7 nguyên nhân đắng miệng phổ biến và cách khắc phục

Cảm giác đắng miệng có thể là phản ứng bình thường khi ăn thức ăn vị lạ hoặc cay. Tuy nhiên, khi đắng miệng xuất hiện trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Bài viết này đề cập đến 7 nguyên nhân đắng miệng phổ biến, hãy cùng tìm hiểu.

Các nguyên nhân gây đắng miệng thường gặp

Đắng miệng là hiện tượng vị giác bị thay đổi, có mùi vị khó chịu được mô tả như kim loại, ôi hoặc hôi. Khi tình trạng này kéo dài, cần phải tìm ra nguyên nhân để điều trị dứt điểm. Một số nguyên nhân đắng miệng phổ biến như: 

Vệ sinh răng miệng kém 

Vệ sinh răng miệng kém được coi là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến vấn để đắng miệng. Khi không vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và gây nên các bệnh nha khoa như: sâu răng, viêm nướu, bệnh nha chu,... 

Do dùng thuốc

Theo nghiên cứu công bố, có ít nhất 250 loại thuốc khác nhau có thể gây ra vị đắng trong miệng. Điều này xảy ra do các phân tử thuốc tác động lên thụ thể vị giác trong não, làm mùi vị của thuốc trộn lẫn với nước bọt. Một số thuốc có vị đắng hay được sử dụng như: 

  • Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, macrolide, quinolone, sulfamethoxazole, trimethoprim, tetracycline, metronidazole…
  • Thuốc điều trị tim mạch: Thuốc cao huyết áp, thuốc lợi tiểu và thuốc chống loạn nhịp tim.
  • Thuốc điều trị thần kinh: Bao gồm thuốc antiparkinson, thuốc trị đau nửa đầu và thuốc giãn cơ. 
  • Các loại thuốc theo toa và không kê đơn khác: Bao gồm thuốc tuyến giáp, thuốc kháng histamin, thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm, hỗ trợ cai thuốc lá, thuốc chống nấm và thuốc kháng virus. 

Trong trường hợp này, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm hiểu xem liệu thuốc đang sử dụng có gây ra đắng miệng không. Nếu cần sử dụng thuốc trong thời gian dài, bạn có thể khắc phục bằng cách ăn đồ ngọt sau khi uống thuốc. 

dung-thuoc-co-vi-dang-thuong-xuyen-keo-dai-se-khien-vi-giac-cua-ban-thay-doi.webp

Dùng thuốc có vị đắng thường xuyên kéo dài sẽ khiến vị giác của bạn thay đổi

Đang mang thai 

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai có sự thay đổi lớn về nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là hormone estrogen. Khảo sát cho thấy nhiều phụ nữ thường xuyên bị đắng miệng, có vị kim loại khi mang thai. Điều này khiến họ cảm thấy mất cảm giác ăn giác ngon khi ăn uống, ảnh hưởng tới việc nuôi thai. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài một thời gian và biến mất sau khi sinh con. 

Do chứng bỏng miệng

Hội chứng bỏng miệng gây ra cảm giác bỏng rát hoặc đóng vảy trong miệng, đồng thời còn gây đắng miệng. Các triệu chứng điển hình như: Đau rát, bỏng, khô miệng, có thể đóng vảy, miệng có vị đắng hoặc kim loại. Hội chứng bỏng rát miệng có thể xảy ra ở cả phụ nữ và nam giới, do dây thần kinh trong miệng bị tổn thương.. 

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản 

Ở người bị trào ngược dạ dày thực quản, cơ vòng thực quản đột ngột giãn ra, cho phép axit dạ dày lên ngược thực quản. Đây còn được gọi là hiện tượng trào ngược axit, gây ra các tình trạng như: Có vị chua, đắng, ợ nóng, tức ngực, hôi miệng, khó nuốt, ho khan, cảm giác khó chịu ở cổ họng,... Nếu nguyên nhân đắng miệng là do trào ngược axit thì thường sẽ kèm theo triệu chứng ợ nóng, ợ chua ngay sau khi ăn. 

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-co-the-la-nguyen-nhan-gay-dang-mieng-.webp

Trào ngược dạ dày thực quản có thể là nguyên nhân gây đắng miệng 

Các vấn đề về gan

Khi chức năng gan có dấu hiệu rối loạn hoặc suy giảm có thể dẫn tới tình trạng đắng miệng, đi kèm với đó là rối loạn tiêu hóa. Các trường hợp gặp vấn đề về gan như: Viêm gan cấp, viêm gan mạn, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan,... có thể sẽ xuất hiện tình trạng đắng miệng trong một thời gian. Nếu điều trị tốt, phục hồi được chức năng của gan thì tình trạng này có thể sẽ biến mất. 

Một số nguyên nhân khác 

Bên cạnh các nguyên nhân hay gặp được kể trên, tình trạng đắng miệng có thể do các nguyên nhân sau: 

  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Vị giác của bạn có quan hệ mật thiết với khứu giác. Do vậy, khi khứu giác của bạn gặp vấn đề cũng có thể gây ảnh hưởng đến vị giác của bạn. Các bệnh dị ứng, cảm cúm, xoang, nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể là nguyên nhân gây đắng miệng ở bạn. 
  • Rối loạn hệ thần kinh: Các tổn thương thần kinh dù là nhỏ nhất cũng có thể làm sai lệch thông tin truyền tới não bộ, làm suy giảm vị giác hoặc thay đổi gây đắng miệng.
  • Bệnh lý suy giảm miễn dịch: Những người đang điều trị bệnh làm suy giảm đề kháng, bị ốm, cảm lạnh,... có thể ảnh hưởng tới vị giác, gây đắng miệng. 
  • Phụ nữ sau mãn kinh. 
  • Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài.
  • Chứng khô miệng: Do hút thuốc lá hoặc sử dụng các thuốc giảm tiết nước bọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng phát triển. 

dang-mieng-co-the-do-tinh-trang-suy-giam-mien-dich-gay-nen.webp

Đắng miệng có thể do tình trạng suy giảm miễn dịch gây nên

Cách khắc phục đắng miệng hiệu quả

Khắc phục đắng miệng tại nhà bằng các biện pháp đơn giản dưới đây:

Sử dụng gel làm thơm và làm sạch miệng

Bạn có thể khắc phục đắng miệng tại nhà đơn giản bằng sản phẩm gel làm sạch & kháng khuẩn chứa nano bạc. Nguyên nhân đắng miệng phổ biến nhất là do vi khuẩn trong khoang miệng phát triển mạnh, tạo điều kiện cho các quá trình chuyển hóa yếm khí xảy ra. Sản phẩm chứa thành phần chính là nano bạc, chiết xuất đinh hương, chiết xuất duối, kẽm salicylate có khả năng kháng khuẩn, kháng virus vượt trội, cụ thể: 

  • Nano bạc: Đã được ứng dụng rộng rãi trong ngành y tế bởi tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn Gram âm, Gram dương và các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. Một số loài phổ biến gây bệnh cho răng miệng như: Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), Streptococcus, E. Coli, Coliform, P. aeruginosa, Aci.baumannii, Vibrio cholerae (phẩy khuẩn tả), Enterococcus faecalis (khuẩn liên cầu), N. gonorrhoeae (lậu cầu),… 
  • Chiết xuất đinh hương và chiết xuất duối: Sự kết hợp của 2 loại thảo dược đem đến công dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Từ đó, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn và cải thiện tình trạng viêm loét, bệnh lý khoang miệng. 

Với các thành phần có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, sản phẩm đảm bảo ao toàn, lành tính với mọi đối tượng sử dụng kể cả trẻ nhỏ. Cách sử dụng vô cùng tiện lợi và đơn giản, chỉ cần thoa một lớp mỏng lên vùng ảnh hưởng từ 3-4 lần/ ngày.

Một số thói quen tốt khắc phục đắng miệng

Một số biện pháp có thể thực hiện ngay tại nhà giúp khắc phục, cải thiện tình trạng đắng miệng như: 

  • Uống nhiều nước lọc, khoảng 2 lít/ngày để ngăn ngừa tình trạng khô miệng và kích thích tiêu hóa tốt hơn. 
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp giảm cảm giác chán ăn và tiêu hóa tốt hơn. Chế độ ăn hợp lý và nghỉ ngơi sau khi ăn để tránh tình trạng trào ngược dạ dày, trào ngược dịch mật và rối loạn tiêu hóa.  
  • Nhai kẹo su không đường, có thể lựa chọn vị cam hoặc vị chanh vừa giúp tăng tiết nước bọt, loại bỏ vị đắng trong miệng vừa giúp hơi thở thơm mát.
  • Thực hiện tốt vệ sinh răng miệng hàng ngày, đánh răng đủ 2 lần/ ngày, kết hợp súc miệng để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa ở kẽ răng và các mảng bám. 
  • Hạn chế tuyệt đối rượu bia, hút thuốc lá. Tránh căng thẳng quá mức và kéo dài. 

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin về nguyên nhân đắng miệng phổ biến và cách khắc phục tại nhà. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề liên quan tới đắng miệng, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ trả lời giúp bạn sớm nhất.

>>>XEM THÊM: Cách chữa đắng miệng hiệu quả có thể bạn chưa biết TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo 

https://www.tuasaude.com/en/bitter-taste-in-mouth/

https://www.healthline.com/health/bitter-taste-in-mouth

https://www.verywellhealth.com/what-causes-sour-taste-in-the-mouth-1742994

Bình luận

Bài viết nổi bật