Tìm hiểu thuốc trị loét miệng thường dùng nhất hiện nay 

Việc nắm rõ các loại thuốc điều trị loét miệng là một lợi thế giúp bạn có thể nhanh chóng vượt qua tình trạng này. Dùng thuốc gì và sử dụng như thế nào để giúp nốt loét miệng có thể phục hồi là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Thuốc bôi trị loét miệng

Để điều trị loét miệng, thuốc bôi chứa thành phần kháng sinh, chống nấm, chất sát khuẩn,... là loại thuốc được dùng phổ biến. Vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng là những nguyên nhân gây ra tình trạng loét miệng. Do đó, sử dụng thuốc bôi có chứa thành phần giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm sẽ giúp tác động trực tiếp lên nguyên nhân gây bệnh.

Thuốc bôi trị loét miệng có thể được bào chế dưới dạng thuốc mỡ hoặc gel bôi. Một số loại thuốc bôi thường được dùng để  điều trị viêm loét miệng đó là: Thuốc  bôi Oracortia,  Kamistad N, Zytee RB, Orrepaste… Ưu điểm của thuốc bôi là tiện dùng, dễ sử dụng, dễ mang đi xa. Do được dùng trực tiếp nên các loại thuốc bôi cho tác dụng khá nhanh. Tuy nhiên, nhiều người lại có thói quen nuốt, liếm chỗ loét, uống nước hoặc đánh răng,... sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Thuốc bôi tại chỗ benzalkonium chloride là một chất sát trùng. Giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm trong khoang miệng. Người bệnh chỉ cần lấy 0.5cm chiều dài thuốc rồi bôi trực tiếp, nhẹ nhàng lên bề mặt  vết loét/

Thuốc bôi chứa triamcinolone acetonide là loại thuốc thường được sử dụng để chữa viêm loét miệng. Triamcinolone acetonide là một loại chống viêm corticoid, giúp giảm các triệu chứng viêm nhiễm khoang miệng. Thuốc tương đối lành tính, chỉ gây nguy hiểm với người quá mẫn với thành phần này.

mot-so-loai-thuoc-boi-tri-loet-mieng-thuong-gap.webp

Một số loại thuốc bôi trị loét miệng thường gặp

Trị loét miệng bằng thuốc uống

Bên cạnh thuốc bôi, để trị loét miệng người bệnh còn có thể sử dụng thêm thuốc uống. Colchicine, prednisone là hai loại thuốc được dùng nhiều nhất trong các trường hợp viêm loét nhiệt miệng.

Colchicine giúp giảm mật độ xuất hiện các vết loét, nhiệt miệng từ đó được sử dụng các trường hợp bệnh tái lại nhiều lần. Nên sử dụng liều 1-2mg/ ngày kéo dài từ 5-7 ngày liên tục để đạt hiệu quả tốt nhất.

Thalidomide được chỉ định trong trường hợp vết loét miệng to, đau nhiều, mức độ nghiêm trọng cao. Chỉ sau 2-3 ngày dùng thuốc, thalidomide đã cho hiệu quả rõ ràng và người bệnh có thể khỏi từ 10-12 ngày điều trị. Đối với người bệnh không đáp ứng colchicine thì thalidomide là lựa chọn hữu hiệu. Tuy nhiên, thalidomide có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn như gây rối loạn kinh nguyệt. 

Một trong những nguyên nhân khiến loét miệng được hình thành đó là thiếu hụt vitamin PP, C, B,... Do đó, bổ sung vitamin C, B, vitamin PP hoặc vitamin tổng hợp giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy vết loét nhanh lành hơn.

Nếu loét miệng do bội nhiễm, người bệnh cần dùng kháng sinh. Biseptol (cotrimoxazol) thường được sử dụng để điều trị loét miệng. Có thể kết hợp thêm chất chống nấm nếu có bội nhiễm nấm.

vitamin-PP-colchicin-thuong-duoc-dung-trong-dieu-tri-loet-mieng.webp

Vitamin PP, colchicin thường được dùng trong điều trị loét miệng

Sử dụng nước súc miệng trị loét miệng

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc uống thuốc bôi, nước súc miệng cũng được dùng để cải thiện tình trạng này. Nước muối sinh lý 0.9% được khuyến cáo sử dụng cho người bị viêm loét miệng. Không nên sử dụng nước muối tự pha vì bạn sẽ không kiểm soát được nồng độ muối, thường có độ mặn cao gây kích ứng cao hơn. 

Ngoài ra, các dung dịch chlorhexidine 0,12%, tetracycline sẽ giúp giảm đau, nhanh lành vết loét và chống bội nhiễm hiệu quả. 

Cải thiện loét miệng từ sản phẩm thảo dược

Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ cải thiện loét miệng là xu hướng được nhiều người sử dụng hiện nay. Với thành phần là nano bạc, gel bôi làm sạch miệng và kháng khuẩn giúp hỗ trợ cải thiện viêm, loét miệng bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. 

Nano bạc được biết đến là chất sát khuẩn tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm theo cơ chế:

  • Phá vỡ thành tế bào vi khuẩn bằng cách thay đổi tính thấm trên màng, giúp tiêu diệt vi khuẩn.
  • Ức chế sự nhân đôi, sao chép của vi khuẩn, khiến chúng không thể sinh sản
  • Nghiên cứu cho thấy nano bạc có tác dụng diệt khuẩn trên 650 chủng loại vi khuẩn với 250 loại được cho là gây bệnh.
  • Diệt khuẩn nhanh, an toàn, không gây kích ứng.

Hơn thế, khi kết hợp nano bạc với các thành phần thảo dược khác như: Duối, đinh hương, neem sẽ tăng tác dụng hỗ trợ diệt khuẩn, bảo vệ niêm mạc hơn rất nhiều. Do đó, sản phẩm gel bôi kháng khuẩn&làm sạch miệng là một trong những giải pháp an toàn mà hiệu quả cho người bị loét miệng.

cai-thien-loet-mieng-tu-san-pham-chua-nano-bac-an-toan-hieu-qua.webp

Cải thiện loét miệng từ sản phẩm chứa nano bạc an toàn hiệu quả

Các lưu ý khi sử thuốc điều trị loét miệng

Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị loét miệng, những vấn đề sau đây bạn cần được quan tâm hơn cả để đạt được kết quả tốt nhất:

  • Đối với thuốc bôi, người bị viêm loét miệng cần rửa tay trước và sau khi bôi thuốc. Đảm bảo thuốc bôi không chứa vi khuẩn từ tay hoặc tránh để thuốc tiếp xúc lên mắt.
  • Nên bôi thuốc trước khi ăn 1 tiếng hoặc trước khi đi ngủ từ 1-2 tiếng
  • Sau khi bôi thuốc trị loét miệng không nên đánh răng ngay hoặc dùng nước ép trái cây, nước ngọt ngay sau đó.
  • Nếu thấy có các biểu hiện bất thường như: Nóng rát, kích ứng, khô da phồng rộp,... nên ngưng dùng thuốc và liên hệ ngay với dược sĩ, nhân viên y tế để có lời khuyên phù hợp.
  • Đối với các thuốc kháng sinh, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ hay dược sĩ. Uống đúng liều và thời gian, không được tự ý ngưng hay kéo dài thêm thời gian dùng thuốc.
  • Với trẻ nhỏ, bố mẹ nên thực hiện bôi thuốc cho trẻ, tránh để trẻ nuốt hay vô tình bôi vào mắt.

lay-mot-luong-thoi-vua-du-boi-truc-tiep-len-vet-loet-mieng.webp

Lấy một lượng thôi vừa đủ bôi trực tiếp lên vết loét miệng

Bên cạnh đó trong quá trình điều trị viêm loét miệng, bạn cũng nên lưu ý những điều sau:

  • Hạn chế đồ ăn gây kích thích tại chỗ như: Nước mắm, ớt, sa tế, hạt tiêu tiêu, cafein, …
  • Không sử dụng thuốc đánh răng chứa thành phần sodium lauryl sulfate nếu tình trạng loét miệng tái phát thường xuyên
  • Tập thói quen súc miệng bằng nước muối hàng ngày để phòng ngừa vi khuẩn khoang miệng phát triển.
  • Không nên thức khuya, cần nghỉ ngơi hợp lý tránh tái phát bệnh viêm loét miệng.
  • Ăn chậm, không nên đánh răng mạnh để tránh gây tổn thương miệng.

Loét miệng khiến người bệnh cảm thấy đau, khó ăn uống, bất tiện trong sinh hoạt. Hiểu và nắm rõ các loại thuốc sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong điều trị. Nếu còn băn khoăn về vấn đề sử dụng thuốc trong điều trị loét miệng, hãy để lại lời nhắn tại phần bình luận. Đội ngũ chuyên gia sẽ trả lời sớm nhất giúp bạn.

Thanh Hoa

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/mouth-ulcers#symptoms

https://blog.solsticebenefits.com/solstice-member-blog/top-3-medications-to-treat-mouth-ulcers-sores

https://www.colgate.com/en-gb/oral-health/mouth-sores-and-infections/soothing-mouth-ulcer-treatment-tips-0913

Bình luận

Bài viết nổi bật