Mọc mụn mủ ở lợi không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn khiến người mắc cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp bởi hơi thở có mùi hôi thối khó chịu. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng mọc mụn mủ ở lợi là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Mọc mụn mủ ở lợi – Nguyên nhân do đâu?
Mọc mụn mủ ở lợi là hiện tượng khá phổ biến, rất nhiều người gặp tình trạng này từ trẻ nhỏ đến người lớn. Mọc mụn mủ ở lợi có thể cảnh báo những bệnh lý răng miệng nguy hiểm và tiềm ẩn nguy cơ mất răng rất cao. Dưới đây là một số nguyên nhân gây mọc mụn mủ ở lợi mà người mắc cần biết:
Áp xe chân răng
Phần chăn răng sẽ mọc mụn mủ ở lợi, là một túi chứa đầy mủ và vi khuẩn. Đây là biến chứng của bệnh viêm tủy răng, viêm chóp răng không được điều trị hoặc chưa triệt để. Ngoài biểu hiện mọc mụn mủ ở lợi, người bệnh sẽ bị đau răng dữ dội, dai dẳng, có thể lan tỏa ra xương hàm, cổ hoặc tai. Kèm theo hiện tượng răng nhạy cảm với nhiệt độ nóng, lạnh, gây ê buốt, đau tăng khi nhai, cắn, có thể bị sốt, sưng má, có xuất hiện hạch bạch huyết ở cổ, miệng có mùi hôi khó chịu, dịch bị rò có vị mặn. Khi các bọc mụn mủ ở lợi vỡ, cơn đau sẽ giảm dần. Áp xe chân răng nếu không được điều trị sớm, triệt để sẽ có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm là nhiễm trùng huyết.
Viêm lợi răng
Lợi răng khỏe mạnh có màu hồng và bám cứng chắc vào răng. Khi bị viêm lợi sẽ có hiện tượng mọc mụn mủ ở lợi, sờ vào thấy mềm. Dần dần lợi sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm hoặc tím thẫm, dễ chảy máu khi gặp kích thích như đánh răng, ăn uống, miệng có mùi hôi dai dẳng, chảy mủ ra ở giữa răng và lợi.
>> Xem thêm: Cách chữa viêm lợi khi mang thai
Điều trị mọc mụn mủ ở lợi như thế nào?
Để điều trị mụn mủ ở lợi hiệu quả, trước tiên cần xác định chính xác căn nguyên từ đó có hướng xử trí hiệu quả. Dưới đây là một số biện pháp điều trị tình trạng mọc mụn mủ ở lợi thường được áp dụng:
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn gây viêm trong khoang miệng.
Nên sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng hoặc nước súc miệng từ thảo dược để ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển, từ đó tình trạng mọc mụn ở lợi cũng được kiểm soát hiệu quả.
- Nên đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày sáng tối, loại bỏ thức ăn thừa còn sót bằng chỉ nha khoa.
- Bổ sung nhiều vitamin, canxi để xương, răng và nướu được phát triển tốt nhất.
- Sử dụng kháng sinh, kháng viêm để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Trường hợp nặng, người bệnh sẽ buộc phải thực hiện một số thủ thuật loại bỏ ổ mụn mủ, làm sạch mô lợi bị tổn thương và ghép thêm vạt nướu để gia cố thêm, tránh hiện tượng mất răng.
>> Xem thêm: 3 cách chữa viêm lợi bằng lá ổi hiệu quả
Hà Anh