Hôi miệng chảy máu chân răng là bệnh gì?
Hôi miệng chảy máu chân răng là bệnh lý về răng miệng thường gặp, được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do chăm sóc răng miệng chưa đúng cách hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng.
Vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng chảy máu chân răng. Khi vi khuẩn xâm nhập, sẽ gây tổn thương cho nướu và làm phát sinh mùi hôi khó chịu.
Viêm lợi
Viêm lợi hình thành khi nướu răng xuất hiện các mảng bám, có dấu hiệu sưng đỏ và chảy máu từ đó gây ra mùi hôi khó chịu.
Tiểu đường
Hôi miệng chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, bởi nồng độ xeton tích tụ trong máu cao gây ra tình trạng hôi và khó chịu ở khoang miệng.
Sâu răng
Sâu răng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập với biểu hiện cụ thể xuất hiện các lỗ nhỏ trên răng, gây đau nhức, hôi miệng chảy máu chân răng, đau khi nhai.
Hôi miệng chảy máu chân răng là dấu hiệu của bệnh sâu răng
Viêm quanh răng
Bị chảy máu chân răng kèm hôi miệng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm quanh răng. Bên cạnh đó là các biểu hiện khác như sốt, mệt mỏi ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
Viêm nha chu
Biểu hiện viêm nha chu là đau khi nhai, sưng nướu, hôi miệng chảy máu chân răng do vi khuẩn xâm nhập vào gây nên.
Rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố trong quá trình mang thai sẽ khiến bạn dễ bị hôi miệng chảy máu chân răng do hàm lượng hormone progesterone tăng lên đáng kể, gây sưng nướu, đau khi nhai, chảy máu chân răng.
Thiếu vitamin và canxi
Canxi và vitamin là thành phần cần thiết cho cơ thể người. Khi bị thiếu hụt canxi sẽ gây ra loãng xương, sâu răng, nguy cơ bị viêm nha chu cao hơn bình thường. Bên cạnh đó, thiếu hụt vitamin đặc biệt là vitamin K cũng sẽ khiến hơi thở có mùi và chảy máu chân răng.
Thiếu hụt vitamin K và canxi khiến răng suy yếu, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và chảy máu
Hút thuốc lá
Việc hút thuốc lá thường xuyên không chỉ gây hại đến hệ hô hấp mà còn là nguyên nhân gây ra các bệnh về răng miệng. Các thành phần độc hại ở thuốc lá sẽ lưu lại trong khoang miệng, tạo thành mảng bám và gây hỏng men răng.
Khói thuốc còn gây đổi màu men răng, làm gai lưỡi phát triển quá mức tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây hôi miệng, chảy máu chân răng.
Tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng một số loại thuốc cũng là nguyên nhân gây ra hôi miệng chảy máu chân răng. Bởi vì thuốc kháng sinh thường được điều trị dị ứng và hạn chế tiết dịch cơ thể. Nếu sử dụng thuốc nhiều có thể làm số lượng bột giảm đi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây hôi miệng.
Sử dụng một số loại thuốc có thể làm giảm lượng nước bọt và tăng nguy cơ hôi miệng chảy máu chân răng
Ung thư máu
Bị chảy máu chân răng gây hôi miệng có thể cảnh báo bệnh ung thư máu. Bởi khi bị ung thư máu, số lượng bạch cầu trong cơ thể sẽ tăng lên một cách bất thường và có xu hướng ăn hồng cầu dẫn tới bị thiếu máu và có thể tử vong.
Dấu hiệu nhận biết ung thư máu là xuất hiện vết bầm tím và chảy máu không rõ ràng như chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da,...Việc thiếu hụt hồng cầu do ung thư máu sẽ khiến nướu giảm chức năng đề kháng, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây ra nhiễm trùng và hôi miệng.
Hiện tượng chảy máu chân răng kèm hôi miệng có nguy hiểm không?
Hôi miệng chảy máu chân răng sẽ nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị, ngăn ngừa hiệu quả.
Có khá nhiều nguyên nhân gây hôi miệng chảy máu chân răng như do nội tiết, vệ sinh răng miệng, stress gây nên có thể được cải thiện nhanh chóng nếu bạn thay đổi một số thói quen hàng ngày.
Tuy nhiên nếu hôi miệng chảy máu chân răng do bắt nguồn từ các bệnh lý răng miệng như: Nha chu, viêm lợi,... thì phải tiến hành điều trị ngay để tránh biến chứng nguy hiểm hoại tử và mất răng. Còn nếu do các bệnh ung thư máu hay tiểu đường thì người bệnh có thể đối mặt với nhiều nguy hiểm thậm chí là tử vong nếu không can thiệp kịp thời.
Vì vậy khi có tình trạng hôi miệng chảy máu chân răng kèm theo biểu hiện khác như người mệt mỏi, máu khó đông, đau bụng thì bạn nên đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
Bị mất răng do không điều trị hôi miệng chảy máu chân răng từ sớm
Cách điều trị hôi miệng chảy máu chân răng
Hôi miệng chảy máu chân răng có nhiều nguyên nhân gây nên nếu do các bệnh lý về tiểu đường, ung thư máu thì người bệnh cần đến bệnh viện chuyên khoa để được điều trị theo phương pháp riêng để đảm bảo an toàn.
Hiện nay có khá nhiều cách điều trị hôi miệng chảy máu chân răng ở người bệnh như: Thay đổi thói quen vệ sinh, sử dụng sản phẩm hỗ trợ hoặc các biện pháp y tế chuyên dụng để chữa trị. Mỗi cách điều trị hôi miệng chảy máu chân răng sẽ có những ưu điểm cụ thể mang lại cho người bệnh.
Điều trị bằng phương pháp y tế
Tình trạng hôi miệng chảy máu chân răng do các vấn đề nha khoa, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Dùng thuốc kháng sinh
Áp dụng cho trường hợp nhiễm trùng mô nướu và chân răng. Có thể kết hợp gel hoặc nước súc miệng chứa kháng sinh để điều trị. Nếu bị nhiễm khuẩn nặng hơn có thể sẽ được chỉ định dùng kháng sinh đường uống.
- Lấy cao răng
Nhằm loại bỏ vi khuẩn, mùi hôi khó chịu do bị tích tụ mảng bám trên răng được thực hiện bằng sóng siêu âm, laser hoặc dụng cụ truyền thống.
- Bào láng gốc răng
Giúp ngăn chặn quá trình tích tụ cao răng và hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn gây viêm.
- Ghép mô mềm
Sẽ được chỉ định với trường hợp nha chu tiến triển gây tổn thương nướu nghiêm trọng, bác sĩ sẽ ghép mô ở vòm họng vào vùng nướu bị ảnh hưởng để tái tạo mô và ổn định chân răng.
Lấy cao răng để trị hôi miệng chảy máu chân răng hiệu quả
Điều trị hôi miệng, chảy máu chân răng tại nhà
Một số cách điều trị hôi miệng chảy máu chân răng hiệu quả tại nhà mà bạn có thể áp dụng ngay.
- Súc miệng bằng nước muối 2 lần/ngày để giảm vi khuẩn gây hại, khử mùi hôi miệng và hạn chế bị chảy máu chân răng.
- Uống trà gừng kết hợp mật ong để loại bỏ vi khuẩn gây hại, khử mùi hôi miệng do viêm, làm dịu niêm mạc và giảm sưng đau.
- Dùng trà đinh hương loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng, giảm tình trạng hôi miệng chảy máu chân răng nhanh chóng.
- Uống nước đá lạnh để giảm niêm mạc nướu bị sưng và nóng rát. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp mạch máu co lại và hạn chế nguy cơ chảy máu kéo dài.
Dùng trà đinh hương để điều trị chảy máu chân răng hôi miệng tại nhà
Phòng ngừa hiệu quả chứng hôi miệng và chảy máu chân răng
Để ngăn ngừa hiệu quả chứng hôi miệng và chảy máu chân răng, bạn nên áp dụng những khuyến cáo của bác sĩ dưới đây:
- Vệ sinh răng sạch sẽ, đánh răng mỗi ngày 2 lần.
- Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc thiết bị vệ sinh răng chuyên dụng ít nhất mỗi ngày một lần. Không nên dùng tăm xỉa răng vì dễ làm rộng kẽ răng, gây chảy máu chân răng.
- Hạn chế hút thuốc lá, thuốc lào và kiêng bia rượu
- Thăm khám nha sĩ định kỳ, lấy cao răng thường xuyên.
- Sử dụng nước súc miệng chuyên dùng hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám thức ăn hằng ngày tránh tình trạng hôi miệng và chảy máu chân răng.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học và lối sống lành mạnh,...
Bên cạnh đó, nhiều người cũng ưu tiên lựa chọn sản phẩm gel làm sạch miệng và kháng khuẩn chứa nano bạc. Đặc điểm của sản phẩm này chính là bảng thành phần thảo dược tự nhiên, an toàn và lành tính, cho hiệu quả hỗ trợ điều trị hôi miệng chảy máu chân răng nhanh chóng.
Nano bạc hỗ trợ tình trạng hôi miệng, chảy máu chân răng hiệu quả
Công dụng chính của các thành phần có trong sản phẩm hỗ trợ điều trị hôi miệng chảy máu chân răng với nguồn gốc thiên nhiên. Theo nghiên cứu năm 2014, nano bạc có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus hỗ trợ cải thiện các bệnh lý về răng miệng, trong đó có hôi miệng chảy máu chân răng.
Cùng với đó kết hợp với các loại thảo dược như: Chiết xuất neem, chiết xuất đinh hương, chiết xuất duối có tác dụng tăng cường miễn dịch cho niêm mạch, chống viêm, giảm đau hiệu quả và giải độc, thanh lọc cơ thể từ đó giúp ức chế sự phát triển của virus gây bệnh. Và kẽm salicylate sẽ giúp tăng cường sức đề kháng tế bào lưỡi, ngăn chặn tình trạng hôi miệng, chảy máu chân răng tái phát giúp người bệnh tự tin khoe nụ cười xinh.
Trên đây là thông tin liên quan đến tình trạng hôi miệng chảy máu chân răng. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để "xóa sổ" tình trạng khó chịu gặp phải trong vấn đề răng miệng. Nếu bạn còn băn khoăn thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi ở phần bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi, đội ngũ chuyên gia sẽ nhanh chóng giúp bạn trả lời một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
>>>XEM THÊM: Mách bạn 7 cách trị hôi miệng tại nhà đơn giản TẠI ĐÂY
Nguồn tham khảo:
https://www.washingtondentalnj.com/gum-disease-therapy.html
https://www.webmd.com/oral-health/bleeding-gums-other-conditions