Bệnh viêm lợi không nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành nha chu, tụt lợi, thậm chí mất răng. Vậy nguyên nhân gây bệnh viêm lợi là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những nguyên nhân viêm lợi hàng đầu để phòng tránh hiệu quả.
Viêm lợi là gì ? Dấu hiệu nhận biết
Viêm lợi là một dạng bệnh lý về nướu, xảy ra khi có mảng bám hoặc có lớp màng dính chứa vi khuẩn tích tụ trên răng và gây ra hiện tượng viêm.
Lợi là phần mô mềm màu hồng bao bọc xung quanh răng để cố định và bảo vệ răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Do vậy, khi bị viêm lợi sẽ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như:
- Lợi có màu đỏ nhạt hoặc đỏ đậm, sưng và dễ bị chảy máu, đặc biệt khi có tác động từ bên ngoài. Trường hợp nặng, giữa răng và lợi có thể xuất hiện mủ.
- Ban đầu, lợi vẫn ôm chắc vào chân răng. Nhưng nếu không điều trị sớm, có thể xuất hiện tình trạng răng lung lay.
- Hơi thở có mùi hôi và không biến mất sau khi đánh răng.
Lợi màu đỏ, sưng tấy là dấu hiệu của viêm lợi
7 nguyên nhân gây viêm lợi
Tìm hiểu về nguyên nhân gây viêm lợi sẽ giúp bạn phòng ngừa được bệnh bằng cách thay đổi lối sống. Dưới đây là những nguyên nhân viêm lợi hàng đầu:
Niêm mạc lợi mỏng manh
Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm lợi, nhưng nguyên nhân sâu xa là do tế bào niêm mạc lợi ở khoang miệng có cấu tạo mỏng manh. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sẽ làm suy yếu đề kháng của các tế bào niêm mạc. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công gây ra viêm lợi.
Sự tích tụ mảng bám cao răng
Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm lợi là do sự tích tụ lâu ngày của mảng bám. Mảng bám ở răng là màng sinh học tự nhiên, chứa các vi khuẩn có thể gây sâu răng và viêm lợi. Khi mảng bám không được loại bỏ hoàn toàn, nó có thể cứng lại tạo thành cao răng màu vàng ở chân răng và lợi.
Hình ảnh cao răng tích tụ lâu ngày tạo thành mảng bám ố vàng
Sự thay đổi nội tiết tố
Viêm lợi thường xảy ra ở độ tuổi dậy thì, mãn kinh hoặc ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, đang mang thai. Nghiên cứu cho thấy, sự thay đổi về nội tiết tố làm tăng độ nhạy cảm của nướu, dễ bị viêm nhiễm hơn. Trong khoảng thời gian này, bạn nên chú ý tới chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Ngoài ra, căng thẳng, stress cũng dẫn đến sự thay đổi hormone, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Đây là một nguyên nhân viêm lợi ít được chú ý tới.
Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc
Một số thuốc khi bạn sử dụng sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm lợi. Cụ thể:
- Thuốc tránh thai.
- Thuốc steroid.
- Thuốc chống co giật.
- Thuốc kháng histamin.
Do các loại thuốc này làm thay đổi nội tiết tố hoặc giảm khả năng tiết nước bọt. Đây là điều kiện thích hợp cho vi khuẩn phát triển gây viêm lợi.
Do mắc một số bệnh lý
Một số bệnh gây giảm hệ thống miễn dịch, liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh viêm lợi như:
- Ung thư: Bệnh nhân ung thư thường có sức đề kháng giảm, gây khó khăn cho việc chống lại các bệnh nhiễm trùng như viêm lợi.
- Tiểu đường: Những người bị tiểu đường thường có lượng đường trong nước bọt cao hơn so với người bình thường. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn trong miệng phát triển.
- HIV: Hội chứng HIV/AIDS làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Do vậy, bệnh nhân rất sẽ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm lợi.
Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý
Chế độ dinh dưỡng kém, thiếu hụt các chất cần thiết sẽ tạo điều kiện phát triển cho vi khuẩn trong khoang miệng. Cụ thể:
- Thiếu vitamin C: Giảm sức đề kháng, lợi dễ bị viêm và chảy máu.
- Thiếu vitamin A: Miệng khô, vi khuẩn sẽ xâm nhập qua lớp niêm mạc.
- Thiếu vitamin D: Tổ chức răng bị ảnh hưởng, tạo khe hở cho vi khuẩn xâm nhập.
- Chế độ ăn ngọt: Lượng đường trong thức ăn sẽ bám vào răng tạo ra mảng bám chứa các vi khuẩn. Đây không chỉ là nguyên nhân khiến hình thành viêm lợi mà còn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác như tiểu đường.
Sử dụng thuốc lá thường xuyên
Thuốc lá không thực sự là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh viêm lợi. Tuy nhiên, nó lại góp phần gây ra chứng khô miệng, làm tích tụ nhiều mảng bám hơn. Theo nghiên cứu, những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh viêm lợi cao hơn 7 lần so với người không hút thuốc.
Ngoài ra, hút thuốc còn làm hỏng men răng, khiến răng bị vàng ố và có hơi thở hôi. Do vậy, những người hút thuốc lá lâu năm tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh viêm lợi mạn tính, và có biến chứng nặng hơn.
Hút thuốc lá cũng có thể là nguyên nhân gây viêm lợi
Làm gì để ngăn ngừa viêm lợi?
Viêm lợi không nguy hiểm, nhưng nó làm bạn khó chịu và ảnh hưởng tới việc ăn uống. Hãy thực hiện các biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và phòng ngừa viêm lợi như sau:
Sử dụng sản phẩm tăng sức đề kháng cho niêm mạc miệng
Niêm mạc khoang miệng có cấu tạo mỏng manh, đặc biệt ở những người hay bị viêm lợi. Để phòng ngừa, chúng ta cần nâng cao sức đề kháng niêm mạc khoang miệng. Tuy nhiên, các sản phẩm kháng sinh tổng hợp hiện nay chỉ giúp làm giảm triệu chứng tạm thời, thậm chí có thể gây kích ứng tế bào niêm mạc. Vì vậy, sử dụng các kháng sinh thực vật có nguồn gốc từ thảo dược đang là sự lựa chọn hàng đầu.
Bạn có thể lựa chọn sản phẩm chứa thành phần: Nano bạc, chiết xuất duối, kẽm salicylate… có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả, tăng sức đề kháng cho tế bào khoang miệng. Cụ thể:
- Nano bạc: Khả năng kháng khuẩn mạnh, tiêu diệt vi khuẩn, virus và nấm. Tại viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các chuyên gia đã nghiên cứu về khả năng diệt khuẩn của nano bạc với nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh khác nhau đã cho thấy, chỉ cần một lượng nano bạc cỡ 1mg/L đã tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật gây bệnh này ngay cả với những chủng vi khuẩn đa kháng rất nhiều loại kháng sinh.
- Chiết xuất duối: Khả năng ức chế, chống lại các vi khuẩn trên mảng bám cao răng.
- Kẽm salicylate: Tăng sức đề kháng của niêm mạc khoang miệng, bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
Sử dụng sản phẩm chứa nano bạc giúp bảo vệ niêm mạc miệng
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm lợi chính là do các mảng bám cao răng lâu ngày chứa vi khuẩn. Do vậy, việc vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh viêm lợi hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý khi bị viêm lợi:
- Sử dụng bàn chải phù hợp: Bạn nên chọn bàn chải có lông cứng vừa phải và hãy thay bàn chải 6 tháng/lần.
- Đánh răng đúng cách: Đánh răng theo thứ tự lần lượt, tránh bỏ sót, lựa chọn kỹ thuật chải răng phù hợp và dùng lực vừa phải. Bạn nên đánh răng sau khi ăn ít nhất 30 phút.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Đôi khi đánh răng cũng không thể loại bỏ hết thức ăn giữa các kẽ răng. Do đó, việc sử dụng chỉ nha khoa sẽ giúp làm sạch cặn bám giữa chân răng và lợi.
Trên đây là 7 nguyên nhân viêm lợi hàng đầu và cách phòng ngừa viêm lợi. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề liên quan tới nguyên nhân gây viêm lợi, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ trả lời giúp bạn sớm nhất.
Thanh Hoa
Nguồn tham khảo
https://www.medicalnewstoday.com/articles/241721#causes