Viêm lợi là bệnh răng miệng phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Đau nhức, khó chịu là những tác động trực tiếp mà bệnh gây ra cho người mắc. Vậy thực tế viêm lợi là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn những câu hỏi trên.
Viêm lợi là bệnh gì?
Tại Việt Nam, điều tra sức khỏe răng miệng được thực hiện vào năm 2017 cho thấy, 95% số người đến khám tại các trung tâm răng - hàm - mặt có biểu hiện của viêm lợi.
Bệnh viêm lợi (hay còn gọi viêm nướu) là tình trạng nhiễm trùng phần mô xung quanh răng. Khi bị viêm, lợi sẽ sưng đau, mềm bở và chuyển từ màu hồng sang đỏ ửng hay xanh xám gây viêm sưng lợi. Lúc đánh răng, lợi dễ chảy máu, thậm chí có thể gây chảy máu tự phát.
Dấu hiệu nhận biết viêm lợi
Các dấu hiệu của bệnh viêm lợi thường rất dễ nhận biết, có thể quan sát trực tiếp từ bên ngoài và cảm nhận được từ bên trong.
- Khi bị viêm lợi nhẹ, người bệnh thường thấy đau nhức lợi xung quanh, nhất là lúc ăn uống các thực phẩm nóng, lạnh. Đồng thời, vùng bị viêm lợi sẽ sưng tấy và căng mọng.
- Lợi có màu sắc bất thường, màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm, xuất hiện các mảng hoặc đốm trắng trên lợi.
- Khi đánh răng rất hay bị chảy máu hoặc tự nhiên chảy máu.
- Xuất hiện cao răng, các mảng bám răng.
- Tổ chức chân răng lỏng.
- Miệng hôi.
Chảy máu lợi khi đánh răng là dấu hiệu của viêm lợi
Nguyên nhân gây viêm lợi là gì?
Lợi có nhiệm vụ bảo vệ, che chở giữ cho chân răng được chắc chắn. Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm lợi, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chính gây bệnh viêm lợi nói riêng và các bệnh viêm nhiễm khoang miệng nói chung là do vi khuẩn, virus, nấm. Ở bệnh viêm lợi, là do việc vệ sinh răng miệng kém dẫn đến các mảng thức ăn thừa tồn tại lâu ngày trong khoang miệng, hình thành các mảng bám, cao răng - đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng sinh sôi, phát triển và tấn công niêm mạc lợi, gây bệnh viêm lợi.
Ngoài ra, một số yếu tố cũng góp phần gây bệnh viêm lợi như:
- Giảm tiết nước bọt: Một số thuốc (chống trầm cảm, lợi niệu,...) hoặc mắc các bệnhlàm giảm việc tiết nước bọt, gây khô miệng, tạo điều kiện cho những mảng bám và cao răng tích tụ dễ dàng hơn, từ đó gây viêm lợi.
- Nghiện rượu bia, thuốc lá.
Viêm lợi có nguy hiểm không?
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm lợi có thể dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm như:
- Viêm lợi có thể dẫn đến viêm nướu răng, lan tới các mô cơ, xương và thậm chí gây mất răng.
- Làm tăng nguy cơ đau tim, viêm phổi và đột quỵ.
- Trẻ sơ sinh có mẹ bị viêm lợi thì khi sinh ra thường bị nhẹ cân.
Cần làm gì để điều trị viêm lợi?
Tùy vào tình trạng, mức độ và nguyên nhân gây viêm lợi mà người mắc sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp bao gồm: Sử dụng thuốc, mẹo dân gian và kết hợp dùng sản phẩm thiên nhiên.
Sử dụng thuốc điều trị viêm lợi
Để điều trị viêm lợi, nước súc miệng, thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau,... là những loại thuốc được dùng. Cụ thể:
- Nước súc miệng: Nước súc miệng được coi là giải pháp hàng đầu để điều trị viêm lợi. Các loại nước súc miệng thường được dùng đó là súc miệng bằng muối, dầu dừa, tinh dầu sả, gel lô hội,... Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng các dung dịch chứa thành phần kháng khuẩn như: Chlorhexidin, chlorinedioxid, hexetidin,...
- Thuốc chống viêm steroid như: Diclophenac, meloxicam,... giúp chống viêm, giảm sưng, đau do viêm lợi.
- Thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau paracetamol, aspirin,... giúp giảm các triệu chứng sưng, đỏ, đau do viêm lợi.
- Thuốc kháng sinh: Các loại kháng sinh thường được sử dụng như: Beta-lactam, macrolid,... giúp tiêu diệt vi khuẩn tại vị trí viêm loét lợi. Sự kết hợp của spiramycin và metronidazol giúp tiêu diệt các vi khuẩn, đem lại hiệu quả tốt trong điều trị viêm lợi.
Sử dụng thuốc kháng sinh giúp điều trị viêm lợi
Mẹo trị viêm lợi tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc trị viêm lợi, người mắc có thể kết hợp dùng các mẹo trị viêm lợi đơn giản, dễ thực hiện. Dưới đây là một số mẹo trị viêm lợi thường gặp mà bạn có thể áp dụng:
- Trị viêm lợi bằng lá trầu không: Tinh dầu trong lá trầu không giúp chống viêm, ức chế vi khuẩn gây viêm lợi. Bạn sử dụng từ 5-7 là trầu không, rửa sạch, vò nát rồi đem đun sôi cùng 40ml nước trong khoảng 10 phút. Lọc lấy nước trầu không rồi đem súc miệng 2-3 lần/ngày. Thực hiện đến khi bệnh khỏi thì dừng.
- Trị viêm lợi bằng lá lốt: Lá lốt có vị cay, giảm sưng, giảm viêm, từ đó giúp tiêu diệt vi khuẩn. Để trị viêm lợi, bạn cần dùng khoảng 10 lá lốt đem rửa sạch, nghiền nhỏ, xay cùng 100ml nước ấm, lọc bỏ bã lấy nước để súc miệng vào buổi sáng tối đến khi bệnh thuyên giảm.
- Trị viêm lợi bằng mật ong: Được biết đến với nhiều công dụng trong làm đẹp, tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống nhiễm khuẩn,... mật ong còn sử dụng trong điều trị viêm lợi. Bạn hãy bôi mật ong trực tiếp lên bề mặt lợi bị viêm, chờ khoảng 15-20 phút để các dưỡng chất trong mật ong có thể thẩm thấu vào trong vết loét, sau đó súc miệng bằng nước lọc.
Cải thiện viêm lợi từ sản phẩm thiên nhiên
Ngoài các biện pháp trị viêm lợi kể trên, bạn có thể kết hợp sử dụng gel làm sạch miệng&kháng khuẩn với thành phần chính nano bạc và nhiều loại thảo dược khác như: Chiết xuất duối, đinh hương, neem,... giúp làm sạch, khử mùi hôi, kháng khuẩn và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi, từ đó hỗ trợ điều trị tình trạng viêm lợi hiệu quả. Tại viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các nhà khoa học đã nghiên cứu về khả năng diệt khuẩn của nano bạc với nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh khác nhau như E.coli, Coliform, S.aureus, P. aeruginosa, Aci.baumannii,... Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ cần một lượng nano bạc rất nhỏ cỡ 1mg/L đã tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật gây bệnh này ngay cả với những chủng vi khuẩn đa kháng rất nhiều loại kháng sinh.Với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, gel làm sạch miệng&kháng khuẩn chứa nano bạc an toàn, thân thiện với người dùng.
Sử dụng sản phẩm chứa nano bạc giúp cải thiện tình trạng viêm lợi
Chế độ ăn uống cho người bị viêm lợi
Khi bị viêm lợi, người mắc thường cảm thấy đau nhức, khó chịu, đau khi ăn. Do đó, việc hấp thu chất dinh dưỡng và tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng. Bởi vậy, khi bị viêm lợi, người mắc cần ưu tiên những thực phẩm sau đây:
- Ưu tiên thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: Ổi, bông cải xanh, ớt chuông,... giúp tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng.
- Thực phẩm chứa catechin - chất chống oxy hóa giúp ức chế sự hoạt động của vi khuẩn, bảo vệ nướu lợi. Người bệnh nên uống trà xanh mỗi ngày để cải thiện tình trạng viêm lợi.
- Đồ ăn chứa nhiều Omega 3 như: Cá hồi, hạt mắc ca, vừng, cá thu, hạt dẻ cười,... không chỉ tốt cho tim mạch mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Bên cạnh đó, khi bị viêm lợi, bạn cũng không nên sử dụng những thực phẩm sau:
- Đồ ăn nhiều đường như bánh kẹo, hoa quả sấy khô,... đều cần được hạn chế vì đây là những tác nhân gây sâu răng, khiến tình trạng viêm lợi nghiêm trọng hơn.
- Thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay đều được khuyến cáo không nên sử dụng do dễ gây kích ứng khiến nướu lợi sưng to hơn.
- Đồ ăn quá dai, cứng như thịt bò, thịt gà,... rất dễ bị mắc vào kẽ răng, gây khó khăn trong việc vệ sinh, gây sưng hoặc chảy máu chân răng.
Làm gì để phòng ngừa viêm lợi?
Viêm lợi hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng các biện pháp sau đây:
- Vệ sinh răng miệng thật kỹ là yếu tố quan trọng nhất để vi khuẩn, virus không thể xâm nhập: Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, thường xuyên dùng nước súc miệng để vệ sinh khoang miệng sau khi ăn.
- Không hút thuốc lá.
- Nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ chất bẩn, vi khuẩn trong kẽ răng.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, chất cồn.
- Nên lấy cao răng định kỳ để tránh tình trạng viêm lợi.
- Nên khám răng ít nhất 1 lần/ năm để phát hiện kịp thời các yếu tố nguy cơ có thể khiến bạn bị viêm lợi hoặc mắc các bệnh răng miệng khác.
Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch miệng giúp ngăn ngừa viêm lợi
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh viêm lợi. Điều này sẽ giúp bạn có thể phòng ngừa và điều trị viêm lợi hiệu quả nhất. Nếu còn băn khoăn gì về vấn đề viêm lợi, bạn hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ trả lời sớm nhất.
Thanh Hoa
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gingivitis/symptoms-causes/syc-20354453
https://www.medicalnewstoday.com/articles/241721#types
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10950-gingivitis-and-periodontal-disease-gum-disease