Tình trạng tụt lợi trở thành mối lo ngại về sức khỏe vì làm lộ chân răng, khiến răng có nguy cơ bị sâu, nhiễm trùng và rụng. Nếu mọi người phát hiện dấu hiệu tụt lợi và điều trị ở giai đoạn đầu, có thể ngăn chặn quá trình tụt lợi diễn ra. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các dấu hiệu tụt lợi phổ biến để các bạn biết và đề phòng.
Tụt lợi là bệnh gì?
Nướu hay còn gọi là lợi - phần gắn chặt, bao bọc chân răng và men răng đến tận cổ răng. Tụt lợi là hiện tượng phần mô nướu bao xung quanh răng bị kéo về phía chân răng làm răng trông dài hơn. Lợi tụt xuống tạo ra nhiều khoảng trống nhỏ giữa răng và đường viền lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ, dễ xâm nhập và gây tổn thương đến cấu trúc răng liền kề.
Tụt lợi và dấu hiệu tụt lợi mà bạn cần biết để phát hiện kịp thời
Dấu hiệu tụt lợi hay gặp
Diễn biến bệnh tụt lợi ở mỗi người là khác nhau, ở một số người có thể đến giai đoạn muộn mới xuất hiện triệu chứng. Các dấu hiệu tụt lợi điển hình bao gồm:
Tụt lợi chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng sau khi đánh răng hoặc sau khi dùng chỉ nha khoa có thể là triệu chứng của bệnh viêm nướu, bệnh nướu răng hoặc tụt lợi. Nếu thấy xuất hiện tình trạng này thường xuyên, bạn nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, sưng hoặc đỏ nướu cũng hay đi kèm với dấu hiệu chảy máu chân răng. Đây cũng là dấu hiệu của bệnh tụt lợi hoặc các bệnh về nướu khác mà bạn cần cẩn trọng.
Chảy máu chân răng là dấu hiệu tụt lợi đi kèm với bệnh nha chu
Tụt lợi làm lộ chân răng
Dấu hiệu điển hình nhất chính là hiện tượng lợi bị tụt, làm chân răng bị lộ ra ngoài. Lâu dần, răng sẽ trông dài ra nhiều hơn, khoảng cách giữa các răng xa nhau hơn. Điều này có thể gây ảnh hưởng trong giao tiếp vì làm mất tính thẩm mỹ và giảm tự tin.
Răng bị ê buốt là dấu hiệu tụt lợi
Nướu có nhiệm vụ bao bọc chặt chẽ từng chiếc răng cho tới tận cổ răng để bảo vệ chúng. Tình trạng tụt lợi xảy ra làm cho phần chân răng nhạy cảm tiếp xúc với vi khuẩn và các yếu tố nhiệt độ. Do vậy, người bị tụt lợi khi ăn đồ nóng, đồ lạnh hay ngay cả khi đánh răng đều cảm thấy ê buốt.
Răng lung lay - Mất răng
Răng lung lay là dấu hiệu tụt lợi khá nặng, nguyên nhân thường do sâu răng ở vùng bị ảnh hưởng. Nguyên nhân do phần chân răng lộ ra không có lớp men răng bảo vệ, vi khuẩn dễ dàng tấn công gây sâu răng. Khi sâu răng để lâu, nó sẽ phá hủy cấu trúc nâng đỡ của răng và dẫn đến mất răng vĩnh viễn.
Nướu sưng đỏ, khoảng cách răng càng xa nhau là dấu hiệu tụt lợi
Các dấu hiệu tụt lợi khác
Một số dấu hiệu tụt lợi khác có thể gặp ở người bệnh bao gồm:
- Hơi thở có mùi hôi, không biến mất sau khi đánh răng
- Đau vùng nướu răng
- Các bệnh về nướu như: Viêm lợi, viêm nha chu,…
- Xuất hiện bề mặt đường viền tiếp xúc giữa nướu với răng.
Các cách chữa tụt lợi hiệu quả
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và biểu hiện của tụt lợi, nha sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.
Dùng gel điều trị trong trường hợp tụt lợi nhẹ
Đối với các trường hợp nhẹ, lựa chọn hàng đầu là sử dụng gel bôi thảo dược tại chỗ kèm nước súc miệng kháng khuẩn. Bạn có thể lựa chọn sản phẩm có thành phần chính Nano bạc kết hợp cùng chiết xuất đinh hương, chiết xuất duối, … Bởi khả năng kháng khuẩn vượt trội, chống viêm, giảm đau, và an toàn với mọi đối tượng. Cụ thể:
- Nano bạc: Tác dụng kháng khuẩn trên cả vi khuẩn Gram âm, Gram dương và các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. Một số loài phổ biến gây bệnh cho răng miệng như: Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), Streptococcus, E. Coli, Coliform, P. aeruginosa, Aci.baumannii, Vibrio cholerae (phẩy khuẩn tả), Enterococcus faecalis (khuẩn liên cầu), N. gonorrhoeae (lậu cầu),… Bên cạnh đó, nano bạc còn có tác dụng kích thích nguyên bào sợi, tăng tổng hợp collagen giúp đẩy nhanh tốc độ tái tạo lại mô bị mất.
- Chiết xuất duối: Có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng và có thể được sử dụng như một chất điều trị các bệnh viêm nhiễm.
- Chiết xuất đinh hương: Tinh dầu đinh hương có tác dụng ức chế quá trình viêm, giảm các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau.
Dùng sản phẩm có nano bạc, chiết xuất thảo dược giúp điều trị dấu hiệu tụt lợi
Lấy cao răng
Nếu nguyên nhân tụt lợi do các bệnh về nướu, thì lựa chọn điều trị hàng đầu là lấy cao răng. Cao răng tạo thành do thức ăn thừa sót lại trên răng, lâu dần nó trở nên bám chặt và khó loại bỏ. Lấy cao răng giúp làm sạch răng, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.
Bên cạnh đó, tụt lợi làm cho răng thường xuyên bị ê buốt, nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương. Do đó nha sĩ có thể kê đơn các thuốc làm giảm mẫn cảm và liên kết để giảm các triệu chứng ê buốt răng, tê răng, đau nhức.
Phẫu thuật trong trường hợp tụt lợi nặng
Đối với những trường hợp tụt nướu nặng hơn, phẫu thuật vạt nướu hoặc ghép mô, ghép xương là những lựa chọn điều trị bắt buộc.
- Phẫu thuật ghép mô mềm: Lấy một phần mô nhỏ từ vòm miệng của bạn rồi gắn vào vị trí cần bù đắp. Trước đó cần thực hiện làm sạch sâu để loại bỏ vi khuẩn trên răng và lợi.
- Phẫu thuật tạo vạt nướu: Trong phẫu thuật tạo vạt nướu, trước hết, tất cả vi khuẩn và mảng bám sẽ được làm sạch từ bên dưới. Sau đó, nướu sẽ được nâng lên, đưa trở lại vị trí cũ. Ở quy trình này, bác sĩ nha khoa sẽ đặt một vật liệu tổng hợp hoặc một mảnh xương, mô vào nướu để giúp chúng phát triển trở lại. Phẫu thuật tạo chỉ áp dụng trong những trường hợp tụt nướu rất nghiêm trọng.
- Phẫu thuật ghép xương: Trong trường hợp tụt lợi có đi kèm sâu răng, dẫn đến tổn thương cấu trúc nâng đỡ của răng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật ghép xương cho bạn. Quy trình được thực hiện bằng cách ghép các mảnh xương nhỏ của bạn để có thể bảo tồn răng tại chỗ.
Bệnh tụt lợi có diễn biến âm thầm và chỉ phát hiện khi có những dấu hiệu rõ ràng. Do đó bạn cần chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày để phòng ngừa các bệnh về lợi. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề liên quan tới dấu hiệu tụt lợi, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ trả lời giúp bạn sớm nhất.
>>>XEM THÊM: Tổng hợp các cách chữa tụt lợi hiệu quả có thể bạn chưa biết TẠI ĐÂY
Nguồn tham khảo
https://www.medindia.net/patients/patientinfo/gum-recession.htm
https://www.healthline.com/health/dental-oral-health-receding-gums
https://willowdental.com/5-signs-may-receding-gums-treatment-options/