Viêm nướu răng: Tổng hợp các thông tin chi tiết nhất

Viêm nướu răng là bệnh nha khoa thường gặp ở mọi độ tuổi. Bệnh viêm nướu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra hậu quả mất răng, tụt lợi hay còn gọi là bệnh nha chu. Vậy dấu hiệu, nguyên nhân bệnh viêm nướu do đâu? Cách điều trị hiệu quả như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Viêm nướu răng là bệnh gì?

Viêm nướu răng là tình trạng phần mô mềm (còn gọi là lợi) quanh chân răng bị viêm. Viêm nướu là giai đoạn sớm nhất của bệnh nha chu. Nha chu làm tổn thương nướu và xương vĩnh viễn, dẫn đến những hậu quả như: Tụt lợi, mất răng,...

Bệnh viêm nướu diễn ra theo 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Vi khuẩn trong mảng bám cao răng được giải phóng, gây ra phản ứng viêm.
  • Giai đoạn 2: Tế bào tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời phá vỡ các mô mềm.
  • Giai đoạn 3: Hiện tượng rò rỉ tế bào máu xảy ra ở vùng nướu bị viêm.

Dấu hiệu viêm nướu răng 

Trong những trường hợp viêm nướu nhẹ, người bệnh có thể không biết mình mắc bệnh. Vì vậy, bạn cần theo dõi tình trạng răng miệng hàng ngày để tránh sự phát triển của bệnh. Một số dấu hiệu phổ biến của viêm nướu như:

  • Nướu đỏ hồng hoặc đỏ thẫm, có thể sưng.
  • Khi đánh răng hoặc ăn đồ cứng, có thể thấy chảy máu. 
  • Hơi thở hôi, không giảm ngay cả sau khi đánh răng. 
  • Có thể kèm theo tình trạng đau nhức.

dau-hieu-loi-do-tham-sung-phu-dien-hinh-cho-benh-viem-nuou.webp

Dấu hiệu lợi đỏ thẫm, sưng phù điển hình cho bệnh viêm nướu

Nguyên nhân gây viêm nướu 

Nguyên nhân trực tiếp gây viêm nướu răng là do các vi khuẩn, virus, nấm trong khoang miệng tấn công vào niêm mạc lợi mỏng manh. Các vi khuẩn này thường được giải phóng ra từ mảng bám tích tụ lâu ngày trên răng. Dưới đây là một số nguyên nhân làm gia tăng mảng bám trên răng:

  • Tích tụ mảng bám lâu ngày: Theo thời gian, mảng bám không được loại bỏ hoàn toàn sẽ bám vào những kẽ răng. 
  • Vệ sinh răng miệng kém: Lười đánh răng hay đánh răng không kỹ cũng là nguyên nhân khiến bạn bị viêm nướu thường xuyên hơn.
  • Hút thuốc lá: Những người hút thuốc lá thường có chứng khô miệng, dẫn đến tích tụ nhiều mảng bám hơn. 

Bên cạnh đó, viêm nướu còn do các nguyên nhân khác như:

  • Căng thẳng, stress: Căng thẳng liên tục làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó khiến vi khuẩn dễ tấn công gây viêm nướu.
  • Bệnh lý: Ung thư, tiểu đường, HIV gây khó khăn cho việc chống lại các bệnh nhiễm trùng, trong đó có viêm nướu răng.
  • Chế độ dinh dưỡng kém: Thiếu kẽm, vitamin C, vitamin A, vitamin D làm suy yếu sức đề kháng của niêm mạc lợi. 

Cách chữa trị viêm nướu răng hiệu quả 

Bệnh viêm lợi không gây nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Một số cách điều trị hiệu quả cho người hay bị viêm lợi như: Chăm sóc răng miệng, sử dụng thuốc điều trị, chữa viêm nướu tại nhà,... Cụ thể:

Làm sạch cao răng đều đặn 

Để điều trị viêm nướu răng, việc loại bỏ nguyên nhân chính được đặt lên hàng đầu. Làm sạch cao răng sẽ được tiến hành chuyên nghiệp tại các địa chỉ phòng khám nha khoa uy tín. Trong quá trình điều trị, bạn sẽ được kiểm tra tình trạng răng miệng và làm sạch mảng bám trên răng bằng các dụng cụ chuyên dụng.

hinh-anh-truoc-va-sau-khi-lay-cao-rang-giup-han-che-viem-nuou.webp

Hình ảnh trước và sau khi lấy cao răng giúp hạn chế viêm nướu

Sử dụng thuốc điều trị viêm nướu răng 

Bên cạnh việc điều trị nguyên nhân, sử dụng thuốc sẽ giúp điều trị các triệu chứng của viêm nướu răng và kiểm soát bệnh tốt hơn.  

Sử dụng thuốc tây

Khi bị nướu răng, bạn có thể được chỉ định dùng các loại thuốc, cụ thể:

  • Thuốc kháng sinh: Điều trị kháng sinh giúp tăng sức đề kháng và loại bỏ tạm thời vi khuẩn gây ra bệnh nướu răng. Các thuốc thường được kê như: Tetracyclin, minocyclin, amoxicilin,... 
  • Thuốc giảm đau: Nếu bạn cảm thấy đau nhức vùng viêm, có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau như: Paracetamol, ibuprofen, …
  • Nước súc miệng: Bạn có thể chọn các loại súc miệng chứa Chlorhexidine hoặc Hexetidine. Đây là hai hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, được sử dụng để kiểm soát mảng bám và viêm nướu răng. 
  • Thuốc bôi kháng khuẩn: Sử dụng thuốc bôi sẽ tác dụng trực tiếp lên chỗ viêm nướu, giúp tiêu diệt vi khuẩn và đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. 

Tuy nhiên, các loại thuốc trên chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà không điều trị bệnh viêm nướu khỏi hoàn toàn. Do đó, bạn không nên lạm dụng quá nhiều vào việc sử dụng thuốc tây y điều trị viêm nướu răng.

su-dung-thuoc-tay-dieu-tri-viem-nuou-rang.webp

Sử dụng thuốc tây điều trị viêm nướu răng

Sử dụng sản phẩm nguồn gốc thảo dược 

Theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa gây bệnh viêm nướu là do niêm mạc lợi mỏng manh. Khi sức đề kháng của tế bào niêm mạc bị suy yếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Việc nâng cao sức đề kháng cho niêm mạc miệng sẽ giúp bạn chữa trị viêm nướu một cách dứt điểm. Bạn có thể lựa chọn sản phẩm kháng sinh có nguồn gốc từ thảo dược, chứa nano bạc và kẽm salicylate.  

  • Nano bạc: Nghiên cứu năm 2014 đã chỉ ra, nano bạc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm trên diện rộng. Ngoài ra, nano bạc còn có tác dụng kích thích tổng hợp collagen, giúp vết viêm nhanh phục hồi hơn. 
  • Kẽm salicylate: Có tác dụng tăng sức đề kháng cho tế bào niêm mạc miệng. 

Sử dụng “mẹo” chữa viêm nướu tại nhà  

Ngoài các biện pháp trên, bạn có thể tham khảo cách chữa bệnh viêm nướu đơn giản tại nhà. Cụ thể:

Sử dụng mật ong chữa trị viêm nướu 

Trong mật ong chứa các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và đẩy nhanh tốc độ lành vết thương. Vì vậy, sử dụng mật ong để chữa trị viêm nướu tại nhà là “mẹo” được nhiều người áp dụng. Các bước thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bạn cần đánh răng và súc miệng sạch sẽ sau khi ăn. 
  • Sau đó, dùng mật ong bôi lên vùng bị viêm và xoa nhẹ cho mật ong thấm đều, tạo thành một lớp mỏng bám trên lợi. 

Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày, tình trạng viêm nướu của bạn sẽ biến mất chỉ sau vài ngày. 

Sử dụng tỏi tươi chữa viêm nướu

Tỏi vừa được dùng làm hương liệu nấu ăn, vừa làm dược liệu trong chữa bệnh. Bởi trong tỏi chứa các thành phần giúp giảm sưng, sát khuẩn và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Cách sử dụng tỏi để chữa viêm nướu tại nhà như sau:

  • Bạn bóc lấy nhân tỏi, nghiền nát (có thể sử dụng kèm với muối).
  • Đắp hỗn hợp tỏi lên vùng bị viêm, để yên trong khoảng 3 phút rồi bỏ ra. 

Thực hiện đều đặn hàng ngày đến khi viêm nướu khỏi hoàn toàn.

chua-viem-nuou-tai-nha-bang-toi-tuoi-ket-hop-voi-muoi.webp

Chữa viêm nướu tại nhà bằng tỏi tươi kết hợp với muối

Sử dụng nước súc miệng nha đam - muối

Trong nha đam có chứa các thành phần giúp trung hòa độc tố của vi khuẩn tiết ra, làm dịu triệu chứng đau của vết viêm nướu. Khi bạn kết hợp với muối sẽ cho tác dụng sát khuẩn, giúp vệ sinh răng miệng:

  • Bạn lọc lấy phần gel ở bên trong nha đam, ngâm vào một cốc nước muối trong 30 phút. Sau đó vớt nha đam ra đem đi xay lấy nước. 
  • Pha nước nha đam với nửa bát nước và 1 thìa muối sẽ được hỗn hợp dung dịch súc miệng muối - nha đam. 

Dùng hỗn hợp này súc miệng hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Phòng ngừa bệnh viêm nướu răng 

Để bệnh viêm nướu không trở thành nỗi lo thì bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt từ ngay bây giờ. Một số cách phòng ngừa viêm nướu đơn giản như:

Thường xuyên vệ sinh răng miệng 

Vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp phòng ngừa hiệu quả các bệnh nha khoa, bao gồm cả viêm nướu. Cụ thể:

  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày. 
  • Lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp: Bạn nên chọn loại bàn chải có đầu lông cứng vừa phải để tránh tổn thương đến phần lợi quanh răng. 
  • Sử dụng nước súc miệng có tác dụng kháng khuẩn.
  • Sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm tre: Dùng chỉ nha khoang ít nhất 1 lần/ ngày để loại bỏ các mảng bám quanh răng, trong kẽ răng. 
  • Chọn kem đánh răng chứa flour và khoáng chất tốt cho răng. 

ve-sinh-rang-dung-cach-giup-phong-ngua-cac-benh-nha-khoa.webp

Vệ sinh răng đúng cách giúp phòng ngừa các bệnh nha khoa

Thay đổi lối sống lành mạnh 

Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng thì việc thay đổi một số thói quen xấu cũng giúp cải thiện tình trạng viêm nướu.

  • Không sử dụng thuốc lá, hút thuốc.
  • Hạn chế uống rượu bia.
  • Hạn chế các món ăn ngọt, đồ uống chứa nhiều đường. 
  • Cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể để tránh tình trạng khô miệng.
  • Bổ sung các chất cần thiết như: Vitamin C, vitamin D, canxi, kẽm giúp răng chắc khỏe và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. 

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin cần thiết về bệnh viêm nướu răng. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề liên quan tới nguyên nhân gây viêm lợi, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ trả lời giúp bạn sớm nhất.

Thanh Hoa

Nguồn tham khảo 

https://www.healthline.com/health/gingivitis

https://www.newmouth.com/dentistry/general/gingivitis/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/241721#types

Bình luận

Bài viết nổi bật