Điểm mặt các nguyên nhân sưng lợi và cách điều trị hiệu quả!

Sưng lợi là bệnh nha khoa phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường xảy ra ở phần nướu quanh răng, gây khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân sưng lợi là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về nguyên nhân gây sưng lợi và cách điều trị hiệu quả.

Sưng lợi là bệnh gì?

Lợi là phần mô mềm màu hồng bao bọc xung quanh răng, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Do vậy, bạn nên chú ý tới tình trạng răng lợi khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như:

  • Lợi sưng đỏ.

  • Hơi thở có mùi hôi và không biến mất sau khi đánh răng. 

  • Tổ chức răng lỏng lẻo, lợi không bám chắc vào răng. 

Một số trường hợp bị sưng lợi mạn tính, người bệnh đã quen với các triệu chứng và không cảm thấy đau, không ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, bệnh sưng lợi có thể phát triển thành viêm lợi, viêm nha chu, gây mất răng, tụt lợi,... 

dau-hieu-sung-loi-la-loi-sung-do-de-chay-mau-va-hoi-tho-hoi.webp

Dấu hiệu sưng lợi là lợi sưng đỏ, dễ chảy máu và hơi thở hôi

Nguyên nhân sưng lợi 

Tình trạng sưng lợi có thể do các nguyên nhân dưới đây: 

Viêm lợi

Trong nhiều trường hợp, sưng lợi chính là dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm lợi. Đây là một dạng bệnh lý về lợi, xảy ra khi các vi khuẩn tích tụ trên mảng bám tấn công gây kích ứng lợi.

Viêm lợi thường là kết quả của việc vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ trên đường viền nướu răng. Mảng bám là một lớp màng bao gồm vi khuẩn và các mảnh thức ăn thừa lắng đọng trên răng. Mảng bám lâu ngày không được loại bỏ sẽ tạo thành cao răng, không thể tự làm sạch. 

Viêm nha chu

Bệnh viêm nha chu (hay còn gọi viêm chân răng) là tình trạng tổ chức răng trở nên lỏng lẻo. Bệnh tạo ra các khoảng trống giữa những kẽ răng tạo điều kiện để vi khuẩn tập trung lại và gây bệnh. 

Viêm nha chu là giai đoạn tiến triển của viêm lợi. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, gây ra các hậu quả khôn lường như: Răng lung lay, mất răng, tụt lợi,... 

viem-nha-chu-la-nguyen-nhan-gay-sung-loi-va-nhieu-benh-nha-khoa-khac.webp

Viêm nha chu là nguyên nhân gây sưng lợi và nhiều bệnh nha khoa khác

Sâu răng

Sâu răng cũng là một trong các lý do gây sưng lợi hay gặp. Khi các vi khuẩn tấn công sẽ phá hủy men răng và gây sưng lợi. 

Do đó, nếu lợi bị sưng tại một vị trí tái lại nhiều lần thì bạn nên đi kiểm tra tình trạng răng sâu của mình để có phương pháp điều trị kịp thời.

sau-rang-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-sung-loi.webp

Sâu răng là một trong những nguyên nhân sưng lợi

Hệ miễn dịch suy giảm

Khi hệ miễn dịch của cơ thể giảm sẽ làm suy yếu sức đề kháng của các tế bào niêm mạc lợi. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công dẫn đến sưng lợi.

Nguyên nhân làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể là: 

  • Căng thẳng, stress gây ức chế miễn dịch cơ thể, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khiến sưng lợi.
  • Các bệnh lý như ung thư, tiểu đường, HIV gây khó khăn trong việc chống lại những bệnh răng miệng.
  • Chế độ dinh dưỡng kém: Thiếu kẽm, vitamin C, vitamin A, vitamin D làm suy yếu sức đề kháng của niêm mạc lợi. 

Các yếu tố nguy cơ khác

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị sưng lợi. Cụ thể:

  • Tác dụng phụ khi dùng thuốc: Thuốc tránh thai, thuốc steroid, thuốc kháng histamin, các loại thuốc này làm thay đổi nội tiết tố hoặc gây ra chứng khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh.

  • Đeo răng giả không phù hợp, cài niềng răng, va chạm với lợi.

  • Thay đổi nội tiết tố: Mang thai, đến kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mãn kinh làm tăng sự nhạy cảm của cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh sưng lợi.

Cách điều trị sưng lợi 

Bệnh sưng lợi không gây nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh sưng lợi:

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc hay được chỉ định cho người bị sưng lợi như:

  • Thuốc kháng sinh: Tetracyclin, minocyclin, amoxicilin,... giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại yếu tố gây bệnh.
  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, ibuprofen, … giúp điều trị triệu chứng đau, khó chịu do sưng lợi.

Mẹo trị sưng lợi

Bạn có thể tham khảo các cách chữa sưng lợi bằng “mẹo dân gian” đơn giản tại nhà. Cụ thể: 

Sử dụng dầu đinh hương chữa sưng lợi

Dầu đinh hương là một phương pháp điều trị tại nhà thường được sử dụng để điều trị sưng nướu răng. Do đinh hương có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm nên có thể giúp giảm tình trạng sưng tấy, viêm lợi.

Bạn sẽ lấy 2-3 giọt dầu đinh hương, bôi lên phần nướu bị sưng và xoa bóp thật nhẹ nhàng. Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày cho đến khi tình trạng sưng lợi biến mất.

tinh-dau-dinh-huong-giup-dieu-tri-giam-trieu-chung-sung-loi.webp

Tinh dầu đinh hương giúp điều trị, giảm triệu chứng sưng lợi

Sử dụng nha đam chữa sưng lợi 

Gel nha đam có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa, giúp chữa lành vết sưng và đau ở nướu răng, tiêu diệt vi khuẩn có hại. Bạn có thể sử dụng nha đam điều trị sưng lợi theo các cách sau:

  • Cách 1: Lọc lấy phần gel nha đam bên trong rồi thoa lên vết sưng lợi khoảng 1-2 phút.
  • Cách 2: Lọc lấy phần gel nha đam bên trong, ngâm vào một cốc nước muối trong 30 phút rồi vớt ra đem đi xay lấy nước. Pha nước nha đam với nửa bát nước và 1 thìa muối thu được hỗn hợp dung dịch súc miệng giúp chữa sưng lợi.

Cả hai cách đều cần thực hiện đều đặn 2 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên

Theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa dẫn đến sưng lợi là do niêm mạc lợi mỏng manh. Do đó, muốn điều trị tận gốc bệnh sưng lợi, bạn cần phải tăng sức đề kháng cho niêm mạc và loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.

Bạn có thể lựa chọn sản phẩm kháng sinh có nguồn gốc từ thảo dược, chứa nano bạc cho tác dụng vượt trội, an toàn, lành tính với niêm mạc miệng.  

  • Nano bạc: Nghiên cứu năm 2014 đã chỉ ra, nano bạc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm trên diện rộng. Tại viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các chuyên gia đã nghiên cứu và cho thấy, chỉ cần một lượng nano bạc cỡ 1mg/L đã tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật gây bệnh này. Ngoài ra, nano bạc còn có tác dụng kích thích tổng hợp collagen, giúp vết viêm nhanh phục hồi hơn. 
  • Kẽm salicylate: Có tác dụng tăng sức đề kháng cho tế bào niêm mạc miệng, bảo vệ niêm mạc miệng khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh.

Vệ sinh răng miệng đúng cách 

Vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ là biện pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh sưng lợi, mà còn giúp cho tình trạng sưng lợi giảm đi nhanh chóng. Cụ thể:

  • Đánh răng thường xuyên 2 lần mỗi ngày, sau bữa ăn ít nhất 30 phút. Lựa chọn bàn chải đánh răng có lông mềm, phù hợp. Sử dụng nước súc miệng có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa các mảng bám trên răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa: Dùng chỉ nha khoa thay vì tăm tre để loại bỏ các mảng bám quanh răng, trong kẽ răng.

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin cần thiết về nguyên nhân sưng lợi và cách điều trị. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề liên quan tới nguyên nhân gây viêm lợi, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ trả lời giúp bạn sớm nhất.

>>>XEM THÊM: Sưng lợi nên làm gì? 3 cách chữa sưng lợi hiệu quả bạn cần biết TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo:

https://www.stylecraze.com/articles/simple-home-remedies-for-swollen-gums/

https://www.healthline.com/health/gums-swollen#causes

https://www.webmd.com/oral-health/guide/gum-problem-basics-sore-swollen-and-bleeding-gums

Bình luận

Bài viết nổi bật