Đắng miệng là bệnh gì? Một số chia sẻ quan trọng từ bác sĩ

Tình trạng đắng miệng có thể xảy ra với bất cứ ai. Bạn có thể thấy đắng miệng tạm thời khi ăn những thực phẩm như mướp đắng, cải xoăn, cà phê đen… Tuy nhiên, nếu tình trạng đắng miệng kéo dài thì đây là dấu hiệu cảnh báo về nhiều bệnh lý. Để hiểu rõ hơn đắng miệng là bệnh gì và cách điều trị ra sao, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây tình trạng đắng miệng?

Đắng miệng là hiện tượng vị giác có sự thay đổi và trong khoang miệng có vị đắng. Hiện tượng đắng miệng tạm thời là bình thường khi chúng ta ăn phải những thực phẩm quá đắng hay chua cay. Tuy nhiên, nếu bị đắng miệng kéo dài hoặc xảy ra một cách bất ngờ có thể đây là dấu hiệu của bệnh lý.

Tình trạng miệng đắng thông thường sẽ đi kèm theo một số biểu hiện như khô miệng, chán ăn, hôi miệng, buồn nôn hay mệt mỏi. Hiện tượng này sẽ khiến bạn ăn mất ngon và không nếm được hương vị của món ăn.

Các nguyên nhân gây đắng miệng như khô miệng, nấm miệng, viêm lưỡi do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Ngoài ra, đối tượng phụ nữ thời kỳ mãn kinh hay mang thai cũng thường có cảm giác đắng miệng khi ăn do thay đổi nội tiết tố. Ngoài những nguyên nhân khách quan kể trên, đắng miệng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý về thực quản, gan, dịch mật, ung thư hoặc bệnh lý về thần kinh.

dang-mieng-co-the-do-ve-sinh-rang-mieng-khong-sach-se.webp

Đắng miệng có thể do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ

Đắng miệng là biểu hiện của bệnh gì?

Theo y học hiện đại, tình trạng đắng miệng kéo dài có thể là biểu hiện của những bệnh lý sau:

Trào ngược dịch mật

Dịch mật là sản phẩm tại gan và túi mật có trách nhiệm tiêu hóa chất béo, loại bỏ những tế bào hồng cầu đã chết. Khi đoạn ngăn cách giữa dạ dày và ruột non gặp tổn thương sẽ dẫn đến dịch mật trào ngược lên dạ dày, thực quản làm tăng vị đắng ở miệng. Hiện tượng đắng miệng do trào ngược dịch mật thường đi kèm với buồn nôn, ợ nóng và ho khan.

Suy giảm chức năng gan

Khi gan bị rối loạn chức năng sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu hóa kém và miệng có vị đắng. Nếu chức năng gan đang bị suy giảm và cơ thể mắc những bệnh lý như viêm gan, gan nhiễm mỡ hay xơ gan hoặc gan đang phải làm việc quá tải cũng dẫn đến bệnh nhân có cảm giác đắng miệng, chán ăn.

Rối loạn tiêu hóa gây đắng miệng

Bệnh nhân mắc bệnh rối loạn tiêu hóa kéo dài thường có cảm giác đắng miệng do khoang miệng tiết ra ít nước bọt. Ngoài ra, người bệnh sẽ khó cảm nhận được mùi vị của món ăn dẫn đến tình trạng chán ăn kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây khô, đắng miệng. Bệnh lý này xảy ra khi cơ vòng đỉnh dạ dày suy yếu dẫn đến hiện tượng trào ngược axit lên ống dẫn. Điều này dẫn đến cảm giác nóng ở ngực và bụng cùng vị đắng, mùi hôi ở miệng.

dang-mieng-co-the-la-dau-hieu-cua-tinh-trang-trao-nguoc-da-day-thuc-quan.webp

Đắng miệng có thể là dấu hiệu của tình trạng trào ngược dạ dày thực quản

Điều trị ung thư hoặc đang gặp các bệnh lý khác

Người đang điều trị ung thư và các bệnh lý liên quan thường có vị giác không ổn định. Người bệnh thường có cảm giác đắng miệng khi ăn uống. Quá trình hóa trị, xạ trị điều trị ung thư cũng sẽ gây sự thay đổi vị giác dẫn đến cảm giác như có vị kim loại trong miệng.

Khô miệng gây đắng miệng

Khô miệng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đắng miệng. Triệu chứng khô miệng được gọi là xerostomia xảy ra do miệng không sản xuất đủ lượng nước bọt cần dùng. Thành phần nước bọt giúp giảm vi khuẩn gây hại trong miệng nên nếu tình trạng nước bọt không đủ kéo dài sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển gây đắng và hôi miệng.

Khô miệng do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu nhất là do sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là thuốc lá. Ngoài ra, khô miệng cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu tình trạng khô miệng kéo dài, bạn nên đến thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác.

Đang trong thời gian thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là ba tháng đầu người mẹ thường gặp tình trạng miệng đắng dẫn đến chán ăn, mệt mỏi. Nguyên nhân dẫn đến miệng đắng trong thời kỳ mang thai là do hormone trong cơ thể thay đổi ảnh hưởng đến các giác quan gây cảm giác khó chịu với một số loại thực phẩm có mùi. Thông thường, tình trạng đắng miệng do thai kỳ sẽ giảm sau ba tháng đầu và tự biến mất sau sinh.

dang-mieng-trong-thai-ky-se-tu-bien-mat-sau-sinh.webp

Đắng miệng trong thai kỳ sẽ tự biến mất sau sinh

Đắng miệng do tổn thương thần kinh

Căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân kích thích phản ứng của cơ thể gây thay đổi vị giác. Tình trạng lo lắng kéo dài khiến miệng khô do tuyến nước bọt hoạt động không đều, dẫn đến đắng miệng. Ngoài ra, tổn thương dây thần kinh cũng ảnh hưởng đến tình trạng đắng miệng. Những dây thần kinh kết nối trực tiếp với vị giác khi bị tổn thương cũng sẽ khiến vị giác bị rối loạn. Một số bệnh lý tổn thương thần kinh phổ biến xảy ra do chấn thương đầu như động kinh, u não, đa xơ cứng, bệnh liệt mặt đều có thể dẫn đến tình trạng đắng miệng kéo dài.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên, đắng miệng có thể là do những yếu tố khác tác động. Cụ thể như:

  • Tình trạng căng thẳng kéo dài dẫn đến thay đổi vị giác, khô miệng, đắng miệng.
  • Thời kỳ mãn kinh thay đổi nội tiết tố dẫn đến khô miệng, cảm giác đắng miệng khi ăn uống.
  • Mắc các bệnh hô hấp trên như viêm xoang, cảm lạnh, viêm đường hô hấp ảnh hưởng đến vị giác gây đắng miệng.
  • Bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi gây hôi và đắng miệng.
  • Nấm miệng, viêm lưỡi gây cảm giác khó chịu trong miệng, miệng đắng ảnh hưởng đến quá trình ăn uống.
  • Hội chứng miệng bỏng rát, miệng có cảm giác nóng rát mọi lúc gây hiện tượng đắng miệng kèm mùi hôi miệng khó chịu.

dang-mieng-co-the-do-co-the-thieu-nuoc.webp

Đắng miệng có thể do cơ thể thiếu nước

Làm thế nào để loại bỏ tình trạng đắng miệng?

Đắng miệng là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe. Tùy theo nguyên nhân gây đắng miệng mà bạn cần có cách chữa đắng miệng khác nhau. Để loại bỏ tình trạng đắng miệng kéo dài, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để phát hiện chứng bệnh gây đắng miệng và điều trị sớm. Ngoài ra, sử dụng các sản phẩm thiên nhiên hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đắng miệng là một trong những gợi ý được nhiều người tin dùng hiện nay.

Bạn nên lựa chọn những sản phẩm thiên nhiên có thành phần chứa nano bạc, chiếu xuất duối, đinh hương cùng các loại kẽm salicylate, chitosan… Theo nhiều nghiên cứu mới đây của Viện Công nghệ môi trường và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, thành phần Nano bạc được biết đến với công dụng diệt khuẩn tốt và tiêu diệt nhanh các vi khuẩn gây bệnh liên quan đến răng miệng.

Kết hợp cùng chiết xuất duối và đinh hương, sản phẩm sẽ được bổ trợ thêm công dụng giảm đau, giảm viêm loét hiệu quả. Ngoài ra, thành phần kẽm salicylate còn có tác dụng tăng đề kháng niêm mạc khoang miệng, kích thích tuyến nước bọt hoạt động giúp giảm tình trạng đắng miệng nhanh nhất.,Nhìn chung, các thành phần kể trên đều có nguồn gốc từ tự nhiên đặc biệt thân thiện với sức khỏe con người, không gây kích ứng niêm mạc. 

nano-bac-ket-hop-cung-nhieu-duoc-lieu-giup-cai-thien-tinh-trang-dang-mieng.webp

Nano bạc kết hợp cùng nhiều dược liệu giúp cải thiện tình trạng đắng miệng

Bài viết trên đây là những chia sẻ tổng quan về triệu chứng đắng miệng, nguyên nhân và cách xử lý. Nếu bạn còn băn khoăn về những vấn đề liên quan đến tình trạng đắng miệng vui lòng để lại câu hỏi ở phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ liên hệ và trả lời bạn sớm nhất.

>>>XEM THÊM: Cách chữa đắng miệng hiệu quả có thể bạn chưa biết TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo:

https://www.tuasaude.com/en/bitter-taste-in-mouth/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/321175

https://www.healthline.com/health/bitter-taste-in-mouth

Bình luận

Bài viết nổi bật