Cách chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản, hiệu quả

Nhiệt miệng là một chứng bệnh thường gặp ở hầu hết lứa tuổi, phổ biến đến mức gần như ai cũng từng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Bệnh gần như xuất hiện quanh năm, đặc biệt vào thời tiết hanh khô, nắng nóng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự chữa tại nhà bằng các cách vừa đơn giản, tiết kiệm mà lại cực kỳ hiệu quả. Cùng tìm hiểu các cách chữa nhiệt miệng tại nhà dưới đây nhé!

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hay trên nướu của bạn.

Khi bị nhiệt miệng, miệng của bạn có thể bị ngứa hoặc rát một chút trước khi vết loét được hình thành. Không giống như mụn nước hay lở miệng (gây ra từ virus herpes), nhiệt miệng không bao giờ nằm ngoài khoang miệng và chúng hoàn toàn không lây lan. Tuy nhiên, chúng có thể gây đau nhức và sẽ đau hơn khi ăn hoặc nói.

nhiet-mieng-la-gi

Nhiệt miệng là gì?

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nhiệt miệng tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều bất tiện, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người mắc. Để cải thiện bệnh an toàn hiệu quả thì việc tìm ra nguyên nhân đóng một vai trò hết sức quan trọng, dưới đây là một số yếu tố dẫn đến sự hình thành các ổ loét bên trong niêm mạc miệng

Chức năng gan bị suy giảm

Gan là bộ phận quan trọng trong cơ thể có vai trò chuyển hóa các chất. Khi chức năng của gan bị suy giảm, các chất độc sẽ tích tụ bên trong cơ thể (ở đây là niêm mạc miệng) gây ra tình trạng viêm, nhiễm trùng khoang miệng và hình thành nên vết loét (hay còn gọi là nhiệt miệng).

Chức năng gan suy giảm là nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng

Chức năng gan suy giảm là nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng

Do hệ miễn dịch suy giảm

Hệ miễn dịch là lá chắn của cơ thể giúp chống lại các vi sinh vật có hại. Khi hàng rào này bị suy yếu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh, trong đó có nhiệt miệng.

Do yếu tố tâm lý

Căng thẳng, stress diễn ra trong thời gian dài khiến cho sức đề kháng của người bệnh bị suy giảm, tạo điều kiện cho các tác nhân có hại gây bệnh. Theo một số nghiên cứu, người thường bị stress, căng thẳng rất dễ gặp phải tình trạng nhiệt miệng.

Thiếu dinh dưỡng

Kẽm, sắt, vitamin B12, B9 là những chất rất cần thiết cho cơ thể chúng ta. Ở một số người thiếu hụt các chất này ngoài biểu hiện da dẻ xanh xao, khô, gầy yếu thì nhiệt miệng cũng là một trọng những triệu chứng thường gặp.

Do các bệnh lý răng miệng khác

Các bệnh răng miệng như: Viêm lợi, viêm quanh răng,... có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng. Nguyên nhân là do nhiễm trùng lan rộng làm cho niêm mạc dần bị tổn thương, viêm loét lâu ngày sẽ hình thành các hoại tử.

Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, nhưng theo các nhà khoa học nguyên nhân chính là do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Bởi trong khoang miệng của chúng ta vốn dĩ tồn tại rất nhiều vi sinh vật. Khi gặp các yếu tố thuận lợi kể trên, chúng sẽ tấn công vào các tổ chức răng miệng bằng cách tiết ra độc tố làm phá vỡ cấu trúc của răng, lưỡi, lợi và hình thành bệnh nhiệt miệng (loét miệng). Bên cạnh đó, ngoài việc tiết ra chất độc gây hại cho khoang miệng, vi khuẩn, virus còn tiết ra các hợp chất lưu huỳnh gây mùi hôi khi bị bệnh.

Triệu chứng của nhiệt miệng

Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng bắt đầu thường là sự xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống.

Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở môi - lợi, ở đầu lưỡi,… Bệnh thường không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và tự khỏi. Đặc biệt, khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống cực kỳ “vất vả”.

Cách chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản, hiệu quả

Thời gian đợi nhiệt miệng lành vô cùng khó chịu vì vết thương sẽ đau mỗi khi bạn ăn uống hay nói chuyện. Tuy nhiên, có rất nhiều cách chữa nhiệt miệng tại nhà. Hãy tìm hiểu 7 cách chữa nhiệt miệng tại nhà an toàn mà bạn có thể thử dưới đây.

Chữa nhiệt miệng bằng nước muối

Bạn hãy súc miệng bằng nước muối để khắc phục nhiệt miệng tại nhà. Tuy nước muối khiến bạn hơi rát nhưng sẽ làm khô vết loét nhanh hơn. Bạn có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng với nước muối dưới đây:

- Hòa tan 5g nước muối trong khoảng 230ml nước ấm.

- Súc miệng bằng dung dịch nước muối trong 30 giây rồi nhổ ra.

- Súc miệng nhiều lần cách nhau vài giờ nếu cần.

Chữa nhiệt miệng bằng baking soda

Baking soda sẽ giúp cân bằng pH và giảm viêm để vết loét nhanh lành hơn. Bạn có thể dùng baking soda để chữa nhiệt miệng theo cách sau:

- Hòa tan 5g baking soda vào trong khoảng 230ml nước.

- Súc miệng với dung dịch trong 15 – 30 giây rồi nhổ ra.

- Súc miệng với nước baking soda vài giờ một lần nếu cần.

Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng sữa chua

Đôi khi tình trạng nhiệt miệng có thể do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) hoặc bệnh viêm ruột gây ra. Nếu đẩy lùi được vi khuẩn H.pylori và các bệnh viêm ruột, bạn cũng sẽ chữa được bệnh nhiệt miệng.

Các nghiên cứu từ năm 2007 đã chỉ ra rằng các men vi sinh sống như lactobacillus sẽ giúp diệt trừ H. pylori và điều trị một số loại bệnh viêm ruột. Vậy nên, nếu bạn bị nhiệt miệng do vi khuẩn H. pylori thì men vi sinh sống trong sữa chua có thể giúp vết thương nhanh lành. Bạn hãy ăn ít nhất 245g sữa chua mỗi ngày để phòng ngừa cũng như chữa nhiệt miệng.

Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng mật ong

Mật ong có khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Theo một nghiên cứu năm 2014, mật ong có hiệu quả trong việc làm vết nhiệt miệng bớt sưng đỏ và đau. Hãy thoa mật ong lên vết nhiệt miệng 4 lần mỗi ngày. Bạn nên chọn mua mật ong nguyên chất, chưa qua xử lý để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng dầu dừa

Dầu dừa có khả năng kháng khuẩn rất tốt, giúp chữa vết nhiệt miệng do vi khuẩn gây ra và ngăn ngừa nhiệt miệng lây lan. Ngoài ra, dầu dừa cũng là một chất chống viêm tự nhiên và làm vết thương bớt đỏ, đau. Bạn nên thoa một lượng dầu dừa vừa đủ lên vết nhiệt miệng vài lần mỗi ngày cho đến khi vết thương lành.

Dầu dừa giúp chữa vết nhiệt miệng do vi khuẩn gây ra

Dầu dừa giúp chữa vết nhiệt miệng do vi khuẩn gây ra

Mai Anh

Bình luận

Bài viết nổi bật