Chảy máu chân răng khi ngủ dậy phải làm sao? TÌM HIỂU NGAY!

Chảy máu chân răng khi ngủ dậy sẽ khiến nhiều người lo lắng không biết mình đang gặp phải tình trạng gì? Đây có thể dấu hiệu bạn đang mắc các bệnh như viêm nướu, viêm lợi khá nghiêm trọng. Vậy chảy máu chân răng khi ngủ dậy phải làm sao? Xem ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Chảy máu chân răng là gì?

Chảy máu chân răng là vấn đề thường gặp ở răng miệng. Ban đầu, vùng nướu bị viêm, sưng tấy đỏ, căng mọng, khi chạm tay vào thấy đau và chảy máu. Ngoài ra, bạn còn thấy xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng khi ăn uống, chải răng hoặc xỉa răng.

Nhiều người cho rằng, triệu chứng này rất bình thường, nhưng thực tế, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Cụ thể:

- Viêm lợi: Các mảng bám hay cao răng tồn tại trên răng, kích thích lợi và chân răng. Theo thời gian, lợi bị sưng và rất dễ chảy máu.

- Viêm nha chu: Chảy máu chân răng là biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm nha chu. Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm nha chu có thể khiến răng bị rụng bất cứ lúc nào.

- Tiêu xương chân răng: Tiêu xương chân răng là sự suy giảm của xương ổ răng, mật độ, chiều cao, số lượng và thể tích xương. Bệnh lý này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng cũng như thẩm mỹ của khuôn mặt như tụt nướu, răng xô lệch, nghiêng vẹo, móm và khiến khuôn mặt già đi nhiều hơn so với tuổi.

- Răng gãy rụng: Khi bị chảy máu chân răng, có thể phần nướu đã viêm nhiễm nặng với các túi mủ sát chân răng. Lúc này, nguy cơ tiêu xương dẫn đến gãy rụng răng là khá cao.

Chảy máu chân răng là gì?

Chảy máu chân răng là gì?

Hầu hết các bệnh lý răng miệng khi bắt đầu phát triển thường không biểu lộ bất kỳ dấu hiệu gì. Tuy nhiên, khi trong khoang miệng xuất hiện một số triệu chứng như: Chảy máu chân răng, đau nhức,... thì chứng tỏ sức khỏe răng miệng của bạn đang xuống cấp và cần có biện pháp để khắc phục ngay.

>>> Xem thêm: Cải thiện chảy máu chân răng bằng các biện pháp dân gian

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi ngủ dậy

Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi ngủ dậy, điển hình như:

Chải răng quá mạnh trước khi đi ngủ

Việc chải răng quá mạnh, chải sai cách sẽ làm mòn răng, gây hại đến phần nướu quanh chân răng. Điều này khiến máu chảy ra trong khi bạn ngủ, buổi sáng lúc thức dậy sẽ thấy một ít máu khô trong miệng. Trong trường hợp nướu bị tổn thương nặng hơn thì có thể máu sẽ tiếp tục chảy sau khi thức dậy.

Chảy máu chân răng do nghiến răng khi ngủ

Đôi khi, chảy máu chân răng khi ngủ chỉ đơn giản là do tật nghiến răng của bạn. Nghiến răng là hiện tượng phổ biến mỗi khi cơ thể bị stress, mệt mỏi hoặc gặp chuyện buồn trong cuộc sống. Thông thường, khi nghiến răng, áp lực tác động lên nướu và xương hàm sẽ rất lớn. Lúc này, một số mạch máu tại đó có thể bị tổn thương hoặc vỡ, gây nên tình trạng chảy máu răng trong khi ngủ.

Chảy máu chân răng do thở bằng miệng khi ngủ

Thở bằng miệng khi ngủ cũng có thể là nguyên nhân gây chảy máu chân răng lúc thức dậy. Bởi khi bạn thở bằng miệng sẽ làm khô nướu, dễ gây vỡ mạch máu.

Tình trạng này có thể khắc phục được bằng một số cách sau:

- Khi ngủ phải nằm ở tư thế ngẩng đầu.

- Nhắc nhở bản thân thở bằng mũi vào ban ngày để hình thành thói quen khi ngủ.

- Đảm bảo không gian trong nhà luôn trong sạch, dễ thở.

- Dùng nước, thuốc xịt mũi làm mở rộng đường thở.

Do thiếu vitamin C

Thiếu vitamin C sẽ làm suy giảm mô, dẫn đến vỡ các mạch máu, gây chảy máu chân răng khi ngủ dậy. Vitamin C sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hạn chế nguy cơ chảy máu.

  Thiếu vitamin C là nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi ngủ dậy

Thiếu vitamin C là nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi ngủ dậy

Vi khuẩn gây viêm nhiễm

Vi khuẩn thường cư trú rất nhiều trên các mảng bám men răng. Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày thường sẽ ức chế hoạt động của những loại vi khuẩn này.

Vậy nên, nếu bạn không vệ sinh kỹ hoặc có sự thay đổi nội tiết tố khiến vi khuẩn hoạt động mạnh sẽ khiến nướu lợi bị kích ứng, gây ra hiện tượng chảy máu chân răng khi ngủ dậy.

Mặc dù có rất nhiều yếu tố gây chảy máu chân răng khi ngủ dậy nhưng nguyên nhân sâu xa là do niêm mạc khoang miệng có cấu tạo mong manh nên khi sức đề kháng của tế bào niêm mạc miệng suy yếu sẽ dễ tổn thương và bị vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng tấn công.

>>> Xem thêm: Người bị chảy máu chân răng nên ăn gì?

Bình luận

Bài viết nổi bật