Bệnh viêm lợi là gì?
Bệnh viêm lợi (hay viêm nướu) là tình trạng lợi bị sưng tấy, có màu đỏ, đau nhức và chảy máu khi chạm vào. Mặc dù bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày. Đồng thời, nếu không được điều trị triệt để, viêm lợi có thể phát triển thành viêm nha chu, thậm chí làm mất răng.
Mảng bám răng là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh viêm lợi. Mảng bám răng là màng sinh học của vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn), không màu và bám dính trên bề mặt răng. Khi tích tụ lâu ngày, mảng bám răng sẽ tạo ra độc tố gây kích ứng mô nướu, từ đó dẫn đến viêm lợi.
Bệnh viêm nướu răng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em. Vì trong giai đoạn này, trẻ chưa thể chủ động vệ sinh răng miệng, thường xuyên cắn móng tay hoặc ngậm đồ vật…
Bệnh viêm lợi thường phổ biến ở trẻ nhỏ vì trẻ chưa thể chủ động vệ sinh răng miệng
Nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh viêm lợi ở trẻ em. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là do mảng bám trên răng. Các mảng bám tích tụ lâu ngày trên bề mặt răng sẽ hình thành vôi răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi đó, mảng bám răng chứa vi khuẩn sẽ sản sinh ra các độc tố gây kích ứng nướu, dẫn đến viêm nướu.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này là do trẻ đánh răng không đúng cách, răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác làm trẻ bị sưng nướu răng như:
- Trẻ bị viêm lợi khi mọc răng;
- Chế độ ăn uống thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là vitamin C, K, B2 và kẽm;
- Trẻ ăn quá nhiều đồ nóng dẫn đến nhiệt miệng;
- Trẻ thường xuyên cắn móng tay hoặc nhai thức ăn cứng;
- Một số loại thuốc có thể làm giảm tiết nước bọt, khiến các mảng bám răng không được loại bỏ, từ đó gây ra bệnh nướu răng;
- Thở bằng miệng sẽ làm khoang miệng bị khô, thiếu nước bọt để rửa sạch các mảng bám và vi khuẩn trên răng, khiến bé bị viêm lợi.
Mảng bám răng là nguyên nhân trực tiếp làm trẻ bị viêm lợi
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm lợi
Ở mỗi giai đoạn phát triển của bệnh, trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, trẻ bị viêm lợi vẫn sẽ có một số biểu hiện chung mà cha mẹ cần lưu ý:
- Bé bị sưng lợi (phù nề) và chảy máu khi đánh răng
- Nướu răng có màu đỏ thẫm (nướu khỏe mạnh có màu hồng)
- Hơi thở có mùi khó chịu dù đã đánh răng
- Lợi bị tụt và để lộ chân răng
- Nướu mềm khi chạm vào
- Nướu xuất hiện các đốm trắng bất thường
- Xuất hiện các vết loét bên trong má, nướu và lưỡi
- Khi bệnh tiến triển nặng, trẻ bị viêm lợi và sốt, mệt mỏi, chán ăn hoặc bỏ bữa
Các giai đoạn phát triển của bệnh viêm lợi ở trẻ
Bệnh viêm lợi ở trẻ được chia thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn này, bệnh thường dễ phát hiện thông qua các triệu chứng như lợi bị sưng đỏ, mềm và dễ chảy máu khi đánh răng. Nếu được điều trị sớm, bệnh sẽ rất nhanh khỏi.
- Giai đoạn hai: Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn viêm. Khi đó, thức ăn dính trong kẽ răng và chân răng không được loại bỏ có thể gây nhiễm trùng. Ở giai đoạn này, lợi bị viêm có dấu hiệu sưng đỏ, chảy máu, đau nhức, khó chịu và có mùi hôi trong khoang miệng. Lợi bị viêm còn kéo theo nhiều biến chứng khác như răng của trẻ bị ố vàng, sức đề kháng suy giảm và thiếu hụt vitamin C ở lợi.
Bệnh viêm lợi có thể gây chảy máu khi đánh răng
Bệnh viêm lợi ở trẻ điều trị như thế nào?
Phương pháp điều trị viêm lợi sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng hoặc nhẹ của bệnh. Tuy nhiên, khi thấy có những dấu hiệu trẻ bị viêm lợi, cha mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế để được kiểm tra và có phương pháp điều trị thích hợp. Một số cách chữa viêm lợi ở trẻ nhỏ thường gặp là cạo vôi răng, sử dụng thuốc, phẫu thuật…
Loại bỏ mảng bám và vôi răng
Mảng bám và vôi răng là nguyên nhân trực tiếp gây viêm lợi ở trẻ. Chính vì thế, loại bỏ mảng bám và vôi răng được xem là cách chữa viêm lợi hiệu quả và nhanh chóng. Đồng thời, cạo vôi răng cũng giúp phòng ngừa các vấn đề về răng miệng ở trẻ.
Điều trị viêm lợi ở trẻ bằng thuốc kháng sinh
Khi bệnh viêm lợi trở nặng, xuất hiện các triệu chứng của nhiễm trùng như lợi bị sưng đỏ, đau nhức, chảy máu, sốt… thì trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị.
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc điều trị viêm lợi ở trẻ em như thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc corticosteroid, thuốc giảm đau thông thường. Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho trẻ súc miệng bằng thuốc súc miệng hoặc nước muối pha loãng để vệ sinh răng miệng.
Cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc kháng sinh khi trẻ bị viêm lợi nặng
Tiến hành phẫu thuật khi cần thiết
Viêm nha chu và tụt lợi chân răng là những biến chứng nặng nề của bệnh viêm lợi. Nếu không được điều trị kịp thời, những biến chứng này có thể gây mất răng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và làm trẻ thiếu tự tin khi giao tiếp.
Sử dụng sản phẩm chứa nano bạc
Bên cạnh những phương pháp điều trị y khoa kể trên, cha mẹ có thể sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần nano bạc để điều trị viêm lợi cho trẻ. Nano có đặc tính kháng khuẩn cao, có thể tiêu diệt hơn 650 loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm những chủng vi khuẩn kháng kháng sinh.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nano bạc có khả năng ức chế nhiều loại vi khuẩn trong khoang miệng. Ngoài ra, nano bạc còn có tác dụng tiêu diệt nấm Candida albicans, một loại nấm gây tổn thương trong khoang miệng.
Khi nano bạc tiếp xúc với vi sinh vật, nano bạc sẽ bao bọc tế bào của vi sinh vật và phá vỡ cấu trúc tế bào. Đồng thời, nano bạc ức chế quá trình trao đổi chất, ngăn chặn quá trình sao chép ADN, từ đó tiêu diệt các vi sinh vật trong khoang miệng một cách triệt để. Ngoài ra, nano bạc còn có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương nhờ cơ chế kích thích nguyên bào sợi, tăng tổng hợp collagen.
Nano bạc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, giúp hỗ trợ điều trị viêm lợi ở trẻ nhỏ
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm lợi ở trẻ
Để phòng ngừa trẻ bị viêm lợi, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau:
- Đánh răng cho trẻ ít nhất 2 lần/ngày.
- Hướng dẫn và hỗ trợ trẻ sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa trong kẽ răng.
- Cho trẻ sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm và thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần.
- Sử dụng kem đánh răng có chứa flour để ngăn ngừa viêm lợi.
- Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn hoặc nước muối ấm để phòng ngừa viêm lợi.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
- Cho trẻ đi khám răng định kỳ nhất 2 lần/năm.
Trẻ bị viêm lợi là tình trạng khá phổ biến, thường do mảng bám răng gây ra. Viêm lợi có thể điều trị triệt để nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về bệnh viêm lợi ở trẻ em, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn kịp thời và chính xác nhất.
Nguồn tham khảo:
https://www.newmouth.com/dentistry/pediatric/conditions/gingivitis/
https://www.nycpediatricdentist.com/preventing-and-treating-gingivitis-gum-disease-in-children/