Tổng quan về bệnh lở lưỡi: Những thông tin cần thiết.

Lở lưỡi (hay nhiệt lưỡi) là bệnh nha khoa phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây khó chịu, ảnh hưởng khi nói chuyện, ăn uống hàng ngày. Vậy dấu hiệu, nguyên nhân bị nhiệt lưỡi do đâu? Bệnh lở lưỡi có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ngừa như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này. 

Lở lưỡi (hay nhiệt lưỡi) là bệnh nha khoa phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây khó chịu, ảnh hưởng khi nói chuyện, ăn uống hàng ngày. Vậy dấu hiệu, nguyên nhân bị nhiệt lưỡi do đâu? Bệnh lở lưỡi có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ngừa như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này. 

Bệnh lở lưỡi là gì?

Bệnh lở lưỡi là một dạng nhiệt miệng. Đây là tình trạng xuất hiện các vết loét nằm ở bề mặt trên hoặc dưới của lưỡi. Điều này gây ảnh hưởng tới việc nói chuyện, ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. 

Dấu hiệu nhận biết khi lở lưỡi

Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh lở lưỡi như:

  • Vết loét hình tròn hoặc bầu dục, xung quanh viền màu trắng hoặc hơi vàng.
  • Vùng niêm mạc xung quanh sưng đỏ.
  • Có cảm giác ngứa trước khi vết loét xuất hiện.
  • Đau, xót khi chạm vào hoặc khi ăn đồ ăn chua, cay. 

Khi phát hiện dấu hiệu của bệnh lở lưỡi, hãy điều trị sớm nhất để phòng tránh bội nhiễm vết loét. 

hinh-anh-vet-lo-luoi-co-vien-trang-sung-do.webp

Hình ảnh vết lở lưỡi có viền trắng, sưng đỏ 

Nguyên nhân gây bệnh lở lưỡi

Nguyên nhân lở lưỡi ở mỗi người có thể khác nhau và bao gồm nhiều yếu tố nguy cơ. Dưới đây là những nguyên nhân gây lở lưỡi thường gặp: 

Tổn thương ở lưỡi 

Tổn thương ở lưỡi là nguyên nhân phổ biến nhất gây lở lưỡi. Vết thương có thể hình thành do cắn vào lưỡi, niềng răng chạm vào lưỡi, đánh răng mạnh,… Bên cạnh đó, môi trường ẩm ướt trong miệng sẽ khiến vết thương khó lành hơn. Khi đó, các vi khuẩn, virus và nấm trong khoang miệng sẽ xâm nhập gây bệnh lở lưỡi. 

Nhiễm trùng 

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh lở lưỡi là do các vi khuẩn, virus, nấm trong khoang miệng tấn công vào niêm mạc lưỡi mỏng manh. Bình thường, hệ vi sinh vật trong miệng ở trạng thái cân bằng, không gây bệnh. Tuy nhiên, dưới sự thay đổi của cơ thể: Suy giảm miễn dịch, bệnh lý, rối loạn nội tiết,... sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh. 

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá là một trong các nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề về răng miệng, trong đó có bệnh lở lưỡi. Những người hút thuốc lá thường sẽ có chứng khô miệng, làm tích tụ nhiều mảng bám vi khuẩn. 

Căng thẳng, stress

Một trong các nguyên nhân gây nhiệt lưỡi chủ yếu ở giới trẻ là do stress, căng thẳng. Khi cơ thể ở trạng thái căng thẳng liên tục sẽ dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn hormone. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn dễ dàng tấn công gây lở lưỡi. 

Thay đổi nội tiết tố

Thay đổi nội tiết tố có thể là nguyên nhân lở lưỡi ở phụ nữ trong thời kỳ: Dậy thì, mang thai, mãn kinh hoặc ở chu kỳ kinh nguyệt. Sự thay đổi hormone làm cơ thể mệt mỏi, tăng độ nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi sự tác động của vi khuẩn. 

Bị lở lưỡi có nguy hiểm không?

Lở lưỡi là một bệnh nha khoa phổ biến, thông thường không gây nguy hiểm. Bệnh sẽ tự khỏi sau 10-14 ngày, vết viêm loét sẽ biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu vết lở lưỡi không đau, không biến mất sau 3 tuần thì bạn nên tới khám bác sĩ ngay vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi giai đoạn đầu. 

Cách điều trị bệnh lở lưỡi hiệu quả 

Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị nhiệt lưỡi như: Sử dụng thuốc tây y hoặc đông y, chữa bằng các mẹo tại nhà, thay đổi những thói quen… Các bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây. 

Chữa lở lưỡi bằng thuốc tây y

Sử dụng thuốc tây chữa lở lưỡi sẽ giúp rút ngắn thời gian, đồng thời giảm bớt cảm giác khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Một số loại thuốc bạn có thể sử dụng khi bị lở lưỡi bao gồm: 

  • Thuốc chống viêm: Colchicine 0,6mg hoặc Prednisone giúp chống viêm, thúc đẩy quá trình làm lành vết lở lưỡi. 
  • Thuốc kháng sinh: Tetracyclin, minocyclin, amoxicilin,... có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây hại. 
  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, ibuprofen,… sử dụng khi bị viêm loét, đau rát, giúp điều trị triệu chứng.
  • Thuốc bôi ngoài: Ưu điểm của loại thuốc này là tiện lợi, tác dụng trực tiếp lên vết viêm loét, giúp cho vết lở lưỡi nhanh lành hơn. Khi sử dụng, bạn cần bôi tránh xa bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.

nhieu-nguoi-lua-chon-dieu-tri-benh-lo-luoi-bang-thuoc-tay-y.webp

Nhiều người lựa chọn điều trị bệnh lở lưỡi bằng thuốc tây y

Chữa lở lưỡi bằng sản phẩm thảo dược

Bên cạnh các phương pháp trên, người bệnh lở lưỡi có thể sử dụng gel làm sạch miệng&kháng khuẩn. Với thành phần kháng sinh thảo dược thiên nhiên, sản phẩm đảm bảo an toàn sử dụng với mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ. Sản phẩm chứa các thành phần chủ yếu: Nano bạc, chiết xuất đinh hương, kẽm salicylate, chiết xuất neem,  chiết xuất duối.

  • Nano bạc: Theo nghiên cứu năm 2014, nano bạc có khả năng kháng khuẩn mạnh, kích thích nguyên bào sợi, tăng tổng hợp collagen giúp đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương.
  • Chiết xuất đinh hương: Có tác dụng chống viêm, làm giảm các triệu chứng.
  • Kẽm salicylate: Giúp tăng sức đề kháng cho tế bào niêm mạc lưỡi, chống lại sự tác động của vi khuẩn.  
  • Chiết xuất neem: Giúp giảm đau, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch cho niêm mạc miệng.
  • Chiết xuất duối: Có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời làm thanh mát, giải độc cho cơ thể.

Chữa lở lưỡi bằng “mẹo” dân gian đơn giản tại nhà

Ngoài các cách chữa trị trên, bạn có thể dùng các mẹo dân gian tại nhà dễ thực hiện mà vẫn hiệu quả.

Sử dụng trà hoa cúc

Trà hoa cúc được biết đến với rất nhiều tác dụng tốt như: Giúp ngủ ngon, thư giãn, chống lão hóa, hỗ trợ tiêu hóa,... Trong trà hoa cúc còn chứa hợp chất Levomenol có tác dụng giảm viêm loét, làm dịu vết đau.

  • Bạn hãy ngâm một túi trà hoa cúc hoặc vài bông hoa cúc khô vào một cốc nước nóng. Để khoảng 1-2 phút, rồi chờ nguội.
  • Sử dụng để uống hoặc súc miệng sao cho nước trà bao bọc vết thương. Có thể lấy túi trà áp lên vết lở lưỡi để đạt hiệu quả tốt hơn. 

tra-hoa-cuc-giup-chua-lo-luoi-hieu-qua.webp

Trà hoa cúc giúp chữa lở lưỡi hiệu quả

Sử dụng nước ép khế chua

Trong khế chua chứa hàm lượng vitamin C cao, có tác dụng tăng sức đề kháng cơ thể, giúp vết lở lưỡi nhanh lành hơn. Bạn dùng 2-3 quả khế, ép lấy nước để uống hoặc ngậm, chia làm 2 lần. Thực hiện đều đặn hàng ngày để vết lở lưỡi nhanh biến mất.

Sử dụng mật ong 

Trong mật ong nguyên chất chứa vitamin, các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giúp làm lành vết thương. Vì vậy, sử dụng mật ong là cách điều trị lở lưỡi đơn giản tại nhà, được nhiều người áp dụng. 

  • Súc miệng trước với nước ấm. 
  • Sau đó, thoa một lớp mật ong lên vết loét. Thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày, bạn sẽ thấy vết loét biến mất chỉ sau vài ngày. 

Sử dụng sữa chua 

Trong sữa chua có một lượng vi khuẩn sống, giúp cân bằng hệ vi sinh ở khoang miệng. Ngoài ra, acid lactic trong sữa chua còn có tác dụng giảm viêm, giảm cảm giác đau rát ở vết nhiệt. Sử dụng sữa chua hàng ngày sẽ giúp bạn loại bỏ vết loét trong thời gian sớm nhất có thể.

  • Ăn sữa chua ít nhất ba lần một ngày, có thể chia một cốc sữa chua và ăn trong ngày.
  • Bạn cũng có thể kết hợp thêm một chút mật ong, hoa quả để làm cho hương vị thơm ngon hơn.

an-sua-chua-hang-ngay-de-chua-lo-luoi-tai-nha-don-gian.webp

Ăn sữa chua hàng ngày để chữa lở lưỡi tại nhà đơn giản

Sử dụng nước cốt dừa kết hợp dầu dừa 

Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, bạn có thể sử dụng dầu dừa để chữa lở lưỡi tại nhà. Ngoài ra, nước cốt dừa cũng tốt cho vết lở lưỡi, làm dịu cảm giác đau và thanh nhiệt cơ thể.

  • Bạn hãy dùng tăm bông thoa một lớp dầu dừa lên vết loét. Áp dụng 2 - 3 lần mỗi ngày và cách bữa ăn tầm 30 phút cho đến khi lành hẳn.
  • Đem cùi dừa xay lấy nước cốt, ngậm mỗi ngày hoặc hòa cùng nước dừa để uống vừa giúp chữa nhiệt lưỡi, vừa tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống nước cốt dừa 2 lần/ tuần vì nó có hàm lượng chất béo cao. 

Phòng ngừa kết hợp điều trị nhiệt lưỡi bằng cách thay đổi thói quen 

Hãy thay đổi lối sống từ bây giờ để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh lở lưỡi. Cụ thể: 

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ giúp phòng ngừa các bệnh nha khoa mà còn ngăn ngừa bệnh lở lưỡi.

  • Đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày. 
  • Lựa chọn bàn chải đánh răng với lông mềm vừa phải. Khi đánh răng cần cẩn thận, tránh tác động mạnh vào vết loét. 
  • Sử dụng nước súc miệng có tác dụng kháng khuẩn
  • Sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm tre để loại bỏ thức ăn thừa sót lại. 
  • Tránh sử dụng kem đánh răng có chứa Sodium Lauryl Sulfate. 

ve-sinh-rang-mieng-sach-se-giup-phong-ngua-va-gop-phan-tri-lo-luoi.webp

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp phòng ngừa và góp phần trị lở lưỡi

Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất nhiều tới nguy cơ bị nhiệt lưỡi. Một số thực phẩm tốt cho người hay bị lở lưỡi như: 

  • Các món ăn liên quan tới đậu: Đậu đen, đậu xanh, đậu nành,… có thể chế biến thành món ăn, chè, hoặc sữa hạt.  
  • Bột sắn dây, hoa quả giải nhiệt (cà chua, dứa,...).
  • Các loại rau xanh: Rau xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các loại rau giúp thanh nhiệt, giải độc tốt như: Rau má, rau diếp cá, rau ngót,...  

Bên cạnh đó, khi bị lở miệng, bạn nên tránh các thức ăn dễ gây kích ứng vết loét, làm tăng cảm giác đau xót như : 

  • Thức ăn và trái cây chứa nhiều acid, có vị chua.
  • Thức ăn cay nóng, quá mặn.
  • Cà phê, hút thuốc lá.  

Tuy lở lưỡi không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu thường xuyên bị sẽ ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề liên quan tới nhiệt lưỡi, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ trả lời giúp bạn sớm nhất. 

>>>XEM THÊM: Nguyên nhân nhiệt lưỡi và cách phòng ngừa hiệu quả TẠI ĐÂY

Thanh Hoa

Nguồn tham khảo:

https://healthyguide.com/how-to-prevent-canker-sores/#Avoid-Foods-That-Irritate-The-Mouth

https://archive.md/LcI5p

https://www.medicalnewstoday.com/articles/canker-sore-on-tongue

Bình luận

Bài viết nổi bật