Chi tiết các cách chữa nhiệt lưỡi đơn giản, hiệu quả

Nhiệt lưỡi từ lâu đã trở thành nỗi lo của tất cả mọi người, nhất là vào mùa nóng. Bệnh ngày càng phổ biến ở mọi lứa tuổi và gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các cách chữa nhiệt lưỡi hiệu quả và đơn giản.  

Tổng hợp các cách chữa nhiệt lưỡi

Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị nhiệt lưỡi như: Sử dụng thuốc tây y hoặc đông y, chữa bằng các mẹo tại nhà, thay đổi những thói quen… Các bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây. 

Cách chữa nhiệt lưỡi bằng thuốc

Khi bị nhiệt lưỡi, vết nhiệt có thể tự khỏi sau khoảng 2 tuần nhưng cũng có thể bị loét nặng hơn. Do đó, việc sử dụng thuốc sẽ giúp cho vết nhiệt ở lưỡi khỏi nhanh hơn đồng thời giảm bớt cảm giác khó chịu, đau đớn.

Sử dụng thuốc uống 

Chữa trị nhiệt lưỡi bằng thuốc uống đang là phương pháp được nhiều người áp dụng vì nó tiện lợi, đơn giản mà đem lại hiệu quả nhanh. Một số loại thuốc bạn có thể uống khi bị nhiệt miệng:

  • Thuốc chống viêm: Colchicine 0,6mg hoặc Prednisone vừa có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa tác nhân gây viêm loét, vừa giúp cho vết nhiệt lưỡi nhanh lành hơn. 
  • Thuốc kháng sinh: Thường được chỉ định sử dụng thêm khi có hiện tượng bội nhiễm.
  • Thuốc kháng nấm: Sử dụng khi nguyên nhân gây ra nhiệt miệng do nấm và có hiện tượng bội nhiễm. 

Sử dụng thuốc bôi  

Ngoài thuốc uống, để điều trị nhiệt lưỡi bạn có thể dùng các dạng thuốc bôi cũng rất tiện lợi. Khi sử dụng, để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên bôi tránh xa bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ để thuốc bám trên vết nhiệt được lâu hơn. Với thuốc dạng bôi, bạn chỉ cần bôi lên vết loét 2-3 lần/ ngày trong vòng 5-7 ngày là vết nhiệt sẽ khỏi hoàn toàn.

Cách chữa nhiệt lưỡi tại nhà đơn giản 

Bên cạnh cách điều trị nhiệt lưỡi bằng thuốc, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các mẹo dân gian tại nhà dễ thực hiện mà không tốn kém.

Sử dụng hỗn hợp nha đam - muối để súc miệng 

Nước muối từ lâu đã được sử dụng như một loại nước súc miệng để sát khuẩn, giúp vệ sinh răng miệng hàng ngày. Thêm vào đó, nha đam không chỉ có tính sát khuẩn mà còn làm dịu các vết nhiệt lưỡi. Vì vậy, khi bị nhiệt lưỡi, bạn có thể sử dụng dung dịch nha đam - muối để súc miệng theo công thức sau: 

  • Đầu tiên, bạn loại bỏ phần vỏ của nha đam, chỉ lấy phần gel trong ở giữa. Pha 1 thìa cà phê muối với 1 cốc nước rồi ngâm phần nha đam vừa lọc vỏ vào khoảng 5 phút để loại bỏ hết độc tố trong nha đam.
  • Tiếp theo, vớt nha đam ra đem đi ép lấy nước rồi pha loãng với khoảng ½ bát nước. 
  • Cuối cùng, cho thêm 1 thìa cà phê muối, khuấy cho hỗn hợp tan hết. 

Hãy nhớ, chỉ dùng dung dịch hỗn hợp muối - nha đam để súc miệng hoặc ngậm, tuyệt đối không được uống. Với phương pháp này, bạn nên sử dụng hàng ngày để đạt hiệu quả tối đa.  

hon-hop-suc-mieng-nha-dam-muoi-giup-chua-nhiet-luoi-tai-nha.webp

Hỗn hợp súc miệng nha đam - muối giúp chữa nhiệt lưỡi tại nhà

Sử dụng dầu dừa để bôi kết hợp nước cốt dừa

Dừa là một loại quả có rất nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể. Không chỉ có tính sát khuẩn, dầu dừa còn giúp làm lành vết thương, chống viêm. Ngoài ra, nước cốt dừa và nước dừa còn giúp cơ thể giải nhiệt, làm dịu cảm giác đau.

  • Sử dụng dầu dừa bôi trực tiếp lên vết loét khoảng 3 lần mỗi ngày và cách bữa ăn tầm 30 phút cho đến khi lành hẳn.
  • Dùng cùi dừa xay lấy nước ngậm mỗi ngày hoặc hòa đun lên cùng nước dừa để uống vừa giúp chữa nhiệt lưỡi, vừa tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, trong nước cốt dừa chứa hàm lượng chất béo cao nên bạn chỉ nên uống 2 lần/ tuần và thay bằng ngậm mỗi ngày. 

dau-dua-nuoc-cot-dua-tot-cho-nhiet-luoi.webp

Dầu dừa - Nước cốt dừa tốt cho nhiệt lưỡi

Chữa nhiệt lưỡi bằng đinh hương 

Nghiên cứu cho thấy, trong đinh hương có chứa eugenol giúp gây tê, giảm đau, rất thích hợp chữa trị các vết nhiệt miệng, lưỡi. Do đó, bạn có thể sử dụng tinh dầu đinh hương để bôi vào vết nhiệt lưỡi từ 1-2 lần/ ngày cho đến khi vết loét lành lại. 

Chữa nhiệt lưỡi bằng mật ong 

Không chỉ được sử dụng nhiều trong việc làm đẹp mà mật ong còn được ví như “thần dược” khi được dùng làm vị thuốc để chữa bệnh. Trong mật ong chứa vitamin, khoáng chất và các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa oxi hóa, kháng viêm và giúp làm lành vết thương. Thoa mật ong lên vết loét 2 lần/ ngày, bạn sẽ thấy vết loét sẽ biến mất chỉ sau vài ngày. 

mat-ong-than-duoc-duoc-su-dung-de-chua-nhiet-luoi.webp

Mật ong - “thần dược” được sử dụng để chữa nhiệt lưỡi

Cải thiện nhiệt lưỡi bằng sản phẩm thiên nhiên

Bên cạnh các phương pháp trên, người bị nhiệt lưỡi có thể cải thiện bằng giải pháp gel làm sạch miệng&kháng khuẩn có thành phần chính nano bạc. Với khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và tiêu diệt virus mạnh, nano bạc đã được ứng dụng rộng rãi trong ngành y tế, cụ thể: 

  • Theo nghiên cứu năm 2014, nano bạc có tác dụng kháng khuẩn trên cả vi khuẩn Gram âm, Gram dương và các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. 
  • Khả năng kháng khuẩn mạnh của nano bạc có được nhờ đặc tính kháng khuẩn của ion bạc và diện tích bề mặt lớn của các hạt nano. 
  • Nano bạc còn có tác dụng kích thích nguyên bào sợi, tăng tổng hợp collagen giúp đẩy nhanh tốc độ lành vết thương.
  • Đảm bảo an toàn sử dụng với mọi đối tượng kể cả trẻ nhỏ. 

cong-nghe-nano-bac-duoc-ung-dung-trong-nha-khoa.webp

Công nghệ nano bạc được ứng dụng trong nha khoa

Phòng ngừa và chữa nhiệt lưỡi bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt

Để điều trị  nhiệt lưỡi hiệu quả, ngoài các biện pháp trên thì điều chỉnh các thói quen sinh hoạt giúp phòng ngừa cũng như cải thiện nhiệt lưỡi cũng là việc làm quan trọng: 

Chế độ ăn uống khoa học

Một trong những nguyên nhân gây nhiệt lưỡi chính là chế độ ăn hàng ngày. Do vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng vừa giúp giảm tình trạng nhiệt, vừa giúp sức khỏe tốt hơn.

Đầu tiên, bạn nên chọn các thực phẩm có tính mát, giải nhiệt như: 

  • Các loại đậu: Đậu đen, đậu xanh, đậu nành,… có thể nấu lên uống nước, ăn chè hoặc làm sữa hạt. 
  • Bột sắn dây: Có thể uống hàng ngày giúp trị nóng trong.
  • Các loại rau xanh: Ăn nhiều rau vừa cung cấp chất xơ, vitamin và những khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp giải độc, thanh nhiệt. 
  • Sữa chua: Dùng sữa chua mỗi ngày sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và bổ sung thêm nhiều khoáng chất cần thiết. Trong sữa chua chứa acid lactic có tác dụng làm giảm sưng viêm, giảm cảm giác đau rát ở vết nhiệt 
  • Nước ép hoặc thức ăn dạng lỏng: Với người bị nhiệt lưỡi đặc biệt là trẻ nhỏ nên dùng thức ăn dạng lỏng hoặc uống nước ép trái cây để tránh thức ăn cứng chạm vào vết loét làm đau và loét nặng hơn. 
  • Vitamin B12, kẽm, sắt: Việc thiếu hụt vitamin và khoáng chất cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn hay bị nhiệt miệng. Do đó, cần bổ sung chúng thông qua chế độ ăn hàng ngày của bạn.

cac-loai-hat-dau-rau-xanh-sua-chua-tot-cho-suc-khoe-khi-bi-nhiet-luoi.webp

Các loại hạt đậu, rau xanh, sữa chua... tốt cho sức khỏe khi bị nhiệt lưỡi 

Những thực phẩm cần tránh khi bị nhiệt lưỡi 

Người bị nhiệt lưỡi cần tránh các loại thực phẩm sau nếu không muốn vết nhiệt nặng hơn. Cụ thể: 

  • Thức ăn và trái cây chứa nhiều acid: Bởi các thực phẩm này thường sẽ có vị chua và khiến vết loét của bạn xót hơn. 
  • Cà phê: Nếu bạn là người hay bị nhiệt ở lưỡi thì nên hạn chế uống cà phê bởi acid salicylic trong đó có thể gây kích ứng với vết nhiệt trên lưỡi. 
  • Thức ăn cay nóng: Các thực phẩm cay nóng không chỉ khiến cơ thể bạn nóng trong mà còn làm cho vết nhiệt miệng sưng đau và lâu khỏi hơn. 

Một số lưu ý khác  

Cuối cùng, bạn nên rèn luyện thêm các thói quen tốt cho cơ thể mình như:

  • Bỏ hút thuốc: Hút thuốc là một trong các nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề về răng miệng, trong đó có nhiệt lưỡi. Do vậy, bạn hãy tập bỏ hút thuốc vì sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh. 
  • Giảm stress: Thức khuya hay thường xuyên stress sẽ làm giảm đáp ứng miễn dịch, do đó cũng dễ bị nhiệt miệng hơn.
  • Tập thể dục: Tập thể dụng thường xuyên sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể bạn, không chỉ phòng ngừa nhiệt miệng mà còn rất nhiều bệnh khác. Vậy còn chần chờ gì mà không biến đây là thói quen tốt của bạn. 
  • Vệ sinh răng miệng: Tác nhân chính gây bệnh nhiệt lưỡi là do vi khuẩn, nấm và virus. Do vậy việc vệ sinh răng miệng rất quan trọng. Hãy thay tăm tre bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch thức ăn len lỏi giữa kẽ răng. Bạn hãy đánh răng 2 lần/ngày và sử dụng thêm nước súc miệng sau khi đánh răng để tránh hình thành các mảng bám trên răng.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những cách chữa nhiệt lưỡi đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiệt lưỡi không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu tình trạng đó kéo dài không khỏi hoặc có xu hướng lan rộng thì bạn nên tới cơ sở y tế để được thăm khám điều trị. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề liên quan tới nhiệt lưỡi, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ trả lời giúp bạn sớm nhất. 

Thanh Hoa

Nguồn tham khảo:

https://healthyguide.com/how-to-prevent-canker-sores/#Avoid-Foods-That-Irritate-The-Mouth

https://www.webmd.com/oral-health/guide/canker-sores#091e9c5e80008fd7-3-8

https://www.medicinenet.com/canker_sores/article.htm

Bình luận

Bài viết nổi bật