Cách chữa nhiệt miệng dưới lưỡi hiệu quả, an toàn

Nhiệt miệng dưới lưỡi gây đau đớn khi ăn cho người bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vậy làm thế nào để chữa nhiệt miệng dưới lưỡi hiệu quả, an toàn? Nếu bạn cũng đang có chung thắc mắc như trên thì cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nhiệt miệng dưới lưỡi là bệnh gì?

Nhiệt miệng dưới lưỡi là hiện tượng thường gặp ở nhiều người. Đây là dạng bệnh khá phổ biến của nhiệt miệng với những vết loét không nằm trên bề mặt lưỡi mà lại nằm phía dưới. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc, đặc biệt khiến họ gặp khó khăn khi ăn uống.

Nhiệt miệng dưới lưỡi thường được cho là do hiện tượng nóng trong người. Hiện nay, y học hiện đại đã ghi nhận một số nguyên nhân gây nhiệt miệng khác như:

- Bệnh lý về răng: Sâu răng, viêm quanh răng, viêm tủy,…

- Do nhiễm khuẩn, nhiễm virus.

- Dị ứng với hóa chất nào đó trong kem đánh răng, nước súc miệng,…

- Đôi khi, áp lực, căng thẳng cũng có thể dẫn tới hiện tượng nhiệt miệng dưới lưỡi.

- Nhiệt miệng dưới lưỡi do thiếu vitamin B12, B9 và các khoáng chất như sắt, kẽm,…

nhiet-mieng-duoi-luoi-do-thieu-vitamin.webpnhiet-mieng-duoi-luoi-do-thieu-vitamin.webpnhiet-mieng-duoi-luoi-do-thieu-vitamin.webp

Nhiệt miệng dưới lưỡi do thiếu vitamin

Nhiệt miệng dưới lưỡi xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là do niêm mạc khoang miệng có cấu tạo mong manh nên khi sức đề kháng của tế bào niêm mạc miệng suy yếu sẽ dễ tổn thương và bị vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng tấn công. Bệnh rất dễ tái phát sau khi đã được điều trị. Do vậy, bạn cũng nên chuẩn bị cho mình những biện pháp để có thể sẵn sàng đối phó với tình trạng này.

>>> Xem thêm: Bị nhiệt miệng kéo dài phải làm sao?

Cách chữa nhiệt miệng dưới lưỡi hiệu quả

Nhiệt miệng dưới lưỡi khiến cho người mắc khó chịu và đau đớn. Do vậy, nhiều người muốn điều trị cho bệnh càng nhanh khỏi càng tốt. Chúng tôi xin giới thiệu một vài biện pháp hữu ích để điều trị nhiệt miệng dưới lưỡi như sau:

Sử dụng nước muối súc miệng

Nước muối giúp tiêu diệt nhiều vi khuẩn một cách nhanh chóng, có tác dụng sát khuẩn và làm vết loét nhanh lành hơn. Bạn nên súc miệng nước muối 2 - 3 lần mỗi ngày để đào thải vi khuẩn ra khỏi miệng liên tục.

Súc miệng nước muối giúp sát khuẩn và nhanh lành vết loét do nhiệt miệng

Súc miệng nước muối giúp sát khuẩn và nhanh lành vết loét do nhiệt miệng

Nước ép cà chua

Nước ép cà chua chứa một lượng lớn vitamin C, đây là chất có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh về răng miệng. Vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho da và niêm mạc. Đồng thời cũng kích thích sự gắn kết các mô trong cơ thể và khiến cho vết thương mau lành. Bạn có thể ăn cà chua sống hoặc ép lấy nước uống mỗi ngày. Lưu ý, không nên uống nước cà chua vào lúc đói vì có thể gây kích thích dạ dày.

Mật ong

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng chống viêm, kháng khuẩn của mật ong. Đây cũng là chất có tác dụng kích thích, khiến các vết thương trên da và niêm mạc chóng lành. Do đó, mật ong đem lại hiệu quả tích cực trong điều trị bệnh nhiệt miệng. Bạn có thể thoa trực tiếp mật ong vào vết loét dưới lưỡi và ngậm để vết loét mau lành. Thực hiện 2 - 3 lần mỗi ngày.

Các biện pháp kể trên sẽ giúp bạn giảm nhanh triệu chứng nhiệt miệng dưới lưỡi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để đạt hiệu quả tốt nhất trong điều trị.

Bình luận

Bài viết nổi bật