Một số thắc mắc thường gặp về bệnh nhiệt miệng, nhiệt lưỡi

1. Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng, nhiệt lưỡi

Chắc hẳn trong đời bạn ít nhất một lần bị nhiệt miệng, nhiệt lưỡi thậm chí có người còn bị rất thường xuyên. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về triệu chứng của những bệnh này.

Nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện những vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm trong miệng. Thông thường vết nhiệt miệng thường màu trắng, đôi khi có màu vàng, viền xung quanh là màu đỏ, có dạng hình tròn hoặc oval. Bất kỳ vị trí nào trong miệng đều có thể bị nhiệt miệng, nhưng hay gặp nhất là nơi có các chấn thương lặp đi lặp lại, ví dụ như vô tình cắn phải môi dưới hay đầu lưỡi khi ăn uống. Vết loét rất đau và gây nhiều khó chịu cho người mắc phải.

Nhiệt lưỡi 

Nhiệt lưỡi là tình trạng viêm loét niêm mạc vùng lưỡi. Các vết lở có màu đỏ hay trắng, ban đầu chỉ nhỏ như mụn nước nhưng sau đó phát triển và to dần lên. Dấu hiệu của bệnh nhiệt lưỡi là cảm giác đau, xót, rát khi cử động lưỡi. Hơn nữa, người bệnh thường cảm thấy khô miệng, khát nước liên tục, cảm giác khó chịu khi vừa thức dậy và kéo dài trong vài ngày. 

2. Đối tượng nào dễ bị nhiệt miệng, nhiệt lưỡi?

Các bệnh viêm loét khoang miệng rất phổ biến trong cộng đồng và bất kì ai cũng có thể gặp. Tuy nhiên có một số đối tượng nguy cơ bị viêm loét khoang miệng nhiều hơn là: Người có thói quen bảo vệ sức khỏe răng miệng kém; Người hút thuốc lá, bia rượu thường xuyên; Người lớn tuổi, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch suy giảm; Người mắc các bệnh như: Tiểu đường, HIV, nhiễm virus hoặc nấm; Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh có sự thay đổi nội tiết tố; Người có chế độ dinh dưỡng kém. 

3. Bí quyết khắc phục bệnh nhiệt miệng, lưỡi

Vấn đề chăm sóc răng miệng phần lớn chưa được mọi người quan tâm đúng mức, gây khó khăn trong việc điều trị và chữa dứt điểm. Do đó, bạn nên tham khảo các biện pháp sau đây: 

Đánh răng đều đặn mỗi ngày: Vệ sinh răng miệng tốt bằng bàn chải đánh răng 2 lần/ngày sẽ giúp giảm lượng vi khuẩn gây mùi hoạt động một cách tốt nhất. 

Súc miệng hàng ngày: Đừng quên rèn luyện thói quen súc miệng bằng dung dịch nha khoa nguồn gốc thiên nhiên mỗi ngày giúp tiêu diệt và ngăn ngừa khả năng phát triển, sinh sôi các vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng. 

Bôi gel thảo dược, an toàn khi lỡ nuốt: Đây là xu hướng được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn, hiệu quả. Đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ chưa biết đánh răng hoặc mọc răng sữa thì giải pháp này thực sự tối ưu (bởi với đối tượng này, tính an toàn được đặt lên hàng đầu, trong khi những sản phẩm hiện nay trên thị trường như thuốc bôi tại chỗ có tác dụng kháng sinh và chống viêm thường gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sau này hoặc là men răng của trẻ). Cách sử dụng gel thảo dược rất đơn giản với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh có thể dùng rơ bôi gel lên vùng tổn thương như niêm mạc miệng, lưỡi, để tiện lợi, đảm bảo vệ sinh và hiệu quả, kể cả khi trẻ lỡ nuốt phải thì cũng không vấn đề gì.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ăn gì cho nhanh khỏi nhiệt miệng, nhiệt lưỡi?

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến người bị nhiệt miệng, nhiệt lưỡi. Vậy bị nhiệt miệng, nhiệt lưỡi nên ăn gì tốt nhất?

- Các loại đậu, đặc biệt là đậu xanh và đậu đen có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đồng thời nó có tính mát nên giúp thanh nhiệt. Nhờ đặc tính này, khi bạn ăn sẽ không ảnh hưởng đến răng miệng mà nó còn hỗ trợ giảm tình trạng nhiệt miệng, nhiệt lưỡi nhanh chóng.

- Bột sắn dây được tinh chế chứa nhiều thành phần vitamin, khoáng chất tốt. Bột sắn dây được sử dụng khá phổ biến vừa giúp duy trì sức khỏe mà còn điều trị bệnh hiệu quả và trong đó có nhiệt miệng, nhiệt lưỡi. 

-  Ăn nhiều rau xanh: Rau xanh là loại thực phẩm dường như không thể thiếu trong mọi bữa ăn của gia đình. Rau xanh có tính thanh mát, lại chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe và sắc đẹp. Bổ sung nhiều rau hơn mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai và hạn chế tổn thương do nhiệt miệng, nhiệt lưỡi gây ra.

- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C: Các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, dâu tây, sữa chua rất tốt cho việc điều trị và phòng ngừa bệnh nhiệt miệng mùa hè. Lượng vitamin C dồi dào sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây hại và chăm sóc khoang miệng tốt nhất. Bởi vậy bạn đừng quên bổ sung loại thực phẩm này hàng ngày nhé.

Ngoài các món ăn, đồ uống như kể trên, bạn còn nên uống nước rau má, râu ngô, uống  nước dừa... để không còn bị đau rát, khó chịu vì nhiệt miệng, nhiệt lưỡi. 

Kiêng gì cho nhanh khỏi nhiệt miệng, nhiệt lưỡi?

- Thức ăn có axit: Bạn nên tránh các loại trái cây họ cam quýt như cam, chanh hay bưởi vì những trái cây này sẽ làm các vết loét trong miệng nặng thêm. Thậm chí, axit citric trong những loại trái cây này còn khiến miệng xuất hiện nhiều vết loét hơn. Ngoài trái cây họ cam quýt, cà chua và dâu tây cũng có chứa axit nên sẽ không phù hợp với những ai đang bị nhiệt miệng, nhiệt lưỡi.

- Cà phê: Cà phê có chứa axit salicylic có thể gây kích ứng các mô nhạy cảm trong miệng, từ đó gây nhiệt miệng. Vậy nên, bạn hãy cân nhắc tìm cách cai nghiện cà phê nếu thấy mình thường xuyên bị nhiệt miệng, nhiệt lưỡi.

- Thức ăn cay: Thực phẩm cay chứa ớt hoặc các thành phần gây kích ứng khác có thể gây nhiệt miệng, nhiệt lưỡi.

- Thực phẩm chứa gluten: Nếu chứng nhiệt miệng tái phát liên tục, bạn cần đến bác sĩ để xác định mình có mắc bệnh Celiac hay còn gọi là bệnh không dung nạp gluten không. Đây có thể là lý do khiến những vết loét trong miệng xuất hiện liên tục đấy. 

- Các loại nước ngọt: Nước ngọt chứa nhiều si rô ngô và axit photphoric có thể gây viêm nhiễm, lở loét. Thậm chí những loại nước ngọt cho người ăn kiêng có chứa axit nên cũng ảnh hưởng tiêu cực đến vết loét. Vậy nên, bạn hãy cắt giảm các loại nước ngọt ra khỏi thực đơn.

4. Trẻ em, trẻ 1 tuổi, sơ sinh điều trị nhiệt miệng, nhiệt lưỡi như thế nào?

Nhiệt miệng, nhiệt lưỡi ở trẻ nhỏ là tình trạng khá phổ biến tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể gây khó chịu cho bé mỗi khi ăn uống. Với trẻ sơ sinh còn quá nhỏ sẽ khiến bé khó chịu, đau đớn, quấy khóc, ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt cũng như việc ăn uống của trẻ. Các mẹ nên áp dụng một số cách trị nhiệt miệng cho bé dưới đây:

- Súc miệng bằng nước ấm và nước muối pha loãng cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thì chưa biết cách súc miệng nên mẹ cần giúp bé làm bằng cách dùng rơ miệng để lau với nước muối sinh lý.

- Cho trẻ bú nhiều hơn để bù nước cho trẻ bởi vì mất nước sẽ làm cho tình trạng lở miệng càng thêm nghiêm trọng gây đau đớn.

- Nếu cho trẻ uống sữa công thức thì nên ướp lạnh một chút để giảm cảm giác đau đớn cho trẻ khi uống sữa.

- Nếu bé trên một tuổi, cha mẹ có thể sử dụng mật ong để điều trị nhiệt miệng cho con. Mật ong có đặc tính chống vi khuẩn tuyệt vời, giúp vết loét lành lại nhanh chóng. Bạn hãy thoa đều vào khu vực có vết loét cho con từ 3 - 4 lần trong ngày để có hiệu quả sớm. 

- Sử dụng gel làm sạch miệng và kháng khuẩn : Đây là lựa chọn tối ưu dành cho trẻ nhỏ bị nhiệt miệng, nhiệt lưỡi. Bởi hiện nay, các biện pháp điều trị tây y thường gây ra nhiều tác dụng phụ, trong khi giải pháp từ thiên nhiên lại không mang lại hiệu quả cao. Hơn nữa, nếu lỡ có nuốt vào thì sản phẩm cũng rất an toàn, hay không ảnh hưởng đến men răng của bé sau này. 

5. Các bài thuốc dân gian giúp điều trị bệnh nhiệt miệng, nhiệt lưỡi hiệu quả

Phần lớn các vết loét nhiệt rất nhỏ, sẽ tự biến mất sau 1 hoặc 2 tuần và không để lại sẹo. Nhưng ngay cả khi chúng có nhỏ, thì 7 đến 14 ngày đau nhức khó chịu trong miệng là điều không ai mong muốn. Rất may, có rất nhiều bài thuốc dân gian để giảm đau và điều trị các bệnh nhiệt miệng, nhiệt lưỡi:

- Diếp cá: Đây là một loại cây phổ biến trong đời sống hằng ngày bởi có nhiều công dụng trong nấu ăn cũng như trong điều trị một số bệnh. Diếp cá có vị cay, hơi lạnh, tác dụng tốt trong thanh nhiệt giải độc. Ngoài ra trong diếp cá còn tính kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, công dụng trong điều trị nhiệt miệng. Cách dùng: Bạn chuẩn bị 100g diếp cá, rửa sạch, bỏ phần cuống già, đem giã nhuyễn hoặc xay sinh tố lấy nước rồi uống 2-3 lần mỗi ngày sẽ giúp những triệu chứng của nhiệt miệng, nhiệt lưỡi nhanh chóng được đẩy lùi. Bạn cũng có thể sắc lấy nước 2-6g diếp cá, rồi chia ra uống trong ngày. 

- Rau ngót: Chữa nhiệt miệng, nhiệt lưỡi bằng rau ngót. Đây là một trong những bài thuốc dân gian cực hiệu quả để chữa nhiệt miệng, nhiệt lưỡi. Rau ngót có tính mát, thanh nhiệt, giải độc khi kết hợp với mật ong có tính kháng viêm giúp các vết nhiệt miệng nhanh chóng hồi phục. Chế biến cũng rất đơn giản, nhưng bạn cần chọn rau ngót sạch, không có các thành phần hóa học của thuốc trừ sâu hay chất bảo quản. Rửa sạch đem giã nhỏ chắt lấy nước cốt. Trộn cùng một ít mật ong rồi dùng tăm bông chấm lên những vết nhiệt miệng. Lưu ý cần để 5-10 phút rồi mới súc miệng lại. Kiên trì thực hiện sẽ nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng đau rát của nhiệt miệng, nhiệt lưỡi.

- Rau đắng đất: Trong rau đắng đất giàu vitamin C, chất xơ, flavonoid, saponin. Những chất này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng rất tốt. Công dụng đã được nhiều người công nhận chỉ sau một đến hai ngày sử dụng. Rau đắng đất rửa sạch, đem giã nhỏ lọc lấy nước cốt. Với người lớn có thể ngậm, với trẻ con mẹ có thể dùng tăm bông chấm vào vết loét trong một vài phút. Ngoài ra bạn có thể phơi khô rau đắng đất, rồi sắc lấy nước uống thay trà để chữa nhiệt miệng, nhiệt lưỡi rất hiệu quả.

 


Bình luận

Bài viết nổi bật