng nặng thì cần sử dụng corticosteroid 

Bên cạnh các loại thuốc trị lở miệng kể trên, bạn nên bổ sung thêm các viên vitamin, sắt, kẽm để nâng cao thể trạng, từ đó giúp những tổn thương nhanh lành hơn.

Cách trị lở miệng nhanh nhất tại nhà

Ngoài cách trị lở miệng bằng thuốc thì sử dụng các nguyên liệu tự nhiên hay thay đổi thói quen ăn uống cũng là biện pháp được nhiều người lựa chọn.

Mẹo trị lở miệng

Từ xa xưa, nhiều người đã truyền tai nhau mẹo trị lở miệng tại nhà bằng nước muối, baking soda hay các nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, mật ong… và nhận thấy hiệu quả tích cực.

Cách chữa lở miệng tại nhà bằng nước muối

Muối có tính sát khuẩn cao nên sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét, đồng thời làm giảm nồng độ axit ở miệng. Do đó, súc miệng bằng nước muối loãng là cách chữa lở miệng an toàn, hiệu quả và dễ thực hiện. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng nước muối pha loãng với nồng độ thích hợp để tránh ảnh hưởng đến răng và không làm khô họng.

Cách thực hiện:

- Lấy 1 thìa cafe muối pha cùng với 250ml nước ấm, khuấy đều.

- Dùng dung dịch nước muối đã pha loãng để súc miệng trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra và dùng nước sạch súc miệng lại.

Nên duy trì súc miệng bằng nước muối ấm từ 4 - 5 lần/ngày trong vòng 1 - 2 ngày để các vết loét nhanh lành.

suc-mieng-bang-nuoc-muoi-se-giup-tieu-diet-cac-vi-khuan-o-vet-loet.webp

Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn ở vết loét

Cách hết lở miệng bằng baking soda

Baking soda là thuốc muối được sử dụng rộng rãi trong chăm sóc sức khỏe răng miệng nhờ khả năng sát khuẩn, làm sạch vết thương nhanh chóng. Do đó, trị lở miệng bằng baking soda là “bí kíp” được nhiều người truyền tai nhau áp dụng.

Cách thực hiện:

  • Pha 1 thìa cafe bột baking soda với 1 thìa cafe muối ăn cùng 100ml nước lọc rồi trộn đều. 
  • Dùng tăm bông sạch chấm nhẹ nhàng lên vết nhiệt miệng. Kiên trì thực hiện trong 2 ngày để các vết loét nhanh liền.

Trường hợp mới bị lở miệng có thể dùng dung dịch baking soda với muối pha loãng cùng nước để súc miệng 4 - 6 lần/ ngày. Việc thường xuyên sử dụng baking soda có thể gây đau rát nướu và ảnh hưởng đến men răng. Do đó, bạn tuyệt đối không nên lạm dụng loại thuốc muối này trong chăm sóc răng miệng.

Cách trị lở miệng bằng dầu dừa

Bên cạnh tác dụng làm đẹp, dầu dừa còn là nguyên liệu thường xuyên được sử dụng để trị lở miệng, nhiệt lưỡi nhờ tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, sưng tấy.

Cách thực hiện:

  • Tương tự như mật ong, bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng dầu dừa lên vết nhiệt miệng từ 2-3 lần/ngày. Bạn nên thực hiện đều đặn hàng ngày đến khi vết loét khỏi hẳn.

Trị lở miệng bằng cúc la mã 

Cúc la mã chứa azulene và levomenol là hai hợp chất có khả năng chống viêm và sát trùng rất tốt. Do đó, trị lở miệng bằng cúc la mã là giải pháp hiệu quả, ít tốn kém lại dễ thực hiện tại nhà.

Cách thực hiện:

  • Nhúng túi trà cúc la mã vào nước ấm từ 3 - 5 phút, sau đó lấy ra để nguội.
  • Đắp túi trà đã ngâm lên các vết loét miệng, chờ vài phút để cúc la mã phát huy tác dụng giúp làm dịu tổn thương.

Ngoài cách đắp túi trà cúc la mã, bạn có thể súc miệng bằng nước trà này để tăng hiệu quả điều trị lở miệng.

tra-cuc-la-ma-giup-lam-diu-cac-ton-thuong-khi-bi-lo-mieng.webp

Trà cúc la mã giúp làm dịu các tổn thương khi bị lở miệng

Trị lở miệng bằng chế độ ăn hợp lý

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp các vết loét miệng nhanh lành và không khiến bệnh trở nặng. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn để giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lở miệng.

Bị lở miệng nên ăn gì để mau khỏi?

Khi bị lở miệng, bạn cần ưu tiên ăn nhiều trái cây, thức ăn có tính mát như: Rau xanh, cà chua, sữa chua… Đặc biệt, cần tích cực bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, kẽm, sắt vào cơ thể để tăng cường sức đề kháng, giúp những tổn thương ở miệng nhanh lành.

Bị lở miệng không nên ăn gì?

Thức ăn cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ… là những thực phẩm mà người bị lở miệng cần tránh xa. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế ăn những loại trái cây chứa nhiều acid  như cam, quýt, bưởi… trong thời gian đang bị lở miệng vì có thể gây xót rất khó chịu.

nen-tranh-an-do-cay-nong-khi-bi-lo-mieng-de-cac-ton-thuong-nhanh-lanh.webp

Nên tránh ăn đồ cay nóng khi bị lở miệng để các tổn thương nhanh lành

Ngoài ra, nếu không muốn tình trạng viêm loét miệng trở nặng thì bạn cũng cần tránh xa đồ uống có cồn, caffeine hay các chất kích thích khác.

Cải thiện lở miệng nhờ sản phẩm thiên nhiên

Để cải thiện tình trạng lở miệng vừa an toàn lại hiệu quả, hiện nay nhiều người có xu hướng lựa chọn sử dụng các sản phẩm thiên nhiên chứa thành phần có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm lành nhanh niêm mạc. Trong đó, sản phẩm có thành chính là nano bạc, kết hợp với chitosan cùng nhiều thảo dược khác đang được tin dùng hơn cả.

Ngoài tác dụng làm săn se vết loét, hỗ trợ điều trị lở miệng hiệu quả, sản phẩm còn cung cấp dinh dưỡng cho niêm mạc, tăng cường sức đề kháng, từ đó phòng bệnh tái phát hiệu quả.

san-pham-chua-nano-bac-giup-cai-thien-tinh-trang-lo-mieng-hieu-qua.webp

Sản phẩm chứa nano bạc giúp cải thiện tình trạng lở miệng hiệu quả

Các biện pháp phòng ngừa chứng lở miệng

Bên cạnh các phương pháp giúp điều trị bệnh, người mắc cần áp dụng một số biện pháp giúp phòng ngừa lở miệng hiệu quả như: Cân bằng chế độ dinh dưỡng, luôn giữ răng miệng sạch sẽ, uống nhiều nước và giữ tâm lý thoải mái.

Cân bằng dinh dưỡng 

Chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe toàn trạng, từ đó phòng ngừa chứng lở miệng. Bên cạnh đó, bạn hãy tránh xa thực phẩm dễ kích ứng miệng, các món cay, chua, mặn quá mức để ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng, lở lưỡi.

Vệ sinh răng miệng 

Khoang miệng là đất sống của vô số vi sinh vật gây ra tình trạng lở miệng. Bởi vậy, chúng ta cần giữ gìn vệ sinh răng miệng thật sạch để ngăn chặn tình trạng viêm loét miệng cũng như phòng tránh các bệnh hô hấp.

ve-sinh-rang-mieng-sach-se-giup-ngan-ngua-tinh-trang-lo-mieng-hieu-qua.webp

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng lở miệng hiệu quả

Uống đủ nước

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày là biện pháp đơn giản nhưng giúp phòng ngừa lở miệng rất hiệu quả. Bạn có thể uống các loại nước trái cây như nước dừa, nước cam, nước mía hay chỉ cần uống nước lọc cũng đã giúp cân bằng thân nhiệt, thanh lọc cơ thể và giảm mệt mỏi rất tốt.

Kiểm soát tâm lý

Căng thẳng, stress kéo dài khiến cho chức năng miễn dịch suy giảm, rối loạn chuyển hóa chính là thủ phạm dẫn đến tình trạng viêm loét miệng. Chính vì vậy, hãy cố gắng giữ tâm lý ở trạng thái thoải mái nhất để không phải trải qua cảm giác khó chịu do bệnh nhiệt miệng gây ra.

Trên đây là các cách trị lở miệng hiệu quả nhất hiện nay. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề liên quan tới cách trị lở miệng, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ trả lời giúp bạn sớm nhất. 

Thanh Hoa

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/mouth-sores

https://www.webmd.com/oral-health/guide/stomatitis-causes-treatment

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21754-mouth-sore

Bình luận

Bài viết nổi bật