Trẻ bị nhiệt miệng: Cha mẹ cần làm gì giúp trẻ hết đau rát?

Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ là tình trạng phổ biến, gây viêm loét niêm mạc miệng. Khi trẻ bị nhiệt miệng thường khó chịu, đau đớn và quấy khóc, chán ăn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về nhiệt miệng ở trẻ để cha mẹ biết cách xử lý kịp thời. 

Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ là tình trạng phổ biến, gây viêm loét niêm mạc miệng. Khi trẻ bị nhiệt miệng thường khó chịu, đau đớn và quấy khóc, chán ăn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về nhiệt miệng ở trẻ để cha mẹ biết cách xử lý kịp thời. 

Trẻ bị nhiệt miệng có biểu hiện gì?

Nhiệt miệng là những vết loét nhỏ ở trên niêm mạc miệng. Chúng thường được tìm thấy nhiều nhất ở bên trong môi hoặc má, trên vòm miệng, trên lưỡi hoặc trên đường viền nướu. Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện thành một cụm hoặc chỉ bị một vết loét duy nhất. 

Một số biểu hiện phổ biến khi trẻ bị nhiệt miệng, bao gồm:

  • Vết loét phẳng, thường có màu trắng hoặc màu vàng với đường viền màu đỏ, kích thước khoảng 2mm.
  • Gây đau khi chạm phải hoặc khi dính nước, từ đó khiến trẻ hay quấy khóc, khó khăn trong ăn uống và nói chuyện.
  • Trẻ chảy nhiều nước bọt. 
  • Thường không sốt, tuy nhiên nếu viêm loét nghiêm trọng có thể dẫn đến sốt, sưng hạch bạch huyết. 

Nhiệt miệng ở trẻ thường khỏi sau 1-2 tuần và có khả năng tái phát lại nhiều lần nếu không thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa.

Trẻ bị nhiệt miệng có thể xuất hiện ở má, lưỡi, trong môi,...

Trẻ bị nhiệt miệng có thể xuất hiện ở má, lưỡi, trong môi,...

Nguyên nhân nhiệt miệng ở trẻ em

Có nhiều yếu tố khác nhau để xem xét nguyên nhân nhiệt miệng ở trẻ như: Độ tuổi, thời gian xuất hiện vết loét và các triệu chứng đi kèm. Một số nguyên nhân phổ biến được cho là gây nên tình trạng nhiệt miệng ở trẻ, cụ thể: 

Suy giảm miễn dịch

Những yếu tố gây giảm miễn dịch của trẻ như: ốm, sốt cảm cúm, bệnh lý, sử dụng thuốc thay đổi miễn dịch,... tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhiệt miệng ở trẻ. Với trường hợp trẻ mắc bệnh lý gây suy giảm miễn dịch như: HIV, ung thư, nhiễm khuẩn,... các mẹ cần lưu ý vì nhiệt miệng xảy ra thường nặng và lâu khỏi hơn. 

Vi khuẩn và virus

Đề kháng ở trẻ nhỏ thường yếu, do đó dễ bị nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn gây viêm loét miệng như: 

  • Bệnh nha khoa: Trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh nha khoa, điển hình là sâu răng. Cùng với việc vệ sinh răng miệng không sạch, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ gây nhiệt miệng. 
  • Bệnh tay chân miệng: Đây là bệnh do virus Coxsackie gây ra và có thể lây lan qua đường tiêu hóa hoặc hô hấp. Khi bị bệnh tay chân miệng, trẻ thường bị các vết loét nhỏ, đỏ trong miệng, lưỡi cũng như ở lòng bàn tay, bàn chân. Đây là điểm khác biệt giúp mẹ phân biệt với nhiệt miệng thông thường ở trẻ. 
  • Bệnh herpes: Bệnh do virus herpes thường xảy ra ở trong và ngoài môi, xuất hiện các mụn rộp chứa nước, có thể lây lan trong miệng. 

Nguyên nhân nhiệt miệng ở trẻ bao gồm: giảm miễn dịch, virus và vi khuẩn tấn công, tổn thương niêm mạc,...

Nguyên nhân nhiệt miệng ở trẻ bao gồm: giảm miễn dịch, virus và vi khuẩn tấn công, tổn thương niêm mạc,...

Tổn thương ở miệng

Đây là nguyên nhân phổ biến gây nhiệt miệng ở trẻ. Do trẻ nhỏ có niêm mạc miệng mỏng manh, dễ bị tổn thương bởi các tác động bên ngoài như: cắn vào miệng, chải răng mạnh, đồ ăn cứng chọc vào miệng,... Vết thương nếu không được chăm sóc kỹ sẽ bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm loét. 

Dinh dưỡng kém

Chế độ ăn kém dinh dưỡng không chỉ gây nhiệt miệng ở trẻ mà còn nhiều bệnh khác nữa. Bổ sung các vitamin C, vitamin A, vitamin B12 và các khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.  

Khi nào trẻ bị nhiệt miệng cần đến gặp bác sĩ?

Một trong những câu hỏi mà cha mẹ đặt ra đầu tiên là: Trẻ bị nhiệt miệng có cần đến gặp bác sĩ không, có nguy hiểm không? Thông thường, các vết nhiệt miệng sẽ biến mất sau 1-2 tuần, nhưng vẫn còn một số trường hợp. Nếu thấy trẻ bị đau dữ dội, vết loét bị viêm nhiễm nặng, hoặc tái phát nhiều lần mỗi năm, hoặc kéo dài hơn 3 tuần, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám. Ngoài ra, nếu bạn không chắc liệu vết phồng rộp hoặc tổn thương có thực sự là nhiệt miệng hay không, hãy gặp bác sĩ kiểm tra để tránh nhầm với bệnh khác. 

Cách điều trị nhiệt miệng ở trẻ

Điều trị nhiệt miệng ở trẻ phụ thuộc vào các triệu chứng, tuổi tác và sức khỏe chung của con bạn. Mục tiêu chủ yếu khi điều trị là giúp giảm bớt các triệu chứng nhiệt miệng. 

Dùng mẹo điều trị

Các bài thuốc dân gian chữa nhiệt miệng được ông bà ta từ xưa ưa chuộng như: 

  • Rau ngót: Lấy một nắm rau ngót đem đi rửa sạch, để ráo nước rồi mang đi giã hoặc xay. Lọc lấy phần nước cốt, có thể cho thêm một ít muối hoặc mật ong. Dùng tăm bông thấm hỗn hợp lên các vết nhiệt và để khô. Thực hiện đều đặn 2-3 lần/ ngày sẽ giúp giảm triệu chứng nhiệt miệng ở trẻ.
  • Nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin C: Các mẹ có thể chọn nước ép khế chua, cam hoặc quýt chứa nhiều vitamin tốt cho trẻ bị nhiệt miệng. Đặc biệt, các loại quả trên đều chứa hàm lượng cao vitamin C, giúp giảm các triệu chứng viêm, tăng sức đề kháng cho trẻ và giải nhiệt cơ thể.
  •  Sắn dây: Các mẹ đều biết bột sắn dây có rất nhiều tác dụng tốt, giúp chữa nóng trong và chữa nhiệt miệng hiệu quả. Với bột sắn dây, các mẹ có thể pha uống hoặc nấu bột ăn dặm cho trẻ sử dụng hàng ngày. 
  • Mật ong: Mật ong là mẹo chữa nhiệt ở miệng rất hay được mọi người áp dụng tại nhà, đơn giản mà hiệu quả. Bôi một lớp mật ong lên vết nhiệt sẽ giúp nhiệt miệng mau lành hơn. 

Các mẹo trên có cách thực hiện rất đơn giản, tiện lợi cho các mẹ chăm sóc bé ở nhà. Tuy nhiên, các mẹo trên không sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. 

Một số mẹo trị nhiệt miệng ở trẻ tương đối hiệu quả

Một số mẹo trị nhiệt miệng ở trẻ tương đối hiệu quả

Sử dụng gel làm sạch miệng an toàn cho trẻ

Bên cạnh các mẹo chữa dân gian ở trên, biện pháp dùng gel bôi trị nhiệt miệng đang được nhiều mẹ lựa chọn hơn cả. Bởi trẻ bị nhiệt miệng do nguyên nhân chính là niêm mạc miệng bị tấn công bởi vi khuẩn, virus. Chính vì vậy, biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất là làm sạch miệng và tăng đề kháng cho tế bào niêm mạc miệng. Các mẹ có thể lựa chọn sản phẩm chứa các thành phần như: Nano bạc, chiết xuất đinh hương, chiết xuất duối, kẽm salicylate, chitosan… với tác dụng cụ thể: 

  • Nano bạc: Các nhà khoa học đã nghiên cứu về khả năng diệt khuẩn của nano bạc với nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh khác nhau như E.coli, Coliform, S.aureus, P. aeruginosa, Aci.baumannii,... Kết quả cho thấy, nano bạc có khả năng tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật gây bệnh này ngay cả với những chủng vi khuẩn đa kháng rất nhiều loại kháng sinh.
  • Chiết xuất đinh hương: Hoạt chất Eugenol trong đinh hương có tác dụng kháng viêm tốt. Từ đó, giảm khó chịu khi trẻ bị nhiệt miệng, giảm các triệu chứng sưng, đau rát, đỏ.
  • Chiết xuất duối: Với tác dụng ức chế sự tích tụ và phát triển của vi khuẩn, chiết xuất duối không chỉ giúp cải thiện nhiệt miệng mà còn phòng ngừa các bệnh nha khoa khác ở trẻ. 
  • Kẽm salicylate: Niêm mạc miệng ở trẻ mỏng manh, rất dễ bị tấn công. Do đó, bổ sung kẽm salicylate sẽ giúp tăng sức đề kháng cho tế bào niêm mạc khoang miệng, chống lại sự tấn công của vi khuẩn và virus.

Đặc biệt, các thành phần trên đều có nguồn gốc chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, đảm bảo an toàn khi sử dụng cho trẻ nhỏ. Các mẹ có thể yên tâm lựa chọn vì sản phẩm dạng gel có mùi, vị dễ chịu và tiện lợi khi sử dụng.

Biện pháp giúp phòng ngừa nhiệt miệng tái phát ở trẻ

Mặc dù không có cách nào chắc chắc để phòng ngừa nhiệt nhiệt tái phát ở trẻ, nhưng các mẹ có thể khuyến khích con vệ sinh răng miệng và ăn uống đầy đủ để giảm khả năng nhiệt miệng tái diễn.

Giữ gìn sinh răng miệng

Thực hành vệ sinh răng miệng tốt bằng cách đánh răng thường xuyên, đều đặn 2 lần/ ngày. Chải răng cho trẻ thật nhẹ nhàng và sử dụng bàn chải đánh răng kích cỡ phù hợp, lông mềm với trẻ. Khi đánh răng, nên cố gắng tránh va chạm vào vết loét và lựa chọn kem đánh răng hương vị nhẹ nhàng. 

Đối với trẻ trên 6 tuổi, các mẹ có thể cho trẻ súc miệng từ 1-2 lần/ ngày. Lựa chọn nước súc miệng không chứa cồn, có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm. 

Giữ gìn vệ sinh răng miệng giúp phòng ngừa nhiệt miệng ở trẻ

Giữ gìn vệ sinh răng miệng giúp phòng ngừa nhiệt miệng ở trẻ

Chế độ ăn uống phù hợp

Khi trẻ bị nhiệt miệng sẽ dẫn đến khó khăn khi ăn uống, chán ăn. Do vậy, các mẹ nên cho trẻ ăn các thực phẩm mềm, không gây kích ứng tới vết nhiệt. Đặc biệt, nên cho trẻ uống nhiều nước khi bị nhiệt miệng để tránh tình trạng khô miệng làm vết loét nặng hơn. 

Bổ sung cho trẻ các vitamin và chất khoáng từ rau củ, trái cây tươi như: rau ngót, rau mồng tơi, rau má, của cải, cà chua, cam, chanh, dưa,...

Tránh thức ăn cay, mặn và đồ uống có ga vì chúng có thể làm cho vết nhiệt trở nên đau đớn, lâu lành hơn.

Hãy chắc chắn rằng trẻ không sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào mà chúng bị dị ứng hoặc nghi ngờ có thể bị dị ứng.  

Bài viết trên đã cung cấp cho các mẹ những thông tin cần thiết khi trẻ bị nhiệt miệng. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề liên quan tới bệnh nhiệt miệng ở trẻ, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ trả lời giúp bạn sớm nhất.

Bình luận

Bài viết nổi bật