Tất cả thông tin bạn cần biết về lở loét miệng và cách điều trị

Loét miệng là tình trạng tổn thương ở mô mềm, nướu răng ở trong khoang miệng. Các vết loét miệng thường không lây nhiễm nhưng gây đau, khó khăn cho người bệnh trong giao tiếp, ăn uống. Nếu bạn đang bị khó chịu bởi viêm loét miệng, hãy tham khảo ngay bài viết sau đây. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này và các cách điều trị an toàn.

Loét miệng là tình trạng tổn thương ở mô mềm, nướu răng ở trong khoang miệng. Các vết loét miệng thường không lây nhiễm nhưng gây đau, khó khăn cho người bệnh trong giao tiếp, ăn uống.

Nếu bạn đang bị khó chịu bởi viêm loét miệng, hãy tham khảo ngay bài viết sau đây. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này và các cách điều trị an toàn.

Tìm hiểu lở loét miệng là bệnh gì?

Loét miệng (lở miệng) là những tổn thương nhỏ, nông xuất hiện tại các mô mềm hoặc dưới đáy nướu răng. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ mô mềm nào nằm trong khoang miệng, ví dụ như môi, má, lưỡi, lợi, vòm miệng,... Ở một số trường hợp, các vết loét miệng này có thể xuất hiện trên ống thực quản.

Loét miệng có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ lứa tuổi nào. Trong hầu hết trường hợp, loét miệng xuất hiện do các mô mềm bị kích ứng nhẹ. Chúng thường sẽ hết trong vài ngày. Tuy vậy, một số trường hợp đặc biệt hơn, loét miệng có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn khác.

Bệnh loét miệng có lây không?

Điều này sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra loét miệng. Nếu bạn bị loét miệng từ những nguyên nhân không phải do virus gây ra, tình trạng này sẽ không lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu bạn bị loét miệng do virus (ví dụ như Herpes Simplex), tình trạng này có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với nước bọt của người bệnh.

loet-mieng-la-mot-tinh-trang-ton-thuong-mo-mem-trong-khoang-mieng.webp

Loét miệng là một tình trạng tổn thương mô mềm trong khoang miệng

Triệu chứng loét miệng như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết loét miệng đặc trưng là những vết hình tròn/bầu dục, có màu vàng/trắng kèm viền đỏ bên ngoài trong khoang miệng gây ngứa, bỏng rát.

Loét miệng có thể được chia thành vết loét nhỏ, vết loét lớn và loét miệng toàn phát. Tùy vào mỗi loại, triệu chứng loét miệng sẽ có sự khác biệt. Cụ thể:

  • Loét miệng nhỏ: Vết loét có kích thước bé, hình bầu dục, viền vết loét hoặc 1 cạnh có màu đỏ. Vết loét miệng có thể chữa lành và ít để lại sẹo sau 1 – 2 tuần.
  • Loét miệng lớn: Vết loét có kích thước lớn hơn, đa số hình tròn kèm viền xác định, gây đau đớn cho người bị. Mất thời gian chữa lành lâu hơn (lên đến 6 tuần) và có thể để lại sẹo.
  • Loét miệng toàn phát: Có kích thước lớn khác thường, thường xảy ra theo từng cụm từ 10 – 100 vết loét, tuy vậy dễ bị nhầm lẫn thành 1 vết loét lớn. Loét miệng toàn phát có thể chữa lành và ít để lại sẹo sau 1 – 2 tuần.

Nếu tình trạng loét miệng đi kèm với những triệu chứng sau đây, bạn nên tiến hành khám bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Vết loét miệng lớn và bất thường, dai dẳng hơn 3 tuần.
  • Xuất hiện vết loét mới khi vết loét cũ chưa được lành lại hoặc bị tái phát thường xuyên.
  • Các vết loét kéo dài lên đến môi, gây đau đớn ngay cả khi bạn đã kiểm soát bằng những phương pháp thông thường khác.
  • Ăn uống, nuốt, nói chuyện trở nên rất khó khăn.
  • Sốt cao, tiêu chảy, phát ban trên da, đau khớp.

Cac-vet-loet-hinh-tron-la-dau-hieu-de-nhan-biet-cua-loet-mieng.webp

Các vết loét hình tròn là dấu hiệu dễ nhận biết của loét miệng

Nguyên nhân gây viêm loét miệng

Nguyên nhân chính xác của loét miệng chưa được biết chính xác và phụ thuộc vào từng trường hợp khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra loét miệng đã được ghi nhận như sau:

  • Bị tổn thương tại miệng do sử dụng cách dịch vụ nha khoa (mắc cài niềng răng, làm răng, …), do đánh răng quá kỹ, vô tình cắn phải môi, lưỡi, má hoặc do những tác động khác.
  • Sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng có thành phần sodium lauryl sulfate.
  • Bị kích ứng, nhạy cảm với thực phẩm như cà phê, socola, những thực phẩm cay, có tính axit (cam, quýt,…).
  • Chế độ ăn uống thiếu hụt kẽm, vitamin B12, sắt, folate.
  • Phản ứng dị ứng với vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Các mô mềm tiếp xúc với virus Herpes Simplex.

Ngoài những nguyên nhân trên, loét miệng (lở miệng) cũng có thể là triệu chứng của các bệnh tiềm ẩn khác. Ví dụ như:

  • Các bệnh viêm ruột, ví dụ như viêm loét đại tràng, Crohn,…
  • Các bệnh răng miệng như viêm nướu, Candida (nấm miệng), Erythroplakia, Lichen planus (bệnh mạn tính gây ra phát ban, viêm và loét trong miệng), ung thư miệng.
  • Bệnh Celiac: Hội chứng nhạy cảm với gluten gây rối loạn đường ruột nghiêm trọng.
  • Bệnh Behcet: Rối loạn hiếm gặp gây tình trạng viêm khắp cơ thể.
  • Một số bệnh khác: HIV/AIDS, lupus, HPV (virus u nhú ở người), bệnh tay chân miệng, thiếu máu, tăng bạch cầu đơn nhân,…
  • Một số người bệnh ung thư cũng có thể bị lở loét miệng trong quá trình điều trị. Đặc biệt với trường hợp xạ trị tại khu vực cổ, đầu.

kich-ung-do-an-tac-dong-tu-vat-ly-ben-ngoai-co-the-gay-viem-loet-mieng.webp

Kích ứng đồ ăn, tác động vật lý từ bên ngoài có thể gây viêm loét miệng


>>>XEM THÊM: Tổng quan về bệnh lở lưỡi: Những thông tin cần biết TẠI ĐÂY

Cách điều trị và phòng ngừa loét miệng

Như đã nói ở trên, đa số các tình trạng loét miệng sẽ tự lành và không cần phải thực hiện những biện pháp điều trị phức tạp. Bạn có thể tự điều trị tại nhà hoặc bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều trị an toàn nếu tình trạng viêm loét miệng nghiêm trọng hơn.

Cách trị loét miệng an toàn tại nhà

Để chữa lở loét miệng tại nhà, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Loại bỏ các loại đồ ăn cay, nóng hoặc có nhiều axit, đồ ăn mặn ra khỏi chế độ ăn uống.
  • Cần kiêng sử dụng thuốc lá, rượu bia trong thời gian bị nhiệt miệng.
  • Không được sử dụng tay chạm vào các vết loét, điều này có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng bàn chải mềm để tránh làm tổn thương thêm các vết lở loét. Trường hợp vết loét gây đau và bạn không thể đánh răng, có thể sử dụng nước súc miệng chứa chlorhexidine để thay thế.

Đối với các vết loét, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Sử dụng nước muối: Hòa tan 5g muối với 230ml nước ấm. Sau đó súc miệng bằng dung dịch vừa tạo trong 15 – 30 giây và nhổ ra. Sử dụng nhiều lần, mỗi lần cách nhau vài giờ nếu cần. Tuy nhiên, cách này có thể khiến các vết loét miệng của bạn bị rát nhẹ khi dùng.

Sử dụng baking soda: Baking soda sẽ giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng, từ đó giảm viêm, loét miệng. Cách thực hiện tương tự với sử dụng nước muối.

Sử dụng các loại gel bôi trị nhiệt miệng: Chẳng hạn như sản phẩm gel bôi có chứa thành phần Nano Bạc. Đây là hoạt chất có khả năng sát khuẩn an toàn tự nhiên, hiệu quả với người bị viêm loét miệng với cơ chế vô hiệu hóa các tế bào vi sinh vật gây viêm loét trong khoang miệng. Tại viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các nhà khoa học đã nghiên cứu về khả năng diệt khuẩn của nano bạc với nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh khác nhau như E.coli, Coliform, S.aureus, P. aeruginosa, Aci.baumannii,... 

Kết quả cho thấy, chỉ cần một lượng nano bạc rất nhỏ cỡ 1mg/L đã tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật gây bệnh này ngay cả với những chủng vi khuẩn đa kháng rất nhiều loại kháng sinh. Đặc biệt khi kết hợp với nhiều loại thảo dược khác như: Duối, lá neem, đinh hương,... sẽ cho tác dụng nhanh, mạnh giúp vết nhiệt, loét miệng nhanh lành.

nano-bac-la-thanh-phan-giup-khang-khuan-an-toan-voi-lo-loet-mieng.webp

Nano bạc là thành phần giúp kháng khuẩn an toàn với lở loét miệng

Sử dụng thuốc trị loét miệng

Trường hợp vết loét nghiêm trọng và phương pháp điều trị tại chỗ không đáp ứng, bạn có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc uống, ví dụ như:

  • Thuốc kháng sinh như: Ampicillin, Tetracycline, Sulfamethoxazole, Trimethoprim,…
  • Thuốc giảm đau như: Acetaminophen, Ibuprofen hoặc thuốc chống viêm khác.
  • Thuốc uống Steroid: Những loại thuốc này có tác dụng phụ khá nghiêm trọng và chỉ được sử dụng khi các thuốc uống khác không đáp ứng.

Nếu việc sử dụng thuốc uống vẫn không đáp ứng được tình trạng loét miệng, bạn có thể được thực hiện một số thủ thuật. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ sử dụng hóa chất, dụng cụ để đốt, cắt hoặc phá hủy mô tại vết loét để điều trị.

Phòng ngừa loét miệng tái phát

Sau khi điều trị, loét miệng vẫn có thể tái phát. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Chăm sóc răng miệng: Đánh răng 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải mềm tránh kích ứng vùng mô khoang miệng, thay thế tăm xỉa răng bằng chỉ nha khoa, thường xuyên khám răng miệng định kỳ.
  • Chọn thực phẩm lành mạnh: Hạn chế các loại thức ăn có thể gây kích ứng cho vùng mô mềm trong khoang miệng. Ví dụ như đồ ăn chiên rán, các loại gia vị cay, nóng, đồ ăn mặn, hoa quả có tính axit. Bổ sung các thực phẩm cung cấp dinh dưỡng như trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh,…
  • Hạn chế căng thẳng, kiểm soát các bệnh lý nền nếu tình trạng loét miệng là dấu hiệu của bệnh khác.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về tình trạng loét miệng (lở miệng). Nếu các vết loét kéo dài trên 3 tuần, bạn nên liên hệ với nha sĩ và tiến hành thăm khám trong thời gian sớm nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến viêm loét miệng, hãy đặt câu hỏi tại phần bình luận của bài viết để được hỗ trợ chi tiết hơn.


>>>XEM THÊM: Tổng hợp các cách trị lở miệng hiệu quả có thể bạn chưa biết TẠI ĐÂY

Thanh Hoa

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/canker-sore/symptoms-causes/syc-20370615

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324680#summary

https://www.medicalnewstoday.com/articles/317984#How-can-mouth-ulcers-be-treated

Bình luận

Bài viết nổi bật