Cách xử lý trẻ bị nhiệt lưỡi - Cẩm nang vàng dành cho ba mẹ

Nhiệt lưỡi ở trẻ là tình trạng viêm loét niêm mạc lưỡi gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi trẻ bị nhiệt lưỡi thường rất khó chịu và đau đớn, nhất là khi ăn uống. Vì vậy, cha mẹ cần chủ động tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề này để có cách xử lý kịp thời nhất.

Hiện tượng trẻ bị nhiệt lưỡi là gì?

Nhiệt lưỡi (lở lưỡi) ở trẻ là tình trạng trên lưỡi và trong niêm mạc miệng xuất hiện các vết loét nhỏ, gây cảm giác vướng víu và khó chịu cho trẻ, nhất là khi ăn uống.

Các vết loét tròn nhỏ ở lưỡi của trẻ gây hiện tượng lưỡi đỏ, hôi miệng và đau rát. Điều này có thể khiến bé bị sốt, biếng ăn, quấy khóc,...ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

tre-bi-nhiet-o-luoi-se-xuat-hien-cac-vet-loet-nho-tren-be-mat-luoi.webp

Trẻ bị nhiệt ở lưỡi sẽ xuất hiện các vết loét nhỏ trên bề mặt lưỡi

Nguyên nhân gây tình trạng nhiệt lưỡi ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé bị nhiệt lưỡi và sốt, trong đó có thể kể đến như:

  • Bé bị vật cứng (đũa, dĩa, xương, bàn chải đánh răng,...) hoặc vô tình cắn vào bên trong môi, má gây rách niêm mạc miệng.
  • Trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn cay nóng,... gây nóng trong người, dẫn đến tình trạng nhiệt lưỡi, nhiệt miệng.
  • Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch do bệnh tật, ăn uống thiếu chất, căng thẳng,... khiến sức khỏe bị suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công, gây nhiệt lưỡi.
  • Bé bị suy giảm chức năng gan, khi gan bị suy yếu hoặc tổn thương sẽ khiến quá trình loại bỏ độc tố trong cơ thể bị ảnh hưởng. Những độc tố này sẽ tích tụ lâu ngày ở niêm mạc miệng, gây nhiệt lưỡi, nhiệt miệng ở trẻ.
  • Trẻ bị nhiễm một số loại nấm và vi khuẩn dẫn đến nhiệt lưỡi, nhiệt miệng.
  • Trẻ nhỏ bị sâu răng, viêm chóp răng, viêm tủy răng, viêm chân răng,...
  • Trẻ bị thiếu kẽm, sắt, vitamin B12, vitamin C,...
  • Một số nguyên nhân khác: Trẻ dự ứng với thuốc và thực phẩm, mắc bệnh viêm đại tràng, bệnh Celiac, dị ứng với thành phần hóa học trong kem đánh răng, nhạy cảm với một số thực phẩm cà phê, socola, trứng, dứa, các loại hạt,....

Triệu chứng thường gặp khi trẻ bị nhiệt ở lưỡi

Đối với tình trạng trẻ nhỏ bị nhiệt lưỡi mức độ nhẹ sẽ có một số triệu chứng điển hình như:

  • Trẻ quấy khóc, lười ăn do đau rát.
  • Nước dãi chảy nhiều.
  • Nướu răng bị sưng, có thể chảy máu.
  • Xuất hiện đốm trắng to 1-2mm trên lưỡi hoặc trong niêm mạc miệng, đốm trắng phát triển to dần khoảng 10mm, khá mọng nước, sau đó vỡ ra gây viêm loét trên bề mặt lưỡi.
  • Đối với trường hợp nặng hơn, trẻ có thể bị sốt kèm hiện tượng nổi hạch ở cổ, lúc này cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra, tránh để xảy ra những biến chứng xấu hơn.

tren-luoi-tre-xuat-hien-dom-trang-to-1-2mm-sau-do-to-len-dan-va-vo-ra.webp

Trên lưỡi trẻ xuất hiện đốm trắng to 1-2mm, sau đó to lên dần và vỡ ra

Trẻ bị nhiệt lưỡi cha mẹ nên làm gì?

Mặc dù hiện tượng trẻ bị nhiệt lưỡi không quá nặng và có thể tự khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, tình trạng này lại gây đau đớn và khó chịu cho trẻ, vì vậy cha mẹ nên trang bị một số cách để khắc phục nhanh chóng và hiệu quả.

Sử dụng bài thuốc dân gian trị nhiệt lưỡi ở trẻ

Thay vì sử dụng tây y thường gây ra nhiều tác dụng phụ, quý phụ huynh có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian trị nhiệt lưỡi cho trẻ dưới đây:

Rau diếp cá hoặc rau ngót

Dùng một nắm rau diếp cá hoặc rau ngót đã rửa sạch và mang đi xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt. Cho thêm một ít mật ong vào nước ép và hòa tan thật đều tay. Bôi hỗn hợp lên vùng lưỡi, miệng có xuất hiện các vết nhiệt. Thực hiện bôi trong khoảng 3 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, vết loét khô nhanh hơn, trẻ cũng không còn khó chịu nữa.

Nước quả khế

Một mẹo chữa nhiệt miệng cho trẻ được nhiều phụ huynh lựa chọn đó là sử dụng nước ép khế tươi. Với cách này, bạn hãy chuẩn bị 3 quả khế tươi rửa sạch và mang đi xay nát. Sau đó cho vào nồi đun sôi, khi đun hãy cho thêm một ít đường phèn vào để trẻ dễ uống hơn. Chia nhỏ hỗn hợp sau khi đã đun sôi thành nhiều phần, cho trẻ ngậm và nuốt từ từ nhiều lần trong ngày.

Nước ép cam, quýt

Đây là những loại nước ép có chứa nhiều vitamin C, có tác dụng giảm viêm và giúp tăng sức đề kháng của bé. Mỗi ngày, cha mẹ có thể cho trẻ uống 1 ly nước ép cam, quýt để bổ sung năng lượng, giảm đau rát và giải nhiệt hiệu quả.

bo-sung-them-nuoc-ep-cam-quyt-cho-tre-de-cai-thien-nhiet-luoi-.webp

Bổ sung thêm nước ép cam, quýt cho trẻ để cải thiện nhiệt lưỡi 

Bột sắn dây

Mẹ có thể pha bột sắn dây với nước hoặc nấu bột cho trẻ ăn dặm để giảm đau, giải nhiệt và cải thiện tình trạng nhiệt lưỡi ở trẻ nhỏ.

Chè xanh

Nhờ vào khả năng sát khuẩn cao, chè xanh dễ dàng phát huy được công dụng giảm viêm, tiêu sưng. Mẹ có thể cho trẻ ngậm nước trà xanh và súc miệng trong 3 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.

Mật ong

Mật ong chứa nhiều chất ức chế và khử trùng nên nó được sử dụng để cải thiện nhanh tình trạng nhiệt lưỡi ở trẻ. Mẹ có thể cho trẻ ngậm mật ong hoặc dùng bông thấm mật ong và bôi vào vùng lưỡi, miệng bị loét.

Chú ý: Trẻ em dưới 1 tuổi sẽ không áp dụng phương pháp này.

Dùng sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên

Việc áp dụng những bài thuốc dân gian dù an toàn nhưng thường mất thời gian và công sức. Do đó, nhiều cha mẹ thông thái ngày nay đã lựa chọn sử dụng sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược tự nhiên.

Sản phẩm gel làm sạch miệng&kháng khuẩn có chứa thành phần thảo dược thiên nhiên: Nano bạc, chiết xuất neem, chiết xuất đinh hương, chiết suất duối, kẽm salicylate, đảm bảo an toàn sử dụng với mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ.

  • Nano bạc: Theo tài liệu nghiên cứu vào năm 2014, nano bạc có khả năng kháng khuẩn vượt trội, giúp tiêu diệt các vi khuẩn, virus và nấm gây hại, đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương.
  • Chiết xuất neem: Giúp giảm đau và tăng cường miễn dịch cho niêm mạc miệng, chống lại những tác nhân gây hại.
  • Chiết xuất đinh hương: Hoạt chất Eugenol trong đinh hương có tác dụng giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả.
  • Chiết xuất duối: Có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus và nấm, đồng thời làm thanh mát, giải độc cho cơ thể.
  • Kẽm salicylate: Có tác dụng chống lại sự tác động của vi khuẩn, giúp tăng sức đề kháng cho tế bào niêm mạc lưỡi, hạn chế tối đa nhiệt lưỡi tái phát.

Sản phẩm dạng gel nên rất tiện lợi, có thể mang đi bất cứ đâu, giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc bảo vệ trẻ trước chứng nhiệt lưỡi khó chịu.

nano-bac-co-tac-dung-khang-khuan-vuot-troi-giup-cai-thien-tinh-trang-tre-bi-nhiet-luoi.webp

Nano bạc có tác dụng kháng khuẩn vượt trội, giúp cải thiện tình trạng trẻ bị nhiệt lưỡi

Phòng ngừa tình trạng bé hay bị nhiệt lưỡi như thế nào?

Để phòng ngừa tình trạng nhiệt lưỡi ở trẻ, bố mẹ trẻ nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Sử dụng kem đánh răng không chứa thành phần natri lauryl sulfat cho trẻ.
  • Khuyến khích trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, cha mẹ nên cho trẻ dùng bàn chải đánh răng loại mềm. Đối với những trẻ nhỏ hơn, cha mẹ có thể dùng rơ lưỡi để vệ sinh khoang miệng một cách nhẹ nhàng.
  • Đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh và đủ chất cho trẻ nhỏ, thực đơn cần có đủ rau xanh, ngũ cốc và trái cây.
  • Hãy kiểm tra xem bé có bị dị ứng với loại thực phẩm nào hay không để tránh tình trạng kích ứng lưỡi.
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt tốt cho trẻ như: Không ăn quá no, không thức khuya, nghỉ ngơi đúng giờ,... Ngoài ra, tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước muối hàng ngày để làm sạch khoang miệng.

Trong trường hợp trẻ bị nhiệt lưỡi kèm biểu hiện sốt, phát ban,... hoặc đã áp dụng các cách trên không có hiệu quả thì cha mẹ nên đưa đi khám để phát hiện kịp thời và có phương án điều trị sớm, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến tình trạng trẻ bị nhiệt lưỡi. Hy vọng, qua những chia sẻ trên đây, quý phụ huynh sẽ biết được cách xử lý khi trẻ bị nhiệt lưỡi. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề này, vui lòng để lại câu hỏi ở phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ phản hồi sớm nhất.

>>>XEM THÊM: Chi tiết các cách chữa nhiệt lưỡi đơn giản, hiệu quả TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo:

https://tonguetieal.com/4-ways-to-tell-if-your-child-has-a-tongue-tie-and-what-to-do-about-it/

https://www.romper.com/parenting/when-should-a-baby-start-crawling

https://www.medicalnewstoday.com/articles/321891#causes

Bình luận

Bài viết nổi bật