TOP 5 nguyên nhân hôi miệng hàng đầu và cách phòng ngừa

Chứng hôi miệng là hiện tượng hơi thở có mùi lạ, xảy ra tạm thời hoặc lâu dài. Hôi miệng là bệnh lý răng miệng thông thường, ước tính chiếm tỷ lệ 25% dân số. Tuy bệnh không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới vấn đề giao tiếp và tâm lý người mắc. Vậy hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân hôi miệng hàng đầu và cách phòng ngừa hiệu quả nhé!

Chứng hôi miệng là hiện tượng hơi thở có mùi lạ, xảy ra tạm thời hoặc lâu dài. Hôi miệng là bệnh lý răng miệng thông thường, ước tính chiếm tỷ lệ 25% dân số. Tuy bệnh không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới vấn đề giao tiếp và tâm lý người mắc. Vậy hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân hôi miệng hàng đầu và cách phòng ngừa hiệu quả nhé!

Nguyên nhân gây hôi miệng

Chứng hôi miệng phổ biến ở mọi lứa tuổi và có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Tìm hiểu về 5 nguyên nhân hôi miệng hàng đầu sẽ giúp bạn loại bỏ tình trạng hơi thở có mùi và cải thiện sức khỏe răng miệng. 

Hôi miệng do mắc bệnh về răng miệng 

Nguyên nhân phổ biến nhất gây hôi miệng là do các vấn đề về răng miệng như: 

  • Sâu răng, viêm chân răng, viêm tủy răng.
  • Viêm nha chu, viêm nướu, viêm lợi.
  • Chứng khô miệng, giảm tiết nước bọt.

Các vấn đề nha khoa trên là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có mùi ẩn náu và phát triển mạnh. Do vậy, nếu muốn loại bỏ chứng hôi miệng hoàn toàn thì trước hết, bạn cần phải điều trị dứt điểm các vấn đề răng miệng.

nguyen-nhan-hoi-mieng-co-the-bat-nguon-tu-cac-benh-nha-khoa.webp

Nguyên nhân hôi miệng có thể bắt nguồn từ các bệnh nha khoa

Do vi khuẩn tích tụ

Vệ sinh răng miệng không cẩn thận sẽ để lại thức ăn mắc kẹt ở những kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và phát triển. Các vi khuẩn này sẽ phân hủy thức ăn thừa và tạo ra những hợp chất bay hơi lưu huỳnh, gây mùi khó chịu.

Hút thuốc lá

Thường xuyên hút thuốc lá sẽ khiến hơi thở của bạn có mùi hôi đặc trưng, dù đánh răng hay súc miệng cũng không thể nào hết được. Bên cạnh đó, hút thuốc lá còn góp phần gây ra chứng khô miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Theo nghiên cứu, những người hút thuốc lá tiềm ẩn nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng cao hơn so với người không hút thuốc, trong đó có chứng hôi miệng. 

thuong-xuyen-su-dung-thuoc-la-la-nguyen-nhan-hoi-mieng.webp

Thường xuyên sử dụng thuốc lá là nguyên nhân hôi miệng 

Do chế độ ăn

Một số người ăn kiêng theo chế độ giàu protein, ít carbohydrate có thể gây ra hiện tượng hơi thở xuất hiện mùi lạ. Điều này là do sự phân hủy thức ăn tạo ra các hợp chất xeton có mùi lạ.

Ngoài ra, khi sử dụng một số thực phẩm nặng mùi như: Sầu riêng, hành, tỏi, dưa muối, rau diếp cá, mắm tôm,… và các đồ ăn nhiều đường sẽ khiến bạn bị hôi miệng tạm thời. 

Do bệnh lý cơ thể

Đôi khi, nguyên nhân hôi miệng không chỉ do vấn đề từ khoang miệng mà còn có thể do bệnh lý của các cơ quan khác. Một số bệnh liên quan đến chứng hôi miệng như:

  • Viêm amidan: Sự hình thành các hạt nhỏ có vi khuẩn gây mùi bao phủ khi bị viêm amidan là nguyên nhân gây hôi miệng.
  • Nhiễm trùng mũi, họng: Khi bị viêm mũi, viêm xoang dịch nhầy tiết ra sẽ chảy xuống cổ họng qua miệng, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập khoang miệng.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Thường xuyên trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản gây ra các chứng ợ nóng, ợ chua và hôi miệng. 
  • Bệnh tiểu đường: Người bị bệnh tiểu đường thường có hàm lượng đường trong nước bọt cao hơn người bình thường, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn khoang miệng phát triển. 
  • Một số bệnh lý khác như: Ung thư, bệnh lý về gan, thận đều có thể gây ra chứng hôi miệng.

Điều trị hôi miệng như thế nào?

Đầu tiên, bạn cần phải xác định xem hôi miệng là do nguyên nhân nào gây ra. Bạn có thể phân biệt, so sánh hơi thở qua mũi và hơi thở qua miệng. Nếu hơi thở qua miệng hôi mà qua mũi không hôi, thì khả năng cao do nguyên nhân ở miệng. Để điều trị hôi miệng hoàn toàn, trước hết chúng ta cần loại bỏ nguyên nhân. 

Phương pháp tốt nhất để giảm chứng hôi miệng là chăm sóc, bảo vệ răng miệng. Bạn có thể sử dụng sản phẩm gel làm sạch miệng&kháng khuẩn có thành phần chính nano bạc, chiết xuất duối, chiết xuất đinh hương có tác dụng làm sạch, khử mùi hôi miệng, làm thơm, làm dịu mát miệng khi bị các vấn đề về răng miệng. Cụ thể: 

  • Nano bạc: Theo nghiên cứu năm 2014, nano bạc có tác dụng kháng khuẩn vượt trội. Tiêu diệt cả vi khuẩn gram âm, gram dương và các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. Một số loài phổ biến như: Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), Streptococcus, E. Coli, Coliform, P. aeruginosa, Aci.baumannii, Vibrio cholerae (phẩy khuẩn tả), Enterococcus faecalis (khuẩn liên cầu), N. gonorrhoeae (lậu cầu),… Ngoài ra, nano bạc còn có tác dụng kích thích nguyên bào sợi, tăng tổng hợp collagen giúp điều trị các bệnh lý nha khoa nếu có.
  • Chiết xuất duối: Có khả năng ức chế vi khuẩn xuất hiện trong mảng bám cao răng, giảm sự tích tụ của vi khuẩn khoang miệng. 
  • Chiết xuất đinh hương: Có tác dụng giảm viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh lý nha khoa như: Viêm nha chu, viêm lợi, viêm loét miệng, …
  • Sản phẩm đảm bảo an toàn với mọi đối tượng kể cả trẻ nhỏ. Góp phần kháng khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển vi khuẩn gây bệnh răng miệng, giúp răng chắc khỏe hơn.

dieu-tri-hoi-mieng-bang-san-pham-thao-duoc-thien-nhien-an-toan.webp

Điều trị hôi miệng bằng sản phẩm thảo dược thiên nhiên an toàn 

Cách phòng ngừa hôi miệng tại nhà

Các biện pháp khắc phục hôi miệng đơn giản tại nhà và thay đổi lối sống dưới đây sẽ giúp bạn loại bỏ được vấn đề hôi miệng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

80% nguyên nhân hôi miệng hầu như đều bắt nguồn từ khoang miệng. Do vậy, việc vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp bạn ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý khi vệ sinh răng miệng: 

  • Đánh răng đúng cách: Đảm bảo đánh răng 2 lần/ngày, tốt nhất sau khi ăn 30 phút. Đánh răng theo thứ tự, cẩn thận, lựa chọn kỹ thuật chải răng phù hợp và sử dụng bàn chải lông mảnh, cứng vừa phải. Bạn nên thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 tháng/lần.
  • Sử dụng nước súc miệng: Súc miệng sau khi đánh răng sẽ giúp bạn làm sạch hầu như toàn bộ khoang miệng và có hơi thở thơm tho.
  • Sử dụng chỉ nha khoa: Dùng chỉ nha khoa làm sạch thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng, giảm sự tích tụ của mảng bám và vi khuẩn.
  • Làm sạch lưỡi: Vi khuẩn, thức ăn và tế bào chết thường tích tụ trên bề mặt lưỡi, đặc biệt ở những người hút thuốc. Sử dụng dụng cụ cạo lưỡi sẽ giúp bạn làm sạch, loại bỏ vi khuẩn gây mùi.

giu-gin-ve-sinh-rang-mieng-giup-hoi-tho-luon-thom-mat.webp

Giữ gìn vệ sinh răng miệng giúp hơi thở luôn thơm mát

Một số lưu ý khác

  • Tránh khô miệng: Để giúp miệng không bị khô, bạn có thể uống nhiều nước, nhai kẹo cao su, tránh xa rượu và thuốc lá, Còn nếu là chứng khô miệng mạn tính thì bạn có thể tìm bác sĩ để kê đơn thuốc kích thích tiết nước bọt. 
  • Chế độ ăn: Nếu không muốn hơi thở có mùi khi giao tiếp thì bạn nên tránh các thực phẩm mùi nặng như: Hành, tỏi, mắm tôm, hoặc vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn. 
  • Hạn chế uống bia, rượu, cà phê.

Trên đây là các nguyên nhân hôi miệng hàng đầu và cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu hơi thở vẫn còn mùi dù đã kiểm soát được những yếu tố trên, thì bạn nên đến gặp bác sĩ để khám và điều trị. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề liên quan tới hôi miệng, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ trả lời giúp bạn sớm nhất. 

Nguồn tham khảo 

https://www.listerine.com/fresh-breath/causes-of-bad-breath/what-is-halitosis

https://www.medicalnewstoday.com/articles/166636#treatment

https://www.mouthhealthy.org/en/az-topics/h/halitosis

Bình luận

Bài viết nổi bật