[XEM NGAY] Tụt lợi và những thông tin cần biết để phòng ngừa, điều trị 

Tụt lợi là tình trạng bệnh lý đang lo ngại của nhiều người do tính thẩm mỹ kém và dễ bị ê buốt, mất răng. Thống kê cho thấy 50% người có độ tuổi từ 18 - 64 gặp phải tình trạng tụt lợi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những nguyên nhân phổ biến, triệu chứng và cách điều trị tụt lợi để giúp người bệnh lấy lại được nụ cười khỏe đẹp. 

Tụt lợi là tình trạng bệnh lý đang lo ngại của nhiều người do tính thẩm mỹ kém và dễ bị ê buốt, mất răng. Thống kê cho thấy 50% người có độ tuổi từ 18 - 64 gặp phải tình trạng tụt lợi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những nguyên nhân phổ biến, triệu chứng và cách điều trị tụt lợi để giúp người bệnh lấy lại được nụ cười khỏe đẹp. 

Bệnh tụt lợi có triệu chứng gì?

Lợi (hay nướu răng) là một phần của niêm mạc miệng, có vai trò bảo vệ, nâng đỡ và giữ chân răng chắc chắn. Lợi khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt, có kết cấu chắc chắn, ôm sát răng.

Tụt lợi là tình trạng chân răng bị lộ ra ngoài do nướu di chuyển lên trên về phía chân răng. Khi tình trạng tụt lợi xảy ra, phần chân răng lộ ra ngoài dễ tích tụ vi khuẩn gây bệnh răng lợi. Nếu không điều trị kịp thời, các mô nâng đỡ và cấu trúc răng có thể bị tổn thương, thậm chí người bệnh có thể bị mất răng. Hầu hết mọi người không biết họ bị tụt lợi vì bệnh tiến triển âm thầm. 

  • Dấu hiệu đầu tiên thường là ê buốt răng.
  • Nhận thấy răng trông dài hơn, sờ được một vết khía gần đường viền nướu. 
  • Một số trường hợp có các dầu hiệu đi kèm như: Sưng lợi, chảy máu chân răng khi đánh răng, hơi thở có mùi.

Tụt lợi có thể xảy ra ở cả hàm dưới và hàm trên, có thể khu trú ở một răng hoặc ảnh hưởng đến nhiều răng.

tut-loi-gay-mat-tham-my-hoi-tho-hoi-va-nhieu-bien-chung-khac.webp

Tụt lợi gây mất thẩm mỹ, hơi thở hôi và nhiều biến chứng khác

Nguyên nhân tụt lợi 

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng tụt lợi hở chân răng như các bệnh về lợi, tuổi tác, vệ sinh răng miệng không đúng cách,…

Do bệnh về lợi 

Nguyên nhân phổ biến nhất gây các bệnh về lợi là do sự tích tụ lâu ngày của mảng bám. Khi mảng bám không được loại bỏ hoàn toàn, nó có thể cứng lại tạo thành cao răng màu vàng ở phần chân răng tiếp giáp với lợi.

Một số các bệnh về lợi hay gặp phải như: Viêm lợi, viêm nha chu, chảy máu chân răng,... nếu không được

điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng tụt lợi, thậm chí là mất răng. 

viem-loi-viem-nha-chu-khong-dieu-tri-kip-thoi-se-dan-den-tut-loi.webp

Viêm lợi, viêm nha chu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tụt lợi 

Vấn đề tuổi tác 

Nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh tụt lợi tăng dần theo tuổi tác, đặc biệt là sau 50 tuổi. Điều này do thời gian tiếp xúc cùng với các tác động khiến giảm sức khỏe răng miệng như: Bàn chải đánh răng cứng, kem đánh răng, các bệnh nha khoa,... và các yếu tố làm suy giảm miễn dịch của cơ thể như: Các loại thuốc ức chế miễn dịch, bệnh lý cơ thể,... 

Do thường xuyên hút thuốc kéo dài

Hút thuốc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe răng miệng. Hút thuốc thường xuyên có thể gây các bệnh như: Hôi miệng, ung thư miệng, vàng răng, và trong đó có bệnh tụt lợi. Những người sử dụng thuốc lá thường mắc chứng khô miệng và dễ hình thành mảng bám cao răng gây bệnh về nướu.  

hut-thuoc-thuong-xuyen-la-mot-trong-cac-nguyen-nhan-gay-tut-loi.webp

Hút thuốc thường xuyên là một trong các nguyên nhân gây tụt lợi 

Mất men răng hoặc tổn thương răng

Một nguyên nhân tụt lợi mà hầu hết mọi người không để ý là do mất men răng từ từ. Lớp men răng gần nướu rất mỏng manh và khi bị bong ra sẽ dẫn đến tình trạng tụt lợi. 

Những thói quen thường ngày có thể gây mất men răng, thậm chí làm tổn thương răng như:

  • Thói quen nghiến răng: Hầu hết những người có thói quen nghiến răng khi ngủ thường không phát hiện ra điều này. Dần dần, tác động lên lớp men mỏng, làm lớp men bị mất đi đồng thời còn làm chấn thương khớp cắn.
  • Đánh răng quá mạnh: Nhiều người nghĩ rằng chải răng thật mạnh, chọn bàn chải có lông cứng hơn sẽ giúp loại bỏ mảng bám trên răng. Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm và là nguyên nhân gây ra tụt lợi ở rất nhiều người.   

Chỉnh nha chưa đúng cách

Có thể bạn chưa biết, chỉnh nha chưa đúng cách cũng là một nguyên nhân gây tụt lợi. Trong chỉnh nha bằng niềng răng, nha sĩ sẽ dùng lực siết của mắc cài để dịch chuyển vị trí của răng một cách từ từ. Khi lực siết của mắc cài quá lớn sẽ tạo áp lực lên chân răng và nướu, lâu dần có thể gây tụt lợi. 

Bên cạnh đó, chỉnh nha đeo niềng còn khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn bình thường. Nếu bạn vệ sinh không cẩn thận, lâu dần sẽ tạo thành mảng bám cao răng. Còn nếu đánh răng sai cách, dùng lực quá mạnh có thể làm bung mắc cài, tác động vào chân răng gây chảy máu. 

Tụt lợi có ảnh hưởng như thế nào?

Tụt lợi chân răng mặc dù có cách chữa trị nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng sau:

  • Gây mất thẩm mỹ: Khi bị tụt lợi, phần chân răng bị lộ ra ngoài sẽ làm răng bị dài ra nhiều hơn, xuất hiện các kẽ răng ở dưới làm thức ăn dễ mắc kẹt lại, gây mất thẩm mỹ.
  • Ê buốt răng: Do tụt lợi làm lộ phần chân răng và cổ răng không được bảo vệ, do đó khi ăn đồ lạnh, nóng hay lúc đánh răng đều cảm thấy ê buốt.
  • Biến chứng mất răng: Nếu như tụt lợi chân răng kèm theo chảy máu thì có thể dẫn đến tình trạng răng bị lung lay, thậm chí mất răng.

tut-loi-chan-rang-gay-mat-tham-my-anh-huong-toi-suc-khoe-cua-rang.webp

Tụt lợi chân răng gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới sức khỏe của răng

Cách điều trị tụt lợi hiệu quả 

Hiện nay, có rất nhiều cách chữa tụt lợi như: Sử dụng dược liệu kháng sinh, sử dụng các mẹo tại nhà, can thiệp y khoa phẫu thuật hoặc không phẫu thuật,… Cụ thể:

Sử dụng sản phẩm kháng sinh từ thảo dược thiên nhiên 

Điều trị tụt lợi và các bệnh răng miệng khác bằng giải pháp gel làm sạch miệng&kháng khuẩn có thành phần chính nano bạc. Với khả năng kháng khuẩn, kháng virus vượt trội, nano bạc hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành y tế, cụ thể: 

  • Theo nghiên cứu năm 2014, nano bạc có tác dụng kháng khuẩn trên cả vi khuẩn Gram âm, Gram dương và các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. 
  • Khả năng kháng khuẩn mạnh của nano bạc có được nhờ đặc tính kháng khuẩn của ion bạc và diện tích bề mặt lớn của các hạt nano. Hiệu quả của các hạt nano bạc phụ thuộc vào nồng độ và kích thước của chúng. Hạt có kích thước càng nhỏ có thể diệt khuẩn ở nồng độ thấp.
  • Nano bạc còn có tác dụng kích thích nguyên bào sợi, tăng tổng hợp collagen giúp đẩy nhanh tốc độ lành vết thương. Đảm bảo an toàn sử dụng với mọi đối tượng kể cả trẻ nhỏ. 
  • Với sản phẩm gel làm sạch và kháng khuẩn, bạn chỉ cần thoa gel lên vùng tổn thương 3-4 lần/ ngày vô cùng tiện lợi. Sử dụng thường xuyên sẽ giúp đẩy lùi tình trạng tụt lợi, góp phần phòng ngừa các bệnh về răng miệng, giúp răng chắc khỏe hơn.

Các mẹo chữa tụt lợi tại nhà

Ngoài các biện pháp trên, bạn có thể tham khảo cách chữa tụt lợi đơn giản tại nhà. Cụ thể:

Sử dụng dầu dừa chữa tụt lợi 

Dầu dừa không chỉ có tính sát khuẩn, mà còn giúp làm lành vết thương, chống viêm, làm dịu cảm giác đau.

  • Sau khi ăn, đánh răng hoặc súc miệng sạch sẽ.
  • Sử dụng dầu dừa bôi trực tiếp lên vùng bị tụt lợi khoảng 3 lần mỗi ngày, thực hiện đều đặn để nhận thấy kết quả rõ rệt.

dau-dua-giup-dieu-tri-viem-khang-khuan-khi-bi-tut-loi.webp

Dầu dừa giúp điều trị viêm, kháng khuẩn khi bị tụt lợi

Dùng mật ong để chữa tụt lợi

Trong mật ong chứa các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nên hoàn toàn có thể sử dụng mật ong để chữa trị tụt lợi tại nhà. Các bước thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bạn cần đánh răng và súc miệng sạch sẽ sau khi ăn khoảng 30 phút. 
  • Sau đó, dùng mật ong bôi lên vùng bị ảnh hưởng và xoa nhẹ cho mật ong thấm đều, tạo thành một lớp mỏng bám trên lợi. 

Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày, tình trạng tụt lợi sẽ được đẩy lùi và giảm thiểu các triệu chứng viêm, sưng. 

Cạo vôi răng

Tình trạng tụt lợi nhẹ có thể được nha sĩ điều trị bằng cách làm sạch sâu vùng bị ảnh hưởng, còn gọi là cạo vôi răng. Cạo vôi răng sẽ làm sạch các mảng bám và cao răng tích tụ trên bề mặt răng và vùng tiếp giáp giữa chân răng và lợi.

lay-cao-rang-dinh-ky-se-giup-ban-tranh-khoi-nguy-co-bi-tut-loi.webp

Lấy cao răng định kỳ sẽ giúp bạn tránh khỏi nguy cơ tụt lợi

Can thiệp phẫu thuật y khoa

Điều trị phẫu thuật y khoa nhằm khôi phục hình dạng và chức năng của răng, nướu và xương bị tổn thương do tụt lợi gây ra. Cụ thể:

  • Phẫu thuật ghép mô mềm: Để thay thế mô nướu bị mất, một lượng nhỏ mô sẽ được lấy từ vòm miệng của bạn và bù đắp lại vào vị trí bị ảnh hưởng. Quy trình này kết hợp làm sạch sâu sẽ giúp phục hồi phần chân răng lộ ra ngoài và ngăn tụt lợi tái phát. 
  • Tái tạo mô: Biện pháp này giúp cho xương hoặc mô nướu bị tổn thương phát triển trở lại. Sau khi làm sạch sâu răng và lợi, nha sĩ sẽ sử dụng vật liệu tái tạo giúp kích thích sự tái phát triển của mô hoặc xương ở khu vực bị tụt lợi.  

Lời khuyên giúp phòng bệnh tụt lợi 

Dưới đây là một số thói quen trong sinh hoạt sẽ giúp bạn phòng ngừa tụt lợi chân răng: 

  • Tuân thủ kỹ năng đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách. Lựa chọn bàn chải đánh răng lông mềm vừa phải, vệ sinh răng miệng đều đặn ít nhất 2 lần/ ngày.
  • Không hút thuốc lá.
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần.
  • Chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ. Nếu bị tụt lợi thì nên tránh ăn các đồ quá nóng hoặc quá lạnh, vì có thể gây ê buốt. 

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin tổng quát liên quan đến bệnh tụt lợi. Bệnh tụt lợi tuy không quá nguy hiểm nhưng bạn vẫn nên chú ý phòng ngừa phát hiện, điều trị sớm để tránh biến chứng nặng nề hơn. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề liên quan tới bệnh tụt lợi, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ trả lời giúp bạn sớm nhất. 

Nguồn tham khảo:

https://www.medindia.net/patients/patientinfo/gum-recession.htm

https://www.beverlyhillsladentist.com/blog/what-causes-gum-recession/

https://www.webmd.com/oral-health/guide/receding_gums_causes-treatments

https://www.smilecliniq.com/gum-recession.php

Bình luận

Bài viết nổi bật