Câu hỏi thường gặp về chứng lở lưỡi
Lở lưỡi thường xuyên, lâu ngày nên điều trị thế nào?
Thông thường, những dạng viêm lưỡi nhẹ thì chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng và bổ sung sinh tố nhóm B là có thể khỏi trong vòng 10 ngày. Còn những vết nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và làm kháng sinh đồ.
Bệnh lở lưỡi đa phần sẽ tự khỏi rồi thỉnh thoảng tái phát có thể là do chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa đảm bảo. Tuy nhiên, một số người bị lở lưỡi tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi kèm theo triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sút cân, biếng ăn, sưng thành một đám cứng không có giới hạn, chảy máu. Cùng với đó là dấu hiệu nhiễm trùng nặng như khô môi, lưỡi bẩn, mạch nhanh, sốt cao thì rất có thể người bệnh đang đối diện với những vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác. Vì vậy, mau chóng tìm cách cải thiện tình trạng lở lưỡi là mong muốn của rất nhiều người.
Cách trị lở lưỡi nhanh nhất tại nhà là gì?
Lở lưỡi gây ra những khó chịu cho người mắc và bệnh rất dễ quay trở lại nếu không được điều trị kịp thời. Thấu hiểu điều này, chúng tôi xin phép giới thiệu một số cách trị lở lưỡi hiệu quả nhất hiện nay:
Bột phèn chua
Bột phèn được hình thành từ các phân tử kali nhôm sulfat. Thành phần nhôm trong bột phèn chua có tác dụng săn se niêm mạc, làm khô, bao lấy vết loét và khiến chúng nhanh chóng lành lại.
Cách làm: Trộn lượng nhỏ bột phèn chua với một giọt nước thành hỗn hợp sền sệt. Thoa lên vết loét và để yên trong vòng 1 phút. Sau đó, súc miệng thật sạch với nước. Lặp lại nhiều lần trong ngày cho đến khi bạn hết đau.
Soda
Bột baking soda có tác dụng trung hòa acid trong khoang miệng. Từ đó, nó khôi phục cân bằng pH và giảm viêm hiệu quả, có thể chữa lành vết loét.
Cách làm: Pha ½ muỗng cà phê bột baking soda trong ½ cốc nước. Súc miệng 15 - 30 giây rồi nhổ ra. Lặp lại sau vài giờ nếu cần.
Mật ong
Theo nghiên cứu năm 2014, mật ong có hiệu quả giảm đau, làm dịu vết loét và khiến nó bớt sưng đỏ. Mặt khác, mật ong cũng có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp. Bạn nên lựa chọn mật ong nguyên chất để có hiệu quả tốt vì hầu hết các trường hợp, mật ong bán trong hiệu thuốc hiện nay đều đã qua xử lý ở nhiệt độ cao và không đem lại tác dụng điều trị rõ rệt.
Đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo có khả năng chữa lành các vết thương và tăng cường miễn dịch. Từ đó, giúp chữa lành vết loét và ngăn chặn chúng tái phát.
Cách dùng: Hòa loãng 1 muỗng cà phê dịch đông trùng hạ thảo lỏng vào nước ấm. Súc miệng dung dịch trên trong vòng 2 phút. Sau đó, bạn có thể nuốt hoặc nhổ ra. Lặp lại tối đa 3 lần mỗi ngày.
Viên ngậm kẽm
Khi vết loét ở lưỡi xuất hiện do hệ miễn dịch suy yếu, bạn có thể sử dụng kẽm để khắc phục tình trạng. Kẽm là khoáng chất giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Bên cạnh đó, sử dụng viên ngậm kẽm cũng giúp hệ miễn dịch chống lại các vi khuẩn gây ra vết loét, nhanh chóng chữa khỏi bệnh.
Cách dùng: Tùy từng loại chế phẩm viên kẽm mà sẽ có những cách sử dụng khác nhau. Bạn nên ngậm viên kẽm trong miệng cho tan ra từ từ. Có thể xem trong hướng dẫn sử dụng để biết số lượng kẽm dùng tối đa trong ngày.
Các biện pháp trên đây đem lại hiệu quả tốt trong điều trị lở lưỡi và giúp bệnh cải thiện nhanh chóng. Bên cạnh áp dụng các biện pháp này, bạn cũng nên duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý và thói quen sinh hoạt khoa học để ngăn chặn bệnh lý quay trở lại.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng như viêm lợi, nhiệt miệng, lở lưỡi, loét miệng áp tơ, lưỡi bản đồ,... kể cả người lớn hay trẻ nhỏ mà chưa tìm được phương pháp hiệu quả, hãy sử dụng sản phẩm ngay nhé!