Viêm loét miệng ở trẻ em – Những điều cha mẹ cần biết

Viêm loét miệng ở trẻ em không chỉ gây đau nhức, khó chịu mỗi khi ăn uống mà tình trạng này kéo dài còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sự phát triển và tâm lý. Bởi vậy, ngay khi tình trạng viêm loét miệng ở trẻ em xảy ra, cha mẹ cần có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt.

Viêm loét miệng ở trẻ em – Nguyên nhân do đâu?  

Viêm loét miệng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, thường gặp là do:

- Trẻ ăn đồ ăn quá nóng dẫn đến tình trạng niêm mạc miệng bị bỏng, dễ gây lở loét.

- Sự suy giảm miễn dịch khiến niêm mạc miệng dễ bị vi khuẩn, virus, nấm tấn công.

- Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu hụt các loại vitamin như B12, C, acid folic và sắt.

- Tác dụng phụ của một số thuốc điều trị bệnh mạn tính hay những bệnh lý dạ dày, gan, tiêu đường cũng gây viêm loét miệng ở trẻ em.

Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa gây viêm loét miệng ở trẻ em được ho là do niêm mạc khoang miệng có cấu tạo mỏng mạnh nên khi sức đề kháng của tế bào niêm mạc miệng suy yếu, dễ tổn thương và bị vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng tấn công gây viêm loét khoang miệng.

Viêm loét miệng ở trẻ em – Nguyên nhân do đâu?  

Viêm loét miệng ở trẻ em – Nguyên nhân do đâu?  

>> Xem thêm: Mọc mụn mủ ở lợi và giải pháp cải thiện từ sản phẩm thiên nhiên

Viêm loét miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm loét miệng ở trẻ em tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người mắc cảm thấy vô cùng khó chịu. Bệnh khiến miệng trẻ đau nên ăn uống khó, hay quấy khóc, lười ăn, bỏ bú có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng. Tùy thuộc vào thể trạng và mức độ viêm loét miệng mà tình trạng này có thể được cải thiện sau 1-2 tuần.

Để khắc phục tình trạng viêm loét miệng ở trẻ em hiệu quả, cha mẹ cần chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách hàng ngày.

- Súc miệng bằng nước muối loãng sau mỗi bữa ăn để giảm viêm.

- Đánh răng hàng ngày vào buổi sáng và tối.

- Đảm bảo cung cấp đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể.

- Nên ăn nhiều rau xanh như: Cải xoong, bắp cải, súp lơ xanh,... và trái cây tươi: Cam, bưởi, táo, bơ,...

- Không nên ăn các thực phẩm khô, cứng, giòn hoặc dính,...

- Tránh ăn những thực phẩm cay, nóng gây khó chịu hoặc đau đớn khi ăn.

- Bôi gel sát khuẩn và giảm viêm loét.

- Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm trong các trường hợp viêm loét miệng ở trẻ em nhiều, nghiêm trọng.

>> Xem thêm: Thuốc chữa viêm loét miệng lưỡi và giải pháp cải thiện an toàn từ thiên nhiên

 

Hà Anh


Bình luận

Bài viết nổi bật