Tổng quan chi tiết về tụt lợi chảy máu chân răng

Tụt lợi chảy máu chân răng là bệnh lý nha khoa do tổn thương các tổ chức nâng đỡ và bảo vệ răng. Vậy bệnh có ảnh hưởng nguy hiểm gì đến người bệnh? Hãy cùng tìm hiểu bài viết tổng quan chi tiết về nguyên nhân dấu hiệu và cách chữa tụt lợi chảy máu chân răng.  

Nguyên nhân tụt lợi chảy máu chân răng 

Một số các nguyên nhân phổ biến gây tụt lợi chảy máu chân răng có thể kể đến, cụ thể: 

  • Do bệnh viêm lợi: Đây là bệnh về lợi  phổ biến có thể gây tụt lợi chảy máu chân răng nếu không điều trị kịp thời. Nguyên nhân gây viêm lợi là do mảng bám cao răng không được loại bỏ hoàn toàn. Nó có thể cứng lại ở chân răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển làm suy thoái lợi. Nếu suy thoái lợi đi kèm với tình trạng viêm sưng sẽ dẫn đến tình trạng tụt lợi chảy máu chân răng. 
  • Do bệnh viêm nha chu: Khác với viêm lợi, viêm nha chu không chỉ gây viêm nướu mà còn làm tổn thương toàn bộ tổ chức nâng đỡ của răng. Viêm nha chu rất dễ chuyển biến nặng thành tụt lợi, thậm chí mất răng vĩnh viễn. Bệnh còn đi kèm các hậu quả nặng nề như: lợi bị viêm, sưng đỏ, dễ bị chảy máu, hơi thở hôi không hết khi đánh răng, răng ngả vàng, khoảng cách giữa các răng thưa hơn,... 
  • Mọi người đều biết rằng hút thuốc là một nguy cơ rất lớn đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe răng miệng. Hút thuốc thường xuyên có thể gây các bệnh như: hôi miệng, ung thư miệng, vàng răng, và trong đó có bệnh tụt nướu. Những người sử dụng thuốc lá thường mắc chứng khô miệng và dễ hình thành mảng bám cao răng gây bệnh về nướu.  
  • Đánh răng quá mạnh: Thói quen chải răng thật mạnh, chọn bàn chải có lông cứng là một trong các nguyên nhân gây tụt lợi chảy máu chân răng. Những tác động mạnh lên răng có thể làm mất lớp men bảo vệ răng, khiến răng trở nên nhạy cảm, dễ bị chảy máu và tụt lợi

cac-benh-ve-loi-nhu-viem-loi-benh-nha-chu-co-the-dan-den-tut-loi-chay-mau.webp

Các bệnh về lợi như: viêm lợi, bệnh nha chu,... có thể dẫn đến tụt lợi chảy máu 

Dấu hiệu tụt lợi chảy máu chân răng 

Tụt lợi là tình trạng mô nướu di chuyển lên trên về phía chân răng làm cho phần cổ răng bị lộ ra ngoài. Khi đó phần chân răng lộ ra ngoài không còn được bảo vệ, dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công. Nếu không điều trị kịp thời, các mô nâng đỡ và cấu trúc răng có thể bị tổn thương, dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng.

Một số dấu hiệu điển hình khi bị tụt lợi chảy máu chân răng như:  

  • Chảy máu chân răng tự nhiên hoặc khi đánh răng.
  • Nhận thấy răng trông dài hơn, sờ được một vết khía gần đường viền nướu. 
  • Ê buốt răng khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Hơi thở có mùi hôi, không biến mất khi đánh răng 
  • Phần lợi gần chân răng có thể bị sưng đỏ, đau nhẹ, tê.
  • Răng có thể bị lung lay.

hinh-anh-tut-loi-chay-mau-chan-rang-gay-mat-tinh-tham-my.webp

Hình ảnh tụt lợi chảy máu chân răng gây mất tính thẩm mỹ

Tụt lợi chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Tụt lợi chân răng thường có diễn biến âm thầm và rất khó nhận ra ở thời gian đầu của bệnh. Do đó, khi phát hiện ra thì bệnh đã đến giai đoạn tiến triển đi kèm với các triệu chứng, biến chứng ảnh hưởng như:  

  • Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ: Khi lợi bị tụt để lộ phần chân răng nhiều hơn khiến cho răng trông dài ra. Không chỉ vậy, tụt lợi còn làm tăng khoảng cách giữa các kẽ răng. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ mỗi khi giao tiếp, tạo thành rào cản tâm lý cho người bệnh. 
  • Răng nhạy cảm, ê buốt: Khi bị tụt lợi chảy máu chân răng, phần thân răng lộ ra ngoài không được bảo vệ, trở nên nhạy cảm hơn. Do đó, răng dễ bị ê buốt khi ăn đồ quá lạnh hoặc quá nóng. Ngoài ra, phần lợi xung quanh dễ bị kích ứng, phần chân răng dễ bị chảy máu khi đánh răng,. 
  • Nguy cơ mất răng vĩnh viễn: Khi bị tụt lợi sẽ tạo điều kiện để các vi khuẩn tấn công, gây tổn thương, viêm nhiễm răng ở vùng bị ảnh hưởng. Tổn thương răng có thể xảy ra ở phần xương, mô nâng đỡ, tủy răng. Lâu dần, tổn thương nặng có thể làm tiêu biến xương hàm, răng lung lay, mất răng vĩnh viễn. 

Các biện pháp chữa tụt lợi chảy máu chân răng 

Tình trạng tụt lợi của mỗi người có thể nặng hoặc nhẹ dựa trên triệu chứng chẩn đoán, từ đó áp dụng những biện pháp chữa trị hợp lý, hiệu quả. 

Biện pháp chữa tụt lợi chảy máu chân răng tại nhà hiệu quả

Biện pháp chữa tụt lợi chảy máu chân răng đơn giản mà an toàn với mọi đối tượng đó là sử dụng gel kháng sinh thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, làm lành. Với thành phần chính từ thiên nhiên như: Nano bạc, chiết xuất đinh hương, chiết xuất duối,… có khả năng kháng khuẩn vượt trội, giúp chống viêm, giảm đau, cụ thể như sau: 

  • Nano bạc: khả năng kháng khuẩn diện rộng, tác dụng trên cả vi khuẩn Gram âm, Gram dương và các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. Một số loài phổ biến gây bệnh cho răng miệng như: Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), Streptococcus, E. Coli, Coliform, P. aeruginosa, Aci.baumannii, Vibrio cholerae (phẩy khuẩn tả), Enterococcus faecalis (khuẩn liên cầu), N. gonorrhoeae (lậu cầu),… Bên cạnh đó, nano bạc còn có tác dụng kích thích nguyên bào sợi, tăng tổng hợp collagen giúp đẩy nhanh tốc độ lành vết thương.
  • Chiết xuất duối: Hiệu quả kháng khuẩn của chiết xuất duối chống lại các loại vi khuẩn trên mảng bám đã được nghiên cứu và chứng minh. Chiết xuất duối có khả năng ức chế vi khuẩn hiện diện trong cao răng và có thể được sử dụng như một chất điều trị các bệnh viêm nhiễm. 
  • Chiết xuất đinh hương: Tinh dầu đinh hương có tác dụng ức chế đại thực bào, giảm sản xuất các cytokine. Eugenol được tìm thấy là thành phần chính của chiết xuất đinh hương, có tác dụng kháng viêm, giảm các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau.  

Biện pháp can thiệp y khoa 

Điều trị tụt lợi chảy máu chân răng bằng biện pháp y khoa là giải pháp hàng đầu khi bạn đang gặp các biến chứng nặng như: răng lung lay, tiêu biến xương hàm, tổn thương sâu,... Một số biện pháp y khoa hay gặp như: 

  • Lấy cao răng: Điều trị trong trường hợp tụt lợi nhẹ, chưa có tổn thương tới các mô nâng đỡ của răng. Biện pháp này giúp làm sạch sâu vùng mô nướu và chân răng bị ảnh hưởng, loại bỏ mảng bám hoàn toàn.
  • Phẫu thuật ghép mô mềm: Trong quá trình này, bác sĩ nha khoa sẽ lấy một phần mô nhỏ từ vòm miệng để bù đắp lại vào vị trí bị tụt lợi. Từ đó giúp phục hồi phần lợi mất đi, bảo vệ chân răng và đem lại tính thẩm mỹ cho bệnh nhân. 
  • Phẫu thuật vạt: Sau khi làm sạch vi khuẩn tại vị trí bị tụt lợi chân răng, nha sĩ sẽ tiến hành bọc lại phần lợi bị ảnh hưởng. Việc loại bỏ hoặc làm giảm kích thước các túi nha sẽ giúp khắc phục sự phát triển của bệnh. 
  • Tái tạo mô: Biện pháp này giúp tái tạo lại phần xương hoặc mô nướu bị tổn thương. Sau khi làm sạch sâu phần răng và lợi bị ảnh hưởng, nha sĩ sẽ bọc lại mô nướu, sử dụng vật liệu nhân tạo để kích thích mô phát triển.  

dieu-tri-nha-khoa-bang-bien-phap-phau-thuat-cho-truong-hop-nang.webp

Điều trị nha khoa bằng biện pháp phẫu thuật cho trường hợp nặng

Phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng tụt lợi chảy máu chân răng

Theo nghiên cứu, tuổi tác tăng dần cũng là yếu tố nguy cơ mắc bệnh tụt lợi. Điều này do thời gian dài tiếp xúc với các tác động bên ngoài, lâu dần làm sức khỏe răng miệng kém đi. Vì vậy, chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa tụt lợi ngay từ bây giờ.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Trong các biện pháp phòng ngừa bệnh lý nha khoa thì quan trọng nhất chính là vấn đề vệ sinh răng miệng. 

  • Đánh răng 2 lần/ ngày , sau khi ăn khoảng 30 phút và trước khi đi ngủ. Lựa chọn kem đánh răng chứa flour và bàn chải có độ mềm phù hợp, thay bàn chải định kỳ 3 tháng/ lần.
  • Vệ sinh răng miệng sau khi ăn bằng chỉ nha khoa, tăm nước thay vì tăm tre. Nếu có hiện tượng chảy máu chân răng thì nên vệ sinh nhẹ nhàng, tránh dùng chỉ nha khoa vì có thể làm chảy máu chân răng. 
  • Sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng để làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa việc hình thành mảng bám cao răng.
  • Nếu bạn đang mắc bệnh lý về răng miệng, cần gặp nha sĩ và điều trị sớm nhất có thể. Tiến hành khám định kỳ nha khoa và lấy cao răng 6 tháng/lần.

giu-gin-ve-sinh-rang-mieng-dung-cach-giup-phong-ngua-nhieu-benh-nha-khoa.webp

Giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách giúp phòng ngừa nhiều bệnh nha khoa

Một số lưu ý khác

Ngoài ra, nếu bạn có những thói quen dưới đây, thì cần phải thay đổi ngay. Cụ thể:

  • Hạn chế, bỏ thói quen hút thuốc lá, uống bia rượu vì nguy cơ làm hỏng men răng, khiến răng ố vàng, dễ bị vi khuẩn tấn công.
  • Không nghiến răng khi ngủ.
  • Hạn chế ăn các món ăn, đồ uống chứa nhiều acid hoặc chứa nhiều đường. 
  • Giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, tránh thức khuya, stress làm thay đổi nội tiết tố. 

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin tổng quát chi tiết về tụt lợi chảy máu chân răng. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề liên quan tới bệnh tụt lợi chảy máu chân răng, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ trả lời giúp bạn sớm nhất. 

>>>XEM THÊM: Tổng hợp các cách chữa tụt lợi hiệu quả có thể bạn chưa biết TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo 

https://www.medindia.net/patients/patientinfo/gum-recession.htm

https://www.beverlyhillsladentist.com/blog/what-causes-gum-recession/

https://www.webmd.com/oral-health/guide/receding_gums_causes-treatments

https://www.smilecliniq.com/gum-recession.php

Bình luận

Bài viết nổi bật