Sử dụng gel chữa đắng miệng
Sử dụng gel chữa đắng miệng là giải pháp tiện lợi, đơn giản mà hiệu quả. Sản phẩm bao gồm các thành phần thảo dược thiên nhiên như: Nano bạc, chiết xuất đinh hương, chiết xuất duối, kẽm salicylate có tác dụng vượt trội, cụ thể:
- Theo nghiên cứu năm 2014, nano bạc có tác dụng kháng khuẩn trên cả vi khuẩn Gram âm, Gram dương và các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh khác. Nhờ tác dụng đó mà nano bạc được sử dụng rộng rãi trong ngành y tế để điều trị các bệnh nha khoa và các bệnh lý khác.
- Chiết xuất đinh hương có tác dụng kháng viêm, giảm đau kết hợp cùng chiết xuất duối có khả năng ức chế vi khuẩn tích tụ. Từ đó giúp điều trị tốt các bệnh nha khoa gây ra bởi vi khuẩn trong miệng, trong đó có đắng miệng.
- Kẽm salicylate: Tăng sức đề kháng cho các tế bào niêm mạc miệng, giúp chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Nhờ các tác dụng trên, sản phẩm không chỉ giúp chữa đắng miệng mà còn hỗ trợ điều trị các bệnh nha khoa khác nếu có.
Chế độ ăn uống chữa đắng miệng
Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều vitamin và chất khoáng cần thiết giúp kích thích cảm giác thèm ăn và tiêu hóa tốt hơn. Từ đó giúp khắc phục tình trạng đắng miệng chán ăn, chăm sóc sức khỏe tốt.
Chế độ ăn giúp khắc phục đắng miệng
Tình trạng đắng miệng có thể ảnh hưởng tới vị giác, khiến người mắc không cảm nhận được vị, dẫn đến chán ăn. Trong trường hợp đó, bạn nên sử dụng những thực phẩm dưới đây để cải thiện cảm giác đắng miệng. Cụ thể:
- Các loại trái cây: Ăn các loại trái cây thường xuyên giúp bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, đồng thời cũng giúp cải thiện vị giác, kích thích tiêu hóa. Đặc biệt, nên ăn các loại trái cây có vị chua, chứa nhiều vitamin C như: Cam, bưởi, quýt, dâu tây,...
- Bổ sung kẽm: Các thực phẩm giàu kẽm như: Chocolate, bông cải xanh, các loại đậu, trứng, bột yến mạch,... giúp kích thích vị giác. Bởi thiếu kẽm sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn vị giác, có thể gây cảm giác đắng miệng.
- Ăn nhiều protein: Tiêu thụ các loại thực phẩm giàu protein như: Đậu, thịt gà, thịt cá, thịt lợn nạc, thịt bò nạc,... sẽ giúp cải thiện vị giác của bạn. Do cơ thể sử dụng protein để tạo ra vị giác, nên cơ thể thiếu protein sẽ gặp các vấn đề về vị giác.
- Uống nhiều nước: Mỗi ngày nên uống từ 1,5-2 lít nước sẽ giúp thanh lọc cơ thể, thúc đẩy quá trình thải độc tại gan. Từ đó, loại bỏ các độc tố gây nên hiện tượng đắng miệng. Tập thói quen uống nước theo các khung giờ trong ngày sẽ khiến cơ thể trở nên khỏe mạnh, cuốn trôi vi khuẩn gây đắng miệng.
- Thực hiện chia nhỏ các bữa ăn sẽ giúp bạn dễ tiêu hóa hơn và bớt cảm thấy chán ăn. Sau khi ăn xong nên ngồi nghỉ hoặc đứng thẳng để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản.
Bổ sung trái cây có vị chua chứa nhiều vitamin C giúp cải thiện chứng đắng miệng
Hạn chế một số loại thực phẩm
Tình trạng đắng miệng còn có thể do một số nguyên nhân liên quan tới vấn đề tiêu hóa như: Trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược dịch mật, suy giảm chức năng gan,... Do vậy, hạn chế một số thực phẩm dưới đây trong chế độ ăn sẽ giúp bạn cải thiện tiêu hóa.
- Tránh sử dụng các đồ ăn cay, chứa nhiều dầu mỡ vì nó có thể kích thích dạ dày trào ngược axit và gây bệnh gan nhiễm mỡ.
- Bên cạnh đó, nếu bạn gặp phải tình trạng thừa cân thì bạn nên giảm cân, thay đổi chế độ ăn lành mạnh hơn và tập thể dục để cải thiện sức khỏe.
- Hạn chế sử dụng đồ uống có ga, uống bia, rượu vì có thể gây kích thích dạ dày và độc cho gan.
- Không hút thuốc lá: Dù nguyên nhân cơ bản gây đắng miệng là gì thì hút thuốc sẽ chỉ làm tình trạng đó nặng nề thêm.
Cách chữa đắng miệng tại nhà đơn giản
Có rất nhiều biện pháp giúp chữa đắng miệng tại nhà đơn giản mà bạn có thể áp dụng, cụ thể:
Sử dụng baking soda chữa đắng miệng
Sử dụng baking soda làm hỗn hợp súc miệng giúp trung hòa vi khuẩn, giảm acid trong miệng. Pha hỗn hợp súc miệng gồm ½ thìa cà phê baking soda và ½ thìa cà phê muối vào 1 cốc nước ấm. Dùng hỗn hợp trên để súc miệng sau khi đánh răng, thực hiện 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Pha hỗn hợp nước súc miệng chứa baking soda giúp chữa đắng miệng
Nhai kẹo cao su chữa đắng miệng
Giảm sản xuất nước bọt sẽ khiến mùi vị trong miệng bị thay đổi, tạo điều kiện cho vi khuẩn yếm phát triển. Nhai kẹo cao su sẽ giúp tăng tiết nước bọt đồng thời giúp giảm cảm giác đắng miệng, hơi thơm mát hơn. Bạn có thể lựa chọn các loại kẹo cao su có hương chanh, cam, dưa để tăng mùi vị và thơm miệng.
Nhai kẹo cao su giúp tăng tiết nước bọt, khắc phục hôi - đắng miệng
Trà xanh chữa đắng miệng
Trà xanh hoặc các loại trà thảo mộc thiên nhiên có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tốt, giúp hạn chế vi khuẩn. Bên cạnh đó, uống trà xanh còn giúp loại bỏ hơi thở hôi, cải thiện cảm giác đắng miệng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng một tách trà vào mỗi sáng, vừa tỉnh táo vừa khắc phục đắng miệng.
Các loại trà xanh, trà thảo mộc giúp chữa đắng miệng
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp cải thiện đắng miệng
Vệ sinh răng miệng đúng cách là giải pháp chữa đắng miệng đơn giản và hiệu quả nhất. Một số lưu ý cần thực hiện để chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn:
- Đánh răng 2 lần/ ngày, sau khi ăn ít nhất 30 phút và trước khi đi ngủ. Cần lựa chọn bàn chải mềm vừa đủ để có thể làm sạch tốt nhất. Chọn kem đánh răng có hương vị thảo dược để loại bỏ cảm giác khó chịu trong miệng mỗi khi thức dậy.
- Súc miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn sau khi đánh răng để hạn chế tạo thành mảng bám vi khuẩn ở răng.
- Vệ sinh răng miệng không chỉ có bước làm sạch răng mà còn cần làm sạch bề mặt lưỡi. Chải bề mặt lưỡi nhẹ nhàng sẽ giúp loại làm sạch vi khuẩn, nấm gây ra vị đắng ở miệng, sau đó rửa lại bằng nước.
- Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước thay vì tăm tre để làm sạch các kẽ răng, giúp loại bỏ mảng bám tốt hơn.
- Kiểm tra sức khỏe răng miệng và cơ thể theo định kỳ.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp mọi người tìm ra biện pháp chữa đắng miệng tại nhà phù hợp và hiệu quả cho bản thân. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề liên quan tới đắng miệng, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ trả lời giúp bạn sớm nhất.
>>>XEM THÊM: Đắng miệng là bệnh gì? Một số chia sẻ quan trọng từ bác sĩ TẠI ĐÂY
Nguồn tham khảo
https://www.healthline.com/health/bitter-taste-in-mouth
https://www.verywellhealth.com/what-causes-sour-taste-in-the-mouth-1742994