Tổng hợp các cách chữa tụt lợi hiệu quả có thể bạn chưa biết 

Bệnh tụt lợi hiện đang là nỗi lo của nhiều người, bởi những ảnh hưởng về tính thẩm mỹ, tâm lý và sức khỏe răng miệng đến người bệnh. Vậy làm thế nào để chữa tụt lợi hoàn toàn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu với bài viết dưới đây. 

Chữa tụt lợi bằng biện pháp y khoa không phẫu thuật 

Nha sĩ sẽ tiến hành khám và xác định mức độ tổn thương của răng lợi trước khi đưa ra liệu trình điều trị phù hợp. Khi nha sĩ đã xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng tụt lợi, họ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với bạn.

Thuốc điều trị tụt lợi

Để điều trị tụt lợi, bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh để kiểm soát nhiễm trùng lây nhiễm. Thuốc có thể ở dạng gel bôi, dạng nước súc miệng kháng khuẩn, thuốc kháng sinh dưới dạng uống hoặc bôi trực tiếp vào túi nướu. Hiện nay, sử dụng kháng sinh tổng hợp từ thảo dược thiên nhiên đang là xu hướng ưu tiên hàng đầu. Bởi sự an toàn, tiện lợi và thành phần chứa nano bạc có tác dụng vượt trội như: 

  • Nano bạc có khả năng kháng khuẩn vượt trội, tác dụng trên cả vi khuẩn Gram âm, Gram dương và các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. Một số loài phổ biến gây bệnh cho răng miệng như: Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), Streptococcus, E. Coli, Coliform, P. aeruginosa, Aci.baumannii, Vibrio cholerae (phẩy khuẩn tả), Enterococcus faecalis (khuẩn liên cầu), N. gonorrhoeae (lậu cầu),… 
  • Ngoài ra, nano bạc còn có tác dụng kích thích nguyên bào sợi, tăng tổng hợp collagen giúp đẩy nhanh tốc độ lành vết thương. 
  • Với sản phẩm gel chứa nano bạc, bạn có thể yên tâm về mùi hương dịu nhẹ, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.  

Lấy cao răng

Nếu tình trạng tụt nướu bắt nguồn từ một số bệnh về lợi, thì phương pháp lý tưởng để ngăn ngừa tổn thương thêm là làm sạch răng bằng cách lấy cao răng. Cao răng chính là mảng bám khó loại bỏ, tạo thành do thức ăn thừa sót lại trên răng và lợi. Trên mảng bám đó, vi khuẩn tích tụ, sinh sôi nảy nở và gây bệnh cho răng miệng. Lấy cao răng là biện pháp làm sạch răng chuyên nghiệp để loại bỏ sự tích tụ của mảng bám xung quanh răng. 

Trám cổ răng

Khi tụt lợi để lộ phần cổ răng bị mòn và phần chân răng gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Trong trường hợp này, nếu phần răng chưa bị tổn thương và mức độ lộ răng ít, thì nha sĩ có thể trám phần cổ răng lại. Quy trình này giúp che đi phần chân răng bị lộ ra, giúp người bệnh lấy lại được tự tin ban đầu. Các miếng trám có thể tháo rời hoặc cố định, được làm bằng silicon hoặc composite để ngụy trang nhân tạo thay cho vùng mô nướu bị mất.

chua-tut-loi-bang-phuong-phap-lay-cao-rang-duoc-ap-dung-pho-bien-nhat.webp

Chữa tụt lợi bằng phương pháp lấy cao răng được áp dụng phổ biến nhất

Chữa tụt lợi bằng biện pháp phẫu thuật

Mục tiêu của phẫu thuật nướu là loại bỏ mô bị bệnh, bảo tồn phần lợi và xương còn lại, đồng thời phục hồi sức khỏe răng miệng cho bệnh nhân. Cụ thể:

  • Phẫu thuật ghép mô mềm: Để thay thế mô nướu bị mất do tụt lợi, một phần mô nhỏ được lấy từ vòm miệng của bạn hoặc bất kỳ nguồn hiến tặng nào khác, sẽ được gắn vào vị trí bị thiếu mô. Biện pháp này giúp phục hồi phần lợi bao quanh chân răng và mang lại cho bạn nụ cười như ban đầu. 
  • Phẫu thuật tạo vạt nướu, phẫu thuật thu nhỏ túi, phẫu thuật cắt lợi: Trong quy trình này, nha sĩ sẽ rạch nhỏ phần mô nướu bị ảnh hưởng để làm sạch vi khuẩn gây bệnh hoàn toàn. Một số trường hợp, nếu phần xương răng bên dưới bị tổn thương, thì sẽ được làm nhẵn để loại bỏ và ngăn vi khuẩn tích tụ. Sau đó, phần mô nướu bị rạch sẽ được khâu trở lại vị trí cũ.
  • Phẫu thuật ghép xương: Trong trường hợp tụt lợi nặng dẫn đến mất phần xương hàm của răng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật ghép xương cho bạn. 
  • Tái tạo mô: Biện pháp này giúp cho xương hoặc mô nướu bị tổn thương do tụt lợi phát triển trở lại. Sau khi làm sạch răng và lợi, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu tái tạo giúp kích thích sự tái phát triển của mô hoặc xương ở khu vực bị tụt lợi. 
  • Kỹ thuật phẫu thuật lỗ kim (PST): Đây là một thủ thuật chữa tụt lợi không cần dao, không cần khâu, được phát minh bởi Tiến sĩ John Chao. Nó được thực hiện bằng cách rạch một lỗ nhỏ bằng kim trong mô nướu. Sau đó, nha sĩ thao tác thông qua lỗ này để đưa mô bên dưới lên phần răng bị tụt và do đó khôi phục đường viền nướu về mức bình thường.

phuong-phap-phau-thuat-tao-vat-nuou-trong-truong-hop-chua-tut-loi-nang.webp

Phương pháp phẫu thuật tạo vạt nướu trong trường hợp chữa tụt lợi nặng

Các cách chữa tụt lợi ở nhà hiệu quả 

Dưới đây là 3 phương pháp điều trị tụt lợi tại nhà có thể hữu ích cho những người bị tụt lợi, viêm lợi hoặc bị bệnh nha chu đang tìm cách duy trì, chăm sóc sức khỏe răng miệng

Chữa tụt lợi bằng Baking Soda

Sử dụng nước súc miệng từ Baking soda là một trong những cách hiệu quả nhất để hạn chế vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa các bệnh về nướu và tình trạng tụt lợi. Baking soda có bản chất là Natri bicarbonat, hoạt động như một chất tẩy rửa cơ học, trung hòa acid trong miệng và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

  • Chuẩn bị một cốc nước, cho vào 1 thìa cà phê baking soda và 3-4 giọt tinh dầu thơm (tinh dầu bạc hà, tràm,…) rồi trộn đều hỗn hợp.
  • Sử dụng hỗn hợp trên để súc miệng hàng ngày, mỗi ngày hai lần từ 3-4 tuần. 

su-dung-baking-soda-chua-tut-loi-tai-nha-don-gian-tien-loi.webp

Sử dụng baking soda chữa tụt lợi tại nhà đơn giản, tiện lợi

Dùng mật ong để chữa tụt lợi

Mật ong rất giàu đặc tính kháng sinh và kháng khuẩn giúp điều trị tốt bệnh tụt lợi. Bạn có thể tham khảo cách thực hiện dưới đây:

  • Cách thứ nhất: Sử dụng nước súc miệng chứa thành phần mật ong 2 lần mỗi ngày, mỗi lần ngậm và súc miệng khoảng 1-2 phút. 
  • Cách thứ hai: Thoa một lớp mật ong mỏng và nhẹ tại vùng bị tụt lợi. Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày, tình trạng tụt lợi sẽ được đẩy lùi và giảm thiểu các triệu chứng viêm, sưng. 

Uống trà xanh chữa tụt lợi 

Trà xanh là một phương pháp hữu ích trong việc điều trị tụt lợi nhờ vào đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Thói quen uống 1-2 tách trà xanh mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe răng miệng

uong-tra-xanh-khong-chi-tot-cho-suc-khoe-ma-con-giup-chua-tut-loi.webp

Uống trà xanh không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp chữa tụt lợi

Làm thế nào để ngăn ngừa tụt lợi phát triển?

Các biện pháp chăm sóc tại nhà sau khi thực hiện chữa tụt lợi có thể giúp làm dịu đau nướu. Một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả như:

Vệ sinh răng miệng 

  • Thường xuyên đánh răng kỹ, 2 lần/ngày và xoa bóp đường viền nướu bằng kem đánh răng có chứa florua để loại bỏ mảng bám, thúc đẩy quá trình lành vết thương. 
  • Lựa chọn bàn chải lông mềm vừa phải để tránh làm tổn thương răng lợi và thay bàn chải 3 tháng/lần.
  • Dùng chỉ nha khoa để tiếp cận các kẽ răng là điều cần thiết.

Lối sống lành mạnh 

  • Nói không với hút thuốc lá
  • Nếu bạn có thói quen nghiến răng vào ban đêm, hãy tập cách thay đổi vì đó là thói quen không tốt với răng của bạn
  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D và uống đủ nước mỗi ngày
  • Đến khám nha sĩ định kì 2 lần/năm để chăm sóc răng miệng tốt nhất.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các biện pháp chữa tụt lợi hiệu quả nhất. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề liên quan tới bệnh tụt lợi, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ trả lời giúp bạn sớm nhất.

>>>XEM THÊM: Ăn gì chữa tụt lợi? Biện pháp đơn giản mà hiệu quả TẠI ĐÂY 

Nguồn tham khảo:

https://www.medindia.net/patients/patientinfo/gum-recession.htm

https://www.top10homeremedies.com/home-remedies/receding-gums.html

https://www.medicinenet.com/gum_problems/article.htm

Bình luận

Bài viết nổi bật