Tìm hiểu bệnh viêm lưỡi: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

 

Viêm lưỡi là tình trạng nhiều người gặp phải, gây ra không ít trở ngại cho người mắc trong sinh hoạt hàng ngày. Để tìm hiểu bệnh viêm lưỡi, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết về căn bệnh này.

Viêm lưỡi là bệnh gì?

Viêm lưỡi là tình trạng lưỡi bị viêm và sưng tấy, khiến màu sắc lưỡi thay đổi. Khi lưỡi bị viêm, bề mặt lưỡi sẽ xuất hiện các dấu hiệu bất thường, thậm chí có thể khiến cho các nhú lưỡi biến mất, làm bề mặt lưỡi trở nên trơn nhẵn.

Nếu để tình trạng viêm lưỡi nặng hơn, bệnh sẽ khiến người mắc cảm thấy đau rát khi ăn uống và nói chuyện

Triệu chứng viêm lưỡi

Khi bị viêm lưỡi, người mắc thường có những biểu hiện sau đây:

  • Lưỡi bị sưng tấy.
  • Đau rát hoặc nhạy cảm ở lưỡi khi ăn uống hoặc nói chuyện.
  • Màu sắc lưỡi thay đổi.
  • Bề mặt trở nên trơn nhẵn bất thường.

Các dạng viêm lưỡi

Viêm lưỡi có 3 dạng chính, đó là: Viêm lưỡi cấp tính, viêm lưỡi mạn tính, viêm lưỡi Hunter. Cụ thể:

  • Viêm lưỡi cấp tính: Đây là tình trạng viêm lưỡi xuất hiện đột ngột, các dấu hiệu thường nghiêm trọng.
  • Viêm lưỡi mạn tính: Người bệnh sẽ có các đợt viêm lưỡi tái phát nhiều lần.
  • Viêm lưỡi mạn tính là tình trạng viêm lưỡi liên tục tái phát.
  • Viêm lưỡi Hunter: Viêm lưỡi Hunter còn được gọi là viêm lưỡi teo. Loại viêm này khiến nhiều nhú lưỡi bị mất đi, gây biến đổi màu sắc và kết cấu của lưỡi. 

viem-luoi-gay-sung-tay-va-dau-vung-luoi.webp

Viêm lưỡi gây sưng tấy và đau vùng lưỡi

Nguyên nhân dẫn đến viêm lưỡi

Có nhiều nguyên nhân gây viêm lưỡi nhưng đa số là do: Vi khuẩn, virus, nấm (thường gặp ở người có cơ địa suy giảm miễn dịch, dùng thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh kéo dài,...).

Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể gây bệnh viêm lưỡi như:

  • Phản ứng dị ứng: Các phản ứng dị ứng với thuốc, thực phẩm và chất kích thích tiềm ẩn khác có thể làm nặng thêm tình trạng của nhú, mô cơ của lưỡi. Các chất kích thích bao gồm kem đánh răng và một số loại thuốc điều trị cao huyết áp.
  • Các loại bệnh: Một số bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch có thể tấn công vào cơ và nhú lưỡi. Herpes simplex - một loại virus gây mụn rộp và phồng quanh miệng, có thể gây sưng viêm và đau ở lưỡi.
  • Nồng độ sắt thấp: Không đủ sắt trong máu cũng có thể gây bệnh viêm lưỡi. Sắt điều hòa sự tăng trưởng tế bào bằng cách giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy đến cơ quan, mô và cơ bắp. Nồng độ sắt trong máu thấp có thể dẫn đến mức myoglobin thấp. Myoglobin là một trong các protein của tế bào hồng cầu, rất quan trọng đối với sức khỏe cơ bắp, bao gồm mô cơ của lưỡi.
  • Chấn thương miệng: Tổn thương gây ra do chấn thương miệng có thể ảnh hưởng đến tình trạng của lưỡi. Viêm có thể xảy ra vì các vết cắt và vết bỏng trên lưỡi hoặc những thiết bị nha khoa như niềng răng.

viem-luoi-co-the-do-ban-vo-tinh-can-vao-luoi.webp

Viêm lưỡi có thể do bạn vô tình cắn vào lưỡi

Cách điều trị viêm lưỡi

Có nhiều cách điều trị viêm lưỡi khác nhau, tùy vào tình trạng bệnh mà lựa chọn cách chữa trị phù hợp như: Sử dụng thuốc, vệ sinh cá nhân, áp dụng các mẹo nhỏ trị viêm lưỡi.

Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng là giải pháp đầu tiên giúp tình trạng viêm lưỡi không nặng hơn và phòng ngừa tái phát. Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, hoặc tốt nhất đánh răng sau khi ăn, tránh để vi khuẩn xâm nhập. Một cách khác để vệ sinh răng miệng hiệu quả đó là sử dụng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng có chứa các chất sát khuẩn dành riêng cho răng miệng.

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm lưỡi đó là nhóm thuốc kháng sinh, chống viêm, kháng nấm nếu nhiễm nấm. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung thêm các loại vitamin nếu nguyên nhân gây bệnh là do thiếu vitamin.

Mẹo chữa viêm lưỡi ngay tại nhà

Một số cách chữa viêm lưỡi đơn giản có thể được thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ được áp dụng trong trường hợp bệnh còn nhẹ. Bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:

Dùng nha đam

Nha đam không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn chống viêm hiệu quả. Do đó, nhiều người đã sử dụng nha đam để chữa viêm lưỡi bằng cách ngậm nước ép nha đam trong vài phút rồi súc miệng. Bạn nên làm nhiều lần trong ngày và thực hiện liên tục đến khi khỏi.

Sử dụng muối

Muối từ lâu đã được biết đến với công dụng sát khuẩn rất tốt. Để làm sạch và chữa viêm lưỡi, bạn cần chà muối lên trên bề mặt lưỡi với một lượng vừa đủ giúp loại bỏ các chất bẩn cũng như vi khuẩn có trên đó.

Sử dụng dầu dừa

Nghiên cứu cho thấy, dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng. Người bị viêm lưỡi có thể lấy dầu dừa thoa lên chỗ bị viêm, bôi liên tục trong nhiều ngày để có thể cảm nhận rõ sự thay đổi ở lưỡi.

su-dung-dau-dua-de-chua-viem-luoi.webp

Sử dụng dầu dừa để chữa viêm lưỡi

Sử dụng sản phẩm thảo dược 

Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, để hỗ trợ điều trị viêm lưỡi, bạn nên kết hợp với sản phẩm thiên nhiên có chứa nano bạc. Với thành phần chính là nano bạc cùng với chiết xuất duối, đinh hương, neem, chitosan, kẽm salicylate,... gel làm sạch miệng&kháng khuẩn giúp cải thiện vết viêm loét lưỡi hiệu quả.

Nano bạc giúp trực tiếp phá vỡ cấu trúc vi khuẩn, ức chế sự phát triển của chúng. Đồng thời, nano bạc giúp tấn công vào nhiều vị trí của tế bào sinh vật, vô hiệu chức năng của tế bào vi khuẩn, giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương diễn ra nhanh hơn. 

Tại viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các nhà khoa học đã nghiên cứu về khả năng diệt khuẩn của nano bạc với nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh khác nhau như E.coli, Coliform, S.aureus, P. aeruginosa, Aci.baumannii,... Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ cần một lượng nano bạc rất nhỏ cỡ 1mg/L đã tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật gây bệnh này ngay cả với những chủng vi khuẩn đa kháng rất nhiều loại kháng sinh. Do đó, khi kết hợp cùng các thảo dược khác, gel làm sạch miệng&kháng khuẩn giúp làm sạch, khử mùi hôi và cải thiện tình trạng viêm nhiễm khoang miệng, trong đó có viêm lưỡi hiệu quả.

cai-thien-viem-luoi-tu-san-pham-thien-nhien-chua-nano-bac.webp

Cải thiện viêm lưỡi từ sản phẩm thiên nhiên chứa nano bạc

Chế độ ăn cho người viêm lưỡi

Người bị viêm lưỡi nên ưu tiên những thực phẩm sau đây để hỗ trợ quá trình cải thiện bệnh:

  • Trái cây mọng nước như: Cam, quýt, bưởi,...
  • Rau xanh: Súp lơ, bắp cải, mồng tơi, cà chua,...
  • Thịt trắng: Cá, thịt gà,...
  • Các loại hạt: Hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó,...
  • Sử dụng đường tự nhiên.

Bên cạnh đó, những thực phẩm mà người bệnh không nên sử dụng đó là:

  • Thực phẩm chứa nhiều đường
  • Hải sản dễ gây dị ứng như: Tôm, cua, cá, mực,...
  • Đồ ăn cay nóng, thức ăn quá dai, cứng
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo, chất kích thích như cà phê, đồ chiên rán,...

Làm gì để phòng ngừa viêm lưỡi?

Để không gặp phải tình trạng viêm lưỡi, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C như: Ổi, cam, kiwi,...
  • Vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng, dùng nước súc miệng, chỉ nha khoa,...
  • Hạn chế đồ ăn chứa các chất kích thích, đồ cay nóng, đồ quá chua.

Hy vọng với bài viết trên, các bạn đã hiểu rõ về tình trạng viêm lưỡi để có thể phòng ngừa và điều trị dễ dàng hơn. Nếu còn băn khoăn về viêm lưỡi, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần bình luận để được các chuyên gia giải đáp.

Thanh Hoa

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322135

https://medlineplus.gov/ency/article/001053.htm

https://www.healthline.com/health/glossitis

Bình luận

Bài viết nổi bật