Tổng hợp các nguyên nhân gây nhiệt miệng bạn cần biết

Hiểu rõ các nguyên nhân gây nhiệt miệng sẽ giúp bạn biết được cách phòng ngừa tình trạng này từ sớm. Mặc dù không gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhưng nhiệt miệng vẫn có thể khiến người mắc bị ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Các nguyên nhân gây nhiệt miệng phổ biến nhất

Nhiệt miệng được gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, những yếu tố  dưới đây được xem là các nguyên nhân phổ biến, hay gặp nhất:

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Vệ sinh răng miệng không thường xuyên và sai cách không chỉ gây nhiệt miệng mà còn có thể gây ra hàng loạt các bệnh về khoang miệng khác như: Viêm lợi, nha chu, viêm nướu,... 

Thói quen ít đánh răng sẽ khiến thức ăn không được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi miệng, dễ đọng lại tại các kẽ răng, tạo mảng bám đồng thời tại môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nhiệt miệng.

Bên cạnh đó, việc sử dụng bàn chải quá cứng hoặc lực đánh răng quá mạnh sẽ khiến nướu, lợi,... bị tổn thương. Khi các mô này bị trầy xước sẽ khiến cho vi khuẩn, virus dễ tấn công và tạo thành các vết lở loét trong khoang miệng.

Sử dụng thuốc đánh răng chứa nhiều thành phần Sodium lauryl sulfate sẽ khiến cho nguy cơ bị nhiệt miệng tăng cao. Ngoài ra, thói quen sử dụng tăm để xỉa răng cũng gây tổn thương nướu lợi và tạo các kẽ hở của răng khiến thức ăn bị mắc kẹt nhiều hơn.

Chế độ dinh dưỡng không khoa học

Nghiên cứu cho thấy, nhiệt miệng có thể xảy ra khi cơ thể thiếu hụt một số loại vitamin như: Vitamin B2, B3, B12, C. Trong đó,  vitamin B2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục các mô bị tổn thương, nếu thiếu hụt vitamin này sẽ khiến cho tình trạng nhiệt miệng tái lại nhiều lần, gây đau răng, viêm lợi,... Vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, do đó chế độ ăn nghèo vitamin C sẽ khiến bạn dễ bị vi khuẩn tấn công và gây nhiệt miệng.

thieu-hut-vitamin-nhom-B-cung-gay-ra-tinh-trang-nhiet-mieng.webp

Thiếu hụt vitamin nhóm B cũng gây ra tình trạng nhiệt miệng

Do mắc phải các bệnh răng miệng

Nhiều trường hợp nhiệt miệng còn là biểu hiện của một số bệnh lý khác như:

  • Nấm miệng (Candida) làm  xuất hiện các mảng trắng và đỏ trong miệng, hình thành các vết nhiệt miệng.
  • Bệnh Herpes simplex gây mụn rộp ở miệng và cũng có thể gây ra vết loét, nhiệt miệng.
  • Lichen planus: Đây là phát ban ngứa mạnh tính, gây viêm trong miệng hoặc trên da, người bệnh cũng sẽ có những vết nhiệt miệng.
  • Bệnh tay chân miệng gây ra các mảng đỏ nhỏ và đau đớn xuất hiện trên các bộ phận này của cơ thể. 
  • Bệnh bạch sản gây ra các mảng màu xám trắng xuất hiện gần như bất cứ nơi nào trong miệng.
  • Ung thư miệng: Khi bị ung thư miệng có thể gây lở loét và tổn thương trong miệng.

Thói quen ăn đồ cay nóng

Hầu hết những người có sở thích ăn đồ ăn cay nóng , đặc biệt vào mùa đông đều gặp phải tình trạng nhiệt miệng. Nguyên nhân bởi tính cay nóng của đồ ăn có thể khiến niêm mạc miệng bị bỏng, gây lở miệng và có thể sinh mụn nhọt trong khoang miệng.

Nếu tiếp tục giữ thói quen ăn đồ cay nóng trong thời gian dài có thể khiến tình trạng nhiệt miệng bị tái đi tái lại nhiều lần và khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

thoi-quen-an-do-cay-nong-se-khien-ban-doi-mat-voi-nguy-co-nhiet-mieng.webp

Thói quen ăn đồ cay nóng sẽ khiến bạn đối mặt với nguy cơ nhiệt miệng

Do sự thay đổi nội tiết tố

Nhiệt miệng cũng có thể được gây ra bởi sự thay đổi của các yếu tố nội tiết tố. Phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt hay đang mang thai đều thường bị nhiệt miệng. Bởi khi đó có sự thay đổi mạnh mẽ ở nội tiết tố, tăng giảm khó kiểm soát. Khi đó, khí âm trong người sẽ tích tụ gây nóng trong và dẫn tới hệ quả mụn nhọt, viêm loét, nhiệt miệng, lở loét tại các mô trong khoang miệng.

Phòng ngừa nhiệt miệng từ sản phẩm thiên nhiên

Để phòng ngừa nhiệt miệng, hiện nay việc sử dụng sản phẩm thiên nhiên chứa nano bạc được nhiều người lựa chọn. Nano bạc là một chất sát khuẩn tự nhiên có hoạt tính rất mạnh. Các nghiên cứu đã cho thấy, chỉ với một lượng rất nhỏ nano bạc cũng có thể tiêu diệt được hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh, kể cả vi khuẩn kháng kháng sinh.

Ngoài ra, sản phẩm còn chứa nhiều loại thảo dược có tác dụng diệt khuẩn và giúp vết thương nhanh lành như: Chiết xuất duối, chiết xuất đinh hương, chiết xuất neem,... Do đó, sản phẩm gel làm sạch miệng&kháng khuẩn chứa nano bạc đem lại hiệu quả rất tốt cho người bị nhiệt miệng, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

nano-bac-giup-cai-thien-tinh-trang-nhiet-mieng-hieu-qua.webp

Nano bạc giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng hiệu quả

Như vậy, với những nguyên nhân gây nhiệt miệng mà bài viết đã cung cấp chắc hẳn bạn đọc đã nắm rõ để có thể tự phòng ngừa cho mình căn bệnh khó chịu này. Nếu còn vấn đề gì còn băn khoăn, hãy để lại câu hỏi để được chuyên gia giải đáp sớm nhất.

Nguồn tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21754-mouth-sore

https://www.webmd.com/oral-health/ss/slideshow-mouth-problems

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324680

 

Bình luận

Bài viết nổi bật