Sưng lợi nên làm gì? 3 cách chữa sưng lợi hiệu quả bạn cần biết

Sưng lợi là tình trạng răng miệng thường gặp ở nhiều người. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng sức khỏe răng miệng của bạn đang gặp vấn đề. Vậy sưng lợi nên làm gì? Dưới đây là 3 cách chữa sưng lợi hiệu quả mà bạn cần biết.

Sưng lợi là tình trạng răng miệng thường gặp ở nhiều người. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng sức khỏe răng miệng của bạn đang gặp vấn đề. Vậy sưng lợi nên làm gì? Dưới đây là 3 cách chữa sưng lợi hiệu quả mà bạn cần biết.

Tìm hiểu sưng lợi là bệnh gì?

Sưng lợi (hay sưng nướu) là tình trạng phần lợi bị sưng, nhô, phình to hơn so với lúc bình thường. Lúc này, phần lợi sưng tấy có thể che khuất một phần của răng. Màu sắc của lợi cũng thay đổi từ màu hồng sang màu đỏ khi bị sưng.

Đồng thời, phần lợi bị sưng cũng trở nên đau đớn, kích ứng và nhạy cảm hơn bình thường. Khi bạn thực hiện các hoạt động vệ sinh khoang miệng như đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa cũng có thể gây chảy máu ở phần lợi bị sưng này. 

Ngoài ra, bạn có thể gặp một số tình trạng khác đi kèm khi lợi bị sưng, bao gồm:

  • Hơi thở hôi.
  • Có mùi vị khó chịu trong miệng.
  • Lợi bị kéo ra khỏi răng.
  • Sưng đau phần hàm.
  • Lợi chảy mủ.
  • Sốt.

sung-loi-la-tinh-trang-bi-sung-dau-phinh-to-hon-so-voi-binh-thuong.webp

Sưng lợi là tình trạng lợi bị sưng, đau, phình to hơn so với bình thường

Nguyên nhân gây sưng lợi

Sưng lợi có thể là dấu hiệu của các bệnh về răng miệng. Tuy nhiên, một số vấn đề khác cũng có thể dẫn tới tình trạng sưng lợi. Cụ thể những nguyên nhân thường gây sưng lợi là:

Viêm lợi

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến lợi bị sưng. Khi bị viêm lợi, phần nướu răng sẽ bị kích ứng và sưng tấy, đau đớn. Các triệu chứng này có thể nhẹ và thường bị nhầm lẫn với những bệnh lý răng miệng khác. Vì vậy, người bệnh thường bỏ qua nó dẫn tới việc viêm lợi phát triển thành viêm nha chu, thậm chí gây mất răng. 

Viêm lợi thường xảy ra do các mảng bám trên răng và lợi không được vệ sinh sạch sẽ. Lâu ngày, những mảng bám này sẽ trở thành cao răng và không thể loại bỏ hoàn toàn bởi cách đánh răng hay dùng chỉ nha khoa. Dần dần, sự tích tụ cao răng ngày càng nhiều và cuối cùng dẫn tới viêm lợi. 

Các mảnh thức ăn kẹt trong răng

Những mảnh thức ăn kẹt trong kẽ răng cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng sưng lợi. Đặc biệt là khi các mảnh thức ăn cứng với kích thước lớn kẹt trong kẽ răng hoặc đọng lại trong nướu có thể gây kích ứng và sưng tấy khu vực nướu này. Tuy nhiên, tình trạng sưng nướu sẽ biến mất khi bạn lấy được những mảnh thức ăn này ra ngoài bằng cách chải, xỉa răng hay sử dụng chỉ nha khoa.

Thay đổi nội tiết tố

Sưng lợi cũng có thể xảy ra trong quá trình mang thai, dậy thì hoặc có kinh nguyệt. Lúc này, cơ thể tiết ra rất nhiều hormone làm gia tăng lượng máu tại phần lợi và khiến bộ phận này dễ bị sưng tấy, kích ứng hơn. 

Sự thay đổi nội tiết tố cũng khiến cơ thể suy giảm sức đề kháng trước các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng lợi. Hệ quả là bạn dễ mắc bệnh viêm lợi hơn trong những thời điểm này.

Thiếu hụt vitamin

Thiếu hụt vitamin B và vitamin C có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng sưng lợi. Hai vitamin này có vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc và sửa chữa răng lợi. Vì vậy khi thiếu hụt vitamin B và vitamin C, bạn rất dễ gặp tình trạng sưng, viêm lợi, chảy máu chân răng. 

cac-nguyen-nhan-gay-sung-loi-pho-bien-nhat.webp

Các nguyên nhân gây sưng lợi phổ biến nhất

Nhiễm trùng khoang miệng

Nhiễm trùng do nấm hoặc virus trong khoang miệng có thể gây sưng lợi. Các tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra bao gồm: 

  • Mụn rộp dẫn tới tình trạng viêm lợi - miệng (gingivostomatitis) với những vết loét, mụn nước trong khoang miệng và sưng tấy vùng lợi.
  • Bệnh tưa miệng: Là tình trạng phát triển quá mức của các loại nấm ký sinh ở miệng gây nhiễm trùng, sưng đau nướu răng. 
  • Áp xe răng: Tình trạng sâu răng, nứt răng không được phát hiện có thể dẫn tới việc vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, gây áp xe răng. Tình trạng này không được điều trị kịp thời có thể gây sưng lợi và lây lan viêm nhiễm ra khắp khoang miệng. 

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, bạn có thể bị sưng lợi bởi các vấn đề khác, cụ thể:

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
  • Nhạy cảm với các sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng, chỉ nha khoa,...
  • Sử dụng răng giả hoặc niềng răng quá chặt gây kích ứng lợi.

Cách điều trị và phòng ngừa sưng lợi

Mục tiêu chung của các phương pháp điều trị này là giảm tình trạng viêm, sưng lợi, đồng thời loại bỏ triệt để tác nhân gây bệnh. Cụ thể những liệu pháp thường được sử dụng bao gồm:

Điều trị sưng lợi an toàn tại nhà

Nếu tình trạng sưng, đau lợi của không quá nghiêm trọng, bạn có thể tham khảo một số mẹo giảm sưng tại nhà sau đây:

Chăm sóc răng miệng nhẹ nhàng: Bạn nên làm dịu phần nướu bị sưng bằng cách chải răng nhẹ nhàng và dùng chỉ nha khoa để làm sạch khu vực đang sưng. Bên cạnh đó, cần kết hợp súc miệng bằng nước muối để tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng. 

Uống nhiều nước: Nước sẽ kích thích sản xuất nước bọt có tác dụng sát khuẩn, làm suy yếu những vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.

Chườm: Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng có hiệu quả khá tốt. Hãy chườm nóng nếu bạn muốn giảm đau ở khu vực lợi bị sưng. Còn nếu muốn giảm sưng, bạn hãy chườm lạnh với đá.

Sử dụng các loại thuốc không kê đơn: Thuốc giảm đau, chống viêm không kê đơn sẽ giúp bạn giảm đau và sưng. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng những thuốc này bởi chúng có thể gây nhiều tác dụng phụ. 

chuom-nong-va-chuom-lanh-se-giup-giam-dau-do-sung-loi.webp

Chườm nóng và chườm lạnh sẽ giúp giảm đau do sưng lợi

Điều trị y tế theo chỉ dẫn của bác sĩ

Nếu tình trạng sưng lợi kéo dài hơn 2 tuần, bạn cần tới nha sĩ để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên triệu chứng bạn gặp phải hoặc thực hiện các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Trước hết, bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng đau lợi mà bạn đang gặp phải. Một số thông tin bạn cần cung cấp thường là về triệu chứng, thời điểm và tần suất diễn ra cơn đau. Ngoài ra, họ có thể hỏi về các yếu tố khác như liệu bạn có đang mang thai, có kinh nguyệt hay không, chế độ ăn uống như thế nào.

Tiếp theo, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm máu để xác định liệu có xảy ra nhiễm trùng hay không. Chụp X quang khoang miệng cũng có thể được thực hiện nếu nghi ngờ sưng lợi do tồn tại dị vật gây kích ứng, bệnh răng miệng hay do những nguyên nhân khác.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sưng lợi mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn điều trị theo phương pháp phù hợp. Cụ thể những phương pháp có thể được áp dụng bao gồm:

Sử dụng sản phẩm làm sạch răng: Bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng các loại nước súc miệng, kem đánh răng chuyên dụng có tác dụng giảm mảng bám, giảm tình trạng viêm lợi và không gây kích ứng khoang miệng.

Sử dụng thuốc: Các loại thuốc mỡ bôi miệng hoặc thuốc kháng sinh theo toa sẽ được sử dụng tùy theo tình trạng cụ thể và nguyên nhân gây bệnh của bạn.

Phẫu thuật: Nếu tình trạng sưng, viêm lợi của bạn quá nghiêm trọng thì biện pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định. Trong đó, cạo vôi răng và làm sạch sâu chân răng là hai phương pháp phổ biến nhất. Với 2 phương pháp này, nha sĩ sẽ loại bỏ phần nướu bị bệnh cũng như những mảng bám, cao răng, vôi răng trên chân răng để tránh lây lan bệnh sang phần nướu lành lặn xung quanh.

Sử dụng thảo dược chữa sưng lợi

Bên cạnh sử dụng thuốc tây, bạn nên kết hợp với các sản phẩm thảo dược giúp nâng cao hiệu quả điều trị sưng lợi. Ưu điểm của những sản phẩm này là mang lại hiệu quả tốt, lành tính và không gây kích ứng cho người bệnh. 

Cụ thể, bạn nên lựa chọn sản phẩm có thành phần từ nano bạc. Đây là nguyên tố tự nhiên đã được sử dụng từ lâu trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn khoang miệng.

Thành phần này đã được Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện nghiên cứu. Theo đó, kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần này có tác dụng chống lại những chủng vi sinh vật gây bệnh khác nhau khi sử dụng chỉ từ 1mg/L.

Đồng thời, khi kết hợp sử dụng nano bạc với những thảo dược như chiết xuất duối, đinh hương, chiết xuất neem,... sẽ làm tăng tác dụng sát khuẩn và gia tăng sức đề kháng cho tế bào khoang miệng. Sự kết hợp này vừa giúp cải thiện tình trạng viêm, sưng lợi ở hiện tại, đồng thời giải quyết tận gốc các tác nhân có thể gây hại tới sức khỏe răng miệng. 

nano-bac-co-cong-dung-tieu-diet-vi-khuan-gay-benh-khoang-mieng.webp

Nano bạc có công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh khoang miệng

Phòng ngừa sưng lợi tái phát

Bạn hoàn toàn có thể tránh tình trạng sưng lợi bằng những biện pháp rất đơn giản. Cụ thể, những hành động bạn cần thực hiện ngay từ bây giờ để phòng ngừa những bệnh răng miệng là: 

  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: Bạn nên chải răng đúng cách sau bữa ăn ít nhất 2 lần 1 ngày. Nên kết hợp sử dụng với chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng hoàn toàn cũng như tiêu diệt những vi khuẩn gây nướu răng.
  • Chế độ ăn uống cân bằng: Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C và canxi sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề về nướu.
  • Không sử dụng thuốc lá: Những người hút thuốc lá có tỷ lệ mắc bệnh răng miệng như xỉn màu, hôi miệng, viêm răng, viêm nướu,... rất cao. Vì vậy, bạn hãy cố gắng bỏ thuốc để hạn chế những bệnh này.
  • Thư giãn tinh thần: Khi bạn căng thẳng tinh thần, nồng độ hormone cortisol sẽ gia tăng. Điều này dẫn tới việc hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm khiến bạn dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn, bao gồm cả nhiễm trùng ở nướu răng. 
  • Khám nha sĩ định kỳ: Bạn cần thực hiện khám sức khỏe răng miệng định kỳ tại nha sĩ 6 tháng/lần. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ các yếu tố gây hại tới răng miệng ngay khi chúng vừa xuất hiện và chưa ảnh hưởng quá nghiêm trọng. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề sưng lợi, một tình trạng răng miệng có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng này. Sưng lợi thường không phải là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, bạn cần phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về sưng lợi, bạn có thể để lại thông tin hoặc bình luận dưới bài viết này để được tư vấn nhanh chóng nhất.

>>>XEM THÊM: Top 7 nguyên nhân gây viêm lợi hàng đầu cần phải biết TẠI ĐÂY

Thanh Hoa

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/gums-swollen#prevention

https://www.healthline.com/health/dental-and-oral-health/swollen-gums-with-braces#treatments

https://www.medicalnewstoday.com/articles/swollen-gums#causes

Bình luận

Bài viết nổi bật