Nguyên nhân lở miệng là gì? Phòng ngừa như thế nào?

Lở miệng là những tổn thương nhỏ trong niêm mạc miệng hoặc ở bên ngoài miệng quanh môi. Tuy bệnh không nguy hiểm, nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến việc nói chuyện, ăn uống hàng ngày. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những nguyên nhân lở miệng để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Lở miệng là những tổn thương nhỏ trong niêm mạc miệng hoặc ở bên ngoài miệng quanh môi. Tuy bệnh không nguy hiểm, nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến việc nói chuyện, ăn uống hàng ngày. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những nguyên nhân lở miệng để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Nguyên nhân lở miệng mà bạn cần lưu ý

Nhiều người nghĩ yếu tố gây bệnh lở miệng là do nóng trong, hay tổn thương niêm mạc miệng. Vậy có phải tất cả người bị lở miệng đều do nguyên nhân trên? Dưới đây là những nguyên nhân lở miệng phổ biến nhất, hãy cùng tìm hiểu.  

Nhiễm virus Herpes

Virus Herpes Simplex kí sinh trong cơ thể, gây mụn rộp ở vùng quanh môi và miệng. Virus Herpes xâm nhập khi tiếp xúc với nguồn bệnh từ người hoặc vật dụng chứa virus. Một người nhiễm virus Herpes có thể không bị bệnh ngay, song chỉ cần gặp điều kiện thuận lợi thì sẽ khởi phát bệnh. 

Khi cơ thể suy giảm miễn dịch hoặc gặp ánh nắng mặt trời, virus sẽ phát triển và gây bệnh ở môi hoặc miệng. Bệnh Herpes thường phổ biến hơn ở trẻ em, vì trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu hơn. 

Lở miệng ở môi do nhiễm virus Herpes thường xảy ra ở vùng da bên ngoài gần miệng. Bệnh điển hình với các mụn nước rộp, đỏ ngứa và đau rát, có thể lây lan vào trong miệng. Thông thường, người từng bị bệnh Herpes sẽ có nguy cơ tái phát cao hơn người chưa từng, và tình trạng tái phát sẽ nặng hơn. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách phòng bệnh Herpes hoàn toàn.   

lo-mieng-co-the-do-virus-herpes-gay-ra.webp

Lở miệng có thể do virus Herpes gây ra

Tổn thương niêm mạc miệng 

Nếu như lở miệng không phải do virus gây ra, thì nguyên nhân hay gặp nhất là do tổn thương niêm mạc miệng. Các vấn đề có thể gặp phải như: Đánh răng mạnh, niềng răng chỉnh nha, răng giả không vừa, cắn vào miệng,... gây ra vết thương trên niêm mạc. 

Lở miệng không do virus còn được biết đến là nhiệt miệng. Tổn thương niêm mạc miệng nếu không được chăm sóc cẩn thận, sẽ nhiễm khuẩn gây vết loét mủ trắng hoặc đỏ. Do tiếp xúc với môi trường ẩm ướt và vi sinh vật trong miệng, nên vết lở miệng thường có màu trắng hoặc đỏ xung quanh. 

niem-mac-mieng-bi-ton-thuong-cung-la-nguyen-nhan-dan-den-lo-mieng.webp

Niêm mạc miệng bị tổn thương cũng là nguyên nhân dẫn đến lở miệng

Do kem đánh răng, nước súc miệng

Khoang miệng là nơi chứa rất nhiều loài vi khuẩn, virus và nấm. Vệ sinh không đúng cách sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Không chỉ vệ sinh răng miệng cẩn thận, mà việc lựa chọn kem đánh răng, nước súc miệng phù hợp cũng rất quan trọng.

Kem đánh răng, nước súc miệng có chứa Sodium Lauryl Sulfate có thể làm tăng nguy cơ loét miệng, đặc biệt những người có niêm mạc nhạy cảm. Bởi nó có tính tẩy rửa mạnh, gây kích ứng da nếu sử dụng nhiều. 

Thiếu vitamin, khoáng chất cần thiết  

Chế độ dinh dưỡng kém, thiếu hụt các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân lở miệng. Cụ thể:

  • Thiếu vitamin C, kẽm: Giảm sức đề kháng của cơ thể.

  • Thiếu vitamin A: Miệng khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.

  • Thiếu vitamin B12, sắt: Vitamin B12, sắt có vai trò miễn dịch, giúp tái tạo tế bào mới. 

Suy giảm miễn dịch cơ thể

Niêm mạc khoang miệng có cấu tạo mỏng manh. Khi suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ làm suy yếu sức đề kháng của các tế bào niêm mạc miệng. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus và nấm tấn công gây ra loét miệng. 

Một số bệnh lý gây suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể như:

  • Ung thư: Bệnh nhân mắc ung thư thường có hệ miễn dịch yếu hơn người bình thường, giảm khả năng kháng khuẩn. 

  • Đái tháo đường: Nước bọt của người tiểu đường thường “ngọt” hơn so với người bình thường. Đây là môi trường thuận lợi để vi sinh vật trong miệng phát triển.

  • HIV: Hội chứng HIV/AIDS làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do vậy, người bệnh rất sẽ mắc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus. Bệnh lở miệng ở các bệnh nhân AIDS cũng thường nặng và lâu khỏi. 

  • Căng thẳng, stress lâu ngày: Đây là nguyên nhân gây lở miệng ít được chú ý đến. Stress liên tục dẫn đến sự thay đổi hormone, mệt mỏi, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. 

Thông thường, bệnh lở miệng thường kéo dài khoảng 2 tuần là khỏi hoàn toàn. Nếu vết loét trở nặng thành biến chứng, hoặc tái phát nhiều lần thì bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chữa trị. 

Các biện pháp phòng ngừa lở miệng 

Vết lở miệng thường mất khoảng 10 - 14 ngày để khỏi hoàn toàn nếu không có biến chứng. Vậy khi bị lở miệng cần lưu ý những gì? Làm sao để phòng ngừa lở miệng? 

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên bảo vệ niêm mạc miệng 

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lở miệng là do sự tấn công của virus, vi khuẩn khi gặp điều kiện thuận lợi. Chính vì vậy, tăng sức đề kháng của niêm mạc khoang miệng chính là biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất. Sử dụng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên đang là xu hướng được lựa chọn hàng đầu. Bởi sự an toàn, phù hợp với tất cả mọi người, kể cả trẻ nhỏ. 

Bạn có thể lựa chọn sản phẩm chứa thành phần: Nano bạc, chiết xuất đinh hương, kẽm salicylate, chitosan… với tác dụng cụ thể như sau:

  • Nano bạc: Công nghệ nano bạc đã được áp dụng rộng rãi trong y tế bởi khả năng kháng khuẩn vượt trội. Giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn và nấm gây hại. Các nhà khoa học đã nghiên cứu về khả năng diệt khuẩn của nano bạc với nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh khác nhau như E.coli, Coliform, S.aureus, P. aeruginosa, Aci.baumannii,... Kết quả cho thấy, với một lượng nano bạc cỡ 1mg/L đã tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật gây bệnh này ngay cả với những chủng vi khuẩn đa kháng rất nhiều loại kháng sinh. 
  • Chiết xuất đinh hương: Trong đinh hương chứa hoạt chất Eugenol giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả.
  • Kẽm salicylate: Tăng sức đề kháng cho tế bào niêm mạc miệng.
  • Chitosan: Có tác dụng thúc đẩy sự tái tạo niêm mạc, giúp vết loét nhanh lành. 

su-dung-san-pham-tu-thao-duoc-thien-nhien-giup-cai-thien-lo-mieng-an-toan-hieu-qua.webp

Sử dụng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện lở miệng an toàn, hiệu quả

Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống không phù hợp cũng là yếu tố nguy cơ gây lở miệng và nhiều bệnh khác cho sức khỏe của bạn. Do vậy, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả. 

Chế độ ăn uống tốt cho người hay bị lở miệng như:

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể. 
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin C: Giúp bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Các thực phẩm giải nhiệt, thanh mát cơ thể: Đậu đen, đậu nành, sắn dây, rau má, … 
  • Sữa chua: Acid lactic có trong sữa chua giúp làm giảm sưng, giảm cảm giác đau ở vết lở miệng. 

Bên cạnh đó, nếu thường xuyên bị nhiệt miệng thì bạn cần tránh xa các thực phẩm sau:  

  • Thức ăn cay nóng, dễ kích ứng niêm mạc miệng và gây nóng trong.
  • Ăn quá nhiều quả vải, nhãn, mít, sầu riêng: Đây là đều là các loại quả có hàm lượng đường cao, dễ gây nóng trong, nổi mụn nhọt và nhiệt miệng.  
  • Cà phê, thuốc lá: Các chất kích thích vừa dễ gây kích ứng niêm mạc, vừa ức chế miễn dịch của cơ thể.  

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các nguyên nhân phổ biến gây bệnh lở miệng và cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề liên quan tới nguyên nhân gây viêm lợi hay lở miệng, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ trả lời giúp bạn sớm nhất. 

>>>XEM THÊM: Tổng hợp các cách trị lở miệng hiệu quả có thể bạn chưa biết TẠI ĐÂY

Thanh Hoa

Nguồn tham khảo 

https://www.healthline.com/health/mouth-ulcers#causes

https://www.verywellhealth.com/mouth-ulcers-2328814

https://www.medicalnewstoday.com/articles/317984#Symptoms

Bình luận

Bài viết nổi bật