Viêm lợi uống thuốc gì? - Chia sẻ từ chuyên gia

Bệnh viêm lợi là tình trạng bị sưng lợi, lợi có màu đỏ, dễ bị đau và chảy máu khi chạm vào. Viêm lợi nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến viêm nha chu, thậm chí là mất răng. Vậy viêm lợi uống thuốc gì? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy dành ít phút đọc ngay bài viết dưới đây nhé.

Viêm lợi uống thuốc gì?

Thông thường, bệnh viêm lợi ở mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ và sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn. Tuy nhiên, khi tình trạng viêm lợi trở nên nghiêm trọng, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm non-steroid hoặc thuốc giảm đau.

Nhóm thuốc kháng sinh

Khi răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ, các mảng bám tích tụ lâu ngày sẽ hình thành vôi răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm lợi. Nếu bệnh viêm lợi không được chữa trị kịp thời, lợi chảy máu nhiều kèm theo tình trạng thức ăn dính trong kẽ răng có thể gây nhiễm trùng lợi. 

Lúc này, người bệnh cần phải sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn trú ngụ ở nướu răng. Những loại kháng sinh này bao gồm:

  • Tetracycline: Có đặc tính kháng khuẩn, giúp giảm viêm và ngăn chặn collagenase, một loại protein có khả năng phá hủy xương và mô liên kết.
  • Azithromycin: Làm giảm sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nướu và viêm nha chu, đặc biệt những bệnh nhân hút nhiều thuốc.
  • Ciprofloxacin: Được sử dụng trong trường hợp viêm lợi có liên quan đến vi khuẩn A. actinomycetemcomitans. 
  • Amoxicillin: Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn bằng cách tác động vào thành tế bào của vi khuẩn. Điều này làm cho vi khuẩn tự phân hủy do các enzyme tự phân hủy của thành tế bào.

thuốc kháng sinh azithromycin làm giảm sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi.webp

Thuốc kháng sinh azithromycin làm giảm sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi

Thuốc kháng viêm non-steroid

Thuốc kháng viêm non-steroid là loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ sốt. Người bị viêm lợi sử dụng thuốc chữa viêm lợi kháng viêm non-steroid sẽ giúp giảm các triệu chứng sưng tấy, đỏ và đau.

Thuốc kháng viêm non-steroid giảm đau, chống viêm nhờ khả năng ức chế enzym cyclooxygenase (COX). Đây là enzym tham gia vào quá trình sản xuất prostaglandin (PG), một hoạt chất trung gian gây viêm, đau. Ngoài ra, thuốc còn làm bền vững màng lysosom, giúp hạn chế giải phóng enzym của lysosom trong thực bào, từ đó giúp giảm triệu chứng viêm.

Một số loại thuốc kháng viêm non-steroid điều trị viêm lợi thường gặp là ibuprofen, diclophenac, meloxicam…

viem-loi-uong-thuoc-gi-thuoc-khang-viem-non-steroid-ibuprofen.webp

Viêm lợi uống thuốc gì? - Thuốc kháng viêm non-steroid ibuprofen

Nhóm thuốc corticosteroid

Nhóm thuốc corticosteroid có đặc tính kháng viêm mạnh, giúp giảm các triệu chứng sưng đau, mẩn đỏ do viêm nướu gây ra. Một số loại thuốc corticosteroid thường gặp như prednisolon, dexamethason, betamethason…

Khi bị viêm lợi, các bạch cầu sẽ di chuyển đến vùng mô bị viêm và tiêu diệt các vi khuẩn, virus gây bệnh. Thuốc kháng viêm corticosteroid sẽ ức chế sự di chuyển của bạch cầu về ổ viêm. Đồng thời, thuốc corticosteroid còn ức chế enzym COX và phospholipase A2. Những enzym tham gia vào quá trình tổng hợp prostaglandin, chất gây viêm và đau.

Các loại thuốc giảm đau thông thường

Khi bị viêm lợi, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường để giảm triệu chứng đau. Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế giảm truyền các tín hiệu đau đến não và tăng cường khả năng chịu đau của cơ thể.

Một số loại thuốc giảm đau thường gặp như paracetamol, aspirin… Tuy nhiên, không nên dùng aspirin trong trường hợp viêm lợi gây ra tình trạng chảy máu. Vì thuốc có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, kéo dài thời gian chảy máu.

thuoc-aspirin-dieu-tri-viem-loi-khong-nen-dung-trong-cac-truong-hop-loi-bi-chay-mau.webp

Thuốc aspirin điều trị viêm lợi không nên dùng trong các trường hợp lợi bị chảy máu

Chữa viêm lợi bằng bài thuốc dân gian

Từ lâu, các bài thuốc trị viêm nướu răng bằng thảo dược tự nhiên đã được ông cha ta áp dụng và mang lại hiệu quả rất cao. Một số bài thuốc viêm lợi bằng phương pháp dân gian gồm:

Bài thuốc chữa viêm lợi bằng dầu đinh hương

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu đinh hương có khả năng ngăn ngừa mảng bám và giảm viêm nướu răng. Bởi tinh dầu đinh hương có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và đặc tính kháng khuẩn, sát trùng. Ngoài ra, thành phần chính của dầu đinh hương là eugenol, một chất gây tê có tác dụng giảm đau và ức chế khả năng hoạt động của các tác nhân gây bệnh.

Cách thực hiện:

  • Nhỏ 3 giọt tinh dầu đinh hương vào 200ml nước, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp hòa tan vào nhau.
  • Súc miệng bằng hỗn hợp vừa pha sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ. 
  • Thực hiện từ 2-3 lần/tuần tình trạng viêm lợi sẽ thuyên giảm rõ rệt.

tinh-dau-dinh-huong-giup-giam-viem-nuou-rang-hieu-qua.webp

Tinh dầu đinh hương giúp giảm viêm nướu răng hiệu quả

Bài thuốc dân gian chữa viêm lợi bằng lá ổi

Lá ổi chứa rất nhiều tanin, oxalic, phosphoric, vitamin C và các chất chống oxy hóa… Những hoạt chất này có tác dụng chống viêm, giảm đau, kiểm soát mảng bám và bảo vệ nướu răng trước sự tấn công của vi khuẩn. Điều này giúp lá ổi có tác dụng cải thiện tình trạng viêm lợi hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá ổi bằng nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn.
  • Đun sôi lá ổi từ 5-10 phút để tinh chất trong lá ổi tiết ra rồi tắt bếp.
  • Cho 1 thìa cà phê muối vào nước lá ổi, khuấy đều cho đến khi muối tan hết.
  • Sử dụng nước lá ổi súc miệng từ 2-3 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Bài thuốc trị viêm lợi bằng lá lốt

Lá lốt có tác dụng giảm viêm, giảm đau nhanh chóng và tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Đồng thời, lá lốt còn có tác dụng tăng cường lưu thông máu đến vùng nướu bị viêm, từ đó giúp cung cấp dưỡng chất, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 10 lá lốt, đem rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào máy xay.
  • Cho thêm 1 thìa cà phê muối và 100ml nước ấm. 
  • Tiến hành xay nhuyễn hỗn hợp cho đến khi hỗn hợp thành dung dịch nước đặc nhuyễn thì lọc bỏ bã.
  • Súc miệng bằng nước lá lốt sau khi đánh răng 2 lần/ngày. Sau 1 tuần, bạn sẽ thấy tình trạng viêm lợi thuyên giảm rõ rệt.

la-lot-co-tac-dung-giam-viem-giam-dau-nhanh-chong-va-tieu-diet-vi-khuan-trong-khoang-mieng.webp

Lá lốt có tác dụng giảm viêm, giảm đau nhanh chóng và tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng

Cách chữa viêm lợi bằng sản phẩm thảo dược tự nhiên

Hiện nay, các sản phẩm điều trị viêm lợi răng được bào chế từ thảo dược tự nhiên đang được rất nhiều người ưa chuộng. Chúng có ưu điểm đơn giản, nhanh gọn và không tốn nhiều công sức. Đồng thời, vì được bào chế từ nhiều loại thảo dược khác nhau nên sản phẩm giúp đẩy nhanh quá trình điều trị viêm lợi.

Một số thành phần thường gặp trong các sản phẩm thảo dược điều trị viêm lợi là chiết xuất đinh hương, chiết xuất neem, chiết xuất duối và đặc biệt là nano bạc. Nano bạc có thể tiêu diệt hơn 650 chủng vi khuẩn khác nhau, trong đó có khoảng 250 chủng gây bệnh. 

Nano bạc tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng theo 3 cơ chế sau:

  • Ngăn chặn quá trình trao đổi chất của vi sinh vật.
  • Phá hủy màng tế bào của vi khuẩn, virus và nấm.
  • Ngăn chặn sự nhân lên của vi sinh vật trong khoang miệng.

nano-bac-co-the-tieu-diet-hon-650-chung-vi-khuan-bao-gom-250-chung-gay-benh.webp

Nano bạc có thể tiêu diệt hơn 650 chủng vi khuẩn, bao gồm 250 chủng gây bệnh

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi “Viêm lợi uống thuốc gì?” Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thuốc chữa viêm lợi, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí, kịp thời và chính xác nhất.

>>>XEM THÊM: Người bị viêm lợi kiêng ăn gì để không làm bệnh trầm trọng hơn? TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/dental-and-oral-health/gingivitis-home-remedy#first-line-treatments

https://www.singlecare.com/conditions/gingivitis-treatment-and-medications

https://www.champlinfamilydental.com/blog/2020/07/treating-gum-disease-with-antibiotics

Bình luận

Bài viết nổi bật