Người bị viêm lợi kiêng ăn gì để không làm bệnh trầm trọng hơn?

 

Bị viêm lợi kiêng ăn gì là vấn đề nhiều người quan tâm bởi có những loại thực phẩm sẽ làm tình trạng viêm, sưng lợi trở nên trầm trọng hơn nếu sử dụng quá nhiều. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những loại thực phẩm bạn cần tránh khi bị viêm lợi.

Người bị viêm lợi kiêng ăn gì?

Khi bị viêm lợi, người mắc không nên sử dụng một số loại thực phẩm có thể khiến bệnh nặng hơn như thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chứa các chất kích thích,... Cụ thể đó là:

Thực phẩm cay, nóng

Đồ ăn cay nóng như: Ớt, sa tế, mỳ cay, tương ớt, nước nóng… là những thực phẩm bạn cần tránh xa khi bị viêm lợi. Viêm lợi một phần do cơ thể nóng quá mà sinh ra. Nếu bạn tiếp tục nạp vào cơ thể đồ ăn cay nóng sẽ khiến tình trạng viêm lợi trở nên trầm trọng hơn. Khi ăn đồ cay, nóng sẽ khiến vết loét thêm bỏng rát, đau nhức dẫn tới quá trình điều trị kéo dài thêm. 

Đồ ăn nhiều đường

Đường là nguồn thức ăn dồi dào cho vi khuẩn gây ra vết nhiệt, viêm lợi. Do đó nếu sử dụng quá nhiều đồ có chứa lượng đường lớn như: Kẹo, bánh, bắp rang bơ,... sẽ vô tình cung cấp thức ăn cho vi khuẩn và giúp chúng phát triển mạnh mẽ hơn. Điều đó đã tạo điều kiện cho viêm lợi phát triển mạnh hơn. Do đó, khi bị viêm lợi, bạn nên tránh các loại đồ ngọt như: Caramel, kẹo cứng,...

nguoi-bi-viem-loi-can-tranh-do-an-chua-nhieu-duong.webp

Người bị viêm lợi cần tránh đồ ăn chứa nhiều đường

Thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Thực phẩm chứa nhiều tinh bột như bánh mì trắng, gạo,... khi hấp thụ đều được chuyển hóa thành đường rất nhanh, không tốt cho người bị viêm lợi. Do đó, thay vì ăn các thực phẩm chứa carbs đơn giản đã qua chế biến từ bột mì trắng, bạn hãy cố gắng sử dụng thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.

Thực phẩm chứa các chất kích thích

Cà phê, rượu, bia và đồ uống chứa cồn sẽ làm giảm lưu lượng nước bọt góp phần gây viêm lợi. Bởi vậy, bạn nên cố gắng hạn chế sử dụng những thực phẩm này hoặc phải súc miệng ngay với nước sau khi dùng đồ uống chứa caffeine. 

Nước đá, đá viên, đồ lạnh

Không chỉ đồ quá nóng mà đồ lạnh nước đá cũng là tác nhân khiến viêm lợi lâu khỏi. Bởi khi đó, các dây thần kinh của nướu lợi sẽ trở nên nhạy cảm hơn với những kích thích tác động từ môi trường bên ngoài.

khong-nen-dung-nuoc-da-do-lanh-khi-bi-viem-loi.webp

Không nên dùng nước đá, đồ lạnh khi bị viêm lợi

Người bị viêm lợi cần lưu ý gì khi điều trị?

Để quá trình điều trị viêm lợi có được kết quả tốt nhất, một số vấn đề sau nhất định bạn cần phải lưu ý:

 

  • Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày, nên thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa. Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào mỗi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Tốt nhất bạn nên đánh rau ngay sau khi ăn, điều này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời loại bỏ thức ăn thừa còn kẹt lại trên răng, từ đó không làm nặng thêm tình trạng viêm lợi.
  • Ngoài việc chải răng đúng cách, để tránh tổn thương cho nướu lợi, bạn cũng nên để ý đến chất liệu bàn chải phải đủ mềm, không quá cứng tránh gây xước lợi. Ngoài ra, thay bàn chải đánh răng từ 3 - 4 tháng/ lần cũng hạn chế vi khuẩn phát triển gây viêm lợi.
  • Ưu tiên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám, thức ăn thừa trên kẽ răng thay vì dùng tăm. Việc này giúp hạn chế chảy máu ở lợi, chân răng. 
  • Sử dụng nước súc miệng hàng ngày để giữ sạch khoang miệng.

su-dung-chi-nha-khoa-lam-sach-mieng-giup-viem-loi-nhanh-khoi.webp

Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch miệng, giúp viêm lợi nhanh khỏi

Bên cạnh chế độ ăn uống và sử dụng thuốc, người bệnh viêm lợi nên dùng thêm sản phẩm hỗ trợ từ thiên nhiên như gel làm sạch miệng&kháng khuẩn có thành phần chính từ nano bạc. Là một chất sát khuẩn tự nhiên, nano bạc giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi bằng cách phá vỡ cấu trúc vi khuẩn, từ đó vô hiệu hóa sự phát triển của chúng. Ngoài nano bạc, sản phẩm còn là sự kết hợp của nhiều thảo dược khác như:

  • Chiết xuất duối giúp thanh nhiệt, giải độc, thông huyết, cầm máu, sát trùng,...
  • Chiết xuất neem có tác dụng chống viêm mạnh, nhiều nghiên cứu cho thấy, chiết xuất lá neem hỗ trợ điều trị các bệnh răng miệng như nhiệt miệng, viêm lợi, viêm nướu,... rất tốt.
  • Chiết xuất đinh hương giúp sát khuẩn, làm thơm và sạch miệng.
  • Chitosan được biết đến với công dụng điều trị vết thương, vết bỏng, chữa lành vết thương, tạo lớp màng bảo vệ vết loét không trầm trọng hơn.
  • Kẽm salicylate giúp tăng cường sức đề kháng của răng lợi.

Với sự kết hợp trên, gel làm sạch miệng&kháng khuẩn thảo dược giúp hỗ trợ điều trị viêm lợi an toàn, hiệu quả và thân thiện với cơ thể.

Nhìn chung, bên cạnh việc nắm rõ người viêm lợi kiêng ăn gì, người bị viêm lợi vẫn phải tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ nha khoa, kết hợp với thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày để có thể nhanh chóng hồi phục. Nếu còn điều gì băn khoăn về vấn đề viêm lợi không nên ăn gì, bạn hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ giúp bạn trả lời sớm nhất.

Thanh Hoa

Nguồn tham khảo:

https://www.dallasdentalwellness.com/foods-avoid-periodontal-disease/

https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?contenttypeid=1&contentid=4062

https://www.harborviewdentalhealth.com/2019/08/15/foods-that-cause-gum-disease/

https://www.jungleroots.com/post/pediatric-dentist-phoenix-how-food-impacts-gingivitis

Bình luận

Bài viết nổi bật