Bị nhiệt miệng nên ăn gì, không nên ăn gì để mau khỏi?

Cảm giác xót, đau ở chỗ loét khiến nhiều người bị nhiệt miệng ngại ăn uống nên dễ bị thiếu chất, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu xem bị nhiệt miệng nên ăn gì để chóng lành, giảm đau hiệu quả và cần tránh những món gì để phòng nhiệt miệng tái phát ở bài viết dưới đây.

Cảm giác xót, đau ở chỗ loét khiến nhiều người bị nhiệt miệng ngại ăn uống nên dễ bị thiếu chất, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu xem bị nhiệt miệng nên ăn gì để chóng lành, giảm đau hiệu quả và cần tránh những món gì để phòng nhiệt miệng tái phát ở bài viết dưới đây.

Bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Bệnh nhiệt miệng tuy không nguy hiểm tới sức khỏe nhưng sẽ gây ra khó khăn trong quá trình ăn uống của người bệnh. Người bị nhiệt miệng nên bổ sung một số loại thực phẩm như: Sữa chua, thịt cá, rau củ quả, uống nhiều nước… hàng ngày để hạn chế bị đau và mau lành vết thương nhanh chóng.

Trà đen trị nhiệt miệng

Chất tannin trong trà đen có thể giúp bạn giảm đau do nhiệt miệng gây ra. Khi bị nhiệt miệng, nên đắp túi trà đen ướt trực tiếp lên vết nhiệt trong vòng 60 giây để đẩy nhanh quá trình chữa lành nhiệt miệng. Hoặc nếu bạn thích vị trà đen, hãy uống khoảng 500-750ml trà đen mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng miệng nhiệt hiệu quả, làm vết loét nhanh chóng lành.

tra-den-la-thuc-uong-tot-cho-nguoi-bi-nhiet-mieng.webp

Trà đen là thức uống tốt cho người bị nhiệt miệng

Bị nhiệt lưỡi nên ăn sữa chua

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn lactobacillus acidophilus có khả năng chống lại các vi khuẩn trong miệng, từ đó giúp giảm vết loét. Không những thế, khi bị nhiệt miệng ăn sữa chua sẽ giúp người bệnh đỡ đau buốt, cảm thấy dễ chịu hơn. Vì thế, mỗi ngày bạn nên ăn 1 -2 hộp sữa chua nguyên chất để phòng ngừa nhiệt miệng và hạn chế tình trạng bệnh nặng hơn.

Tăng cường rau củ trái cây với người nhiệt miệng

Người bị nhiệt miệng trong các bữa ăn nên bổ sung nhiều loại rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp đầy đủ vitamin A, B, C… giúp tăng sức đề kháng, hạn chế được các tổn thương ở niêm mạc và bảo vệ khoang miệng khỏi vi khuẩn gây hại. Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng trong hoa quả còn có thể làm thành mạch bền vững, hạn chế nhiệt miệng.

Một số loại rau củ trái cây như: Cà rốt, ớt chuông, các loại cải xanh, chuối, dưa hấu, cam, chanh, bưởi, táo, lê… có thể ăn trực tiếp, chế biến hoặc xay sinh tố thành nước ép để sử dụng mỗi ngày.

nguoi-bi-nhiet-mieng-nen-tang-cuong-bo-sung-rau-cu-qua-giau-vitamin.webp

Người bị nhiệt miệng nên tăng cường bổ sung rau củ quả giàu vitamin

Bổ sung thịt cá

Bên cạnh tăng cường các loại rau xanh, trái cây thì người bị nhiệt miệng cũng phải bổ sung đầy đủ protein để giúp quá trình lành vết loét tại khoang miệng nhanh hơn.

Nguồn protein dồi dào từ cá, thịt vịt, thịt ngan được chế biến thành các món cháo, súp lỏng và mềm sẽ giúp người bệnh dễ ăn hơn, hạn chế gây ra tình trạng đau buốt ở miệng.

Thực phẩm giàu chất sắt

Các thực phẩm giàu chất sắt là yếu tố quan trọng giúp tạo máu cho cơ thể. Ngoài ra, sắt cũng tham gia vào hệ miễn dịch tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình lành vết thương nhiệt miệng.

Bạn nên bổ sung nhiều các thực phẩm giàu sắt như: Thịt gà, trứng, súp lơ xanh, đu đủ, táo đỏ, đỗ đen, đỗ tương, gạo lứt... vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để cung cấp một lượng sắt dồi dào cho cơ thể mỗi ngày.

bo-sung-thuc-pham-chua-nhieu-sat-vao-thuc-don-cua-nguoi-bi-nhiet-mieng.webp

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều sắt vào thực đơn của người bị nhiệt miệng

Uống nhiều nước

Khô miệng cũng là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn phát triển. Vì thế, người bị nhiệt miệng nên uống 2-2.5 lít nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng nhiệt miệng nặng hơn cũng như giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung các loại nước ngừa nhiệt miệng, thanh nhiệt cơ thể như: Rau má, chè xanh, nha đam, bột sắn dây....

Bị nhiệt miệng không nên ăn gì?

Bên cạnh bổ sung cho mình các loại thực phẩm tốt cho cơ thể thì người bị nhiệt miệng cũng nên tránh xa các thức uống có cồn, thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ để tránh tình trạng nhiệt miệng nặng hơn và lâu lành, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Các thức uống có cồn

Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại nước uống chứa cồn như: Bia rượu, nước ngọt có gas... để tổn thương do loét miệng, nhiệt miệng nhanh chóng lành lại. Đồng thời, bạn cần tránh hút thuốc lá để vết loét miệng được nhanh khỏi hơn.

Thực phẩm cay nóng

Khi bị nhiệt miệng, các vết loét dễ bị xót, đau dù chỉ tác động ở mức độ nhẹ. Do đó, khi ăn các đồ cay nóng sẽ khiến người bệnh bị đau và xót hơn nhiều, có thể khiến vết loét tiến triển nặng hơn, cần thời gian dài để hồi phục. Vì vậy, khi bị nhiệt miệng, người bệnh hạn chế ăn các loại gia vị cay như ớt, hạt tiêu… để bệnh nhanh chóng được hồi phục.

han-che-su-dung-thuc-pham-cay-nong-cho-nguoi-bi-nhiet-mieng.webp

Hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng cho người bị nhiệt miệng

Cà phê

Trong cà phê chứa axit salicylic có thể gây kích ứng các mô nhạy cảm trong miệng và khiến những vết loét khó chịu nổi lên. Vì thế khi bị nhiệt miệng, bạn nên hạn chế sử dụng cà phê để tránh bệnh tiến triển nặng hơn gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Thực phẩm chứa gluten

Nếu tình trạng nhiệt miệng bị tái phát liên tục có thể do đường ruột không dung nạp gluten. Vì vậy, người bị nhiệt miệng nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa gluten như: Lúa mì, yến mạch, ngũ cốc... để hạn chế tình trạng viêm loét trong miệng tái phát ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống.

nguoi-bi-nhiet-mieng-khong-nen-an-cac-thuc-pham-chua-nhieu-gluten.webp

Người bị nhiệt miệng không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều gluten

Tránh các món chiên dầu mỡ

Các đồ chiên rán nhiều dầu mỡ thường giòn và cứng, khi ăn cần phải nhai kỹ và lâu. Việc nhai như vậy khiến thức ăn dễ va chạm nhiều đến vùng niêm mạc miệng, chạm vào vết loét gây ra cảm giác đau, thậm chí nặng thêm tình trạng loét miệng. Không những thế, các món chiên rán có tính háo nước, dễ gây khô miệng làm tình trạng nhiệt miệng nặng hơn. Vì thế, bạn nên kiêng các món chiên nhiều dầu mỡ trong một thời gian để bệnh nhiệt miệng mau lành.

Một số thói quen tốt nên làm khi bị nhiệt miệng

Ngoài việc thay đổi chế đổi dinh dưỡng thì việc duy trì một số thói quen tốt trong quá trình điều trị nhiệt miệng cũng sẽ giúp tình trạng bị nhiệt miệng thuyên giảm nhanh chóng và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số thói quen tốt mà người bị nhiệt miệng nên áp dụng hàng ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình.

Thói quen khi đánh răng

Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn giảm viêm miệng. Đánh răng đúng cách mỗi ngày 2 lần bằng bàn chải lông mềm, chải răng chậm rãi nhẹ nhàng để tránh đụng đến vết loét trong miệng. Kết hợp sử dụng kem đánh răng có chứa flour để răng được chắc khỏe.

danh-rang-deu-dan-moi-ngay-2-lan-giup-phong-ngua-benh-nhiet-mieng-hieu-qua.webp

Đánh răng đều đặn mỗi ngày 2 lần giúp phòng ngừa bệnh nhiệt miệng hiệu quả

Thói quen khi ăn

Nên ăn chậm nhai kỹ, không vừa ăn vừa nói chuyện đùa giỡn để tránh tình trạng răng cắn vào thịt má trong gây ra nhiệt miệng. Sau mỗi bữa ăn, bạn nên dùng chỉ nha khoa học nước muối sinh lý để làm sạch các mảng bám, thức ăn còn sót lại ở kẽ răng trong quá trình ăn.

Cải thiện nhiệt miệng bằng sản phẩm từ thiên nhiên

Chế độ dinh dưỡng và các biện pháp chăm sóc răng miệng hợp lý là điều cần thiết để cải thiện tình trạng nhiệt miệng. Tuy nhiên, các phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì mà tình trạng nhiệt miệng lại gây ra khó chịu cho người bệnh. Vì thế, việc nhanh chóng điều trị khỏi bệnh là cần thiết để bảo vệ răng miệng và sức khỏe của bạn.

Thấu hiểu điều này, các chuyên gia đã nghiên cứu, bào chế thành công sản phẩm gel làm sạch răng miệng và kháng khuẩn thành phần tự nhiên để giúp làm dịu nhanh chóng vết loét, cải thiện tình trạng miệng bị nhiệt.

su-dung-san-pham-chua-nano-bac-de-ho-tro-dieu-tri-benh-nhiet-mieng-hieu-qua.webp

Sử dụng sản phẩm chứa nano bạc để hỗ trợ điều trị bệnh nhiệt miệng hiệu quả

Sản phẩm có thành phần chính là nano bạc giúp đem lại hiệu quả kháng khuẩn vượt trội. Các phân tử bạc tương tác với thiol của protein và phospholipid của vi khuẩn, thay đổi tính thấm trên màng vi khuẩn, từ đó phá vỡ rồi tiêu diệt những vi khuẩn gây hại.

Mặt khác, các phân tử nano bạc khi tương tác với acid nucleic sẽ ngăn chặn quá trình sao chép, khiến vi khuẩn không thể nhân lên được. Bên cạnh đó, thành phần chitosan cũng có tác dụng ức chế vi khuẩn thông qua tuyến đường kìm khuẩn.

Trong sản phẩm cũng có chiết xuất neem chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch ở nướu và mô miệng, điều trị hiệu quả viêm loét miệng, sâu răng, giúp giảm đau, ngăn ngừa ê buốt.

Thành phần kẽm salicylate cũng giúp tăng cường sức đề kháng của tế bào niêm mạc miệng, bảo vệ răng miệng trước các vi khuẩn, virus gây bệnh, giảm nhanh các triệu chứng của nhiệt miệng.

Hiểu rõ vấn đề bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì, bạn sẽ không còn lo lắng về cảm giác đau mỗi khi ăn uống và lựa chọn cho mình những thực phẩm phù hợp. Đừng quên kết hợp sử dụng gel bôi tự nhiên đều đặn để cải thiện tốt tình trạng nhiệt miệng và phòng ngừa bệnh. Nếu bạn có thắc về vấn đề nhiệt miệng, hãy để lại câu hỏi ở phần bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất.

>>>XEM THÊM: Hiểu về nhiệt miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị TẠI ĐÂY

Thanh Hoa

Nguồn tham khảo:

https://myhealth.alberta.ca/Health/Pages/conditions.aspx?hwid=zd1065#:~:text=Eat%20soft%2C%20bland%20foods%20that,iced%20tea%2C%20or%20eat%20Popsicles.

https://www.verywellhealth.com/what-should-i-eat-if-i-have-mouth-sores-797428

https://www.breastcancer.org/tips/nutrition/during_treat/side_effects/sore_mouth

Bình luận

Bài viết nổi bật