Viêm lợi trùm là bệnh về răng liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của răng khôn. Lợi trùm có thể gây sưng viêm, đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng nhai nuốt của người bệnh. Cùng tìm hiểu chi tiết những thông tin về lợi trùm như khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và hướng dẫn điều trị viêm lợi trùm hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây.
Khái niệm về lợi trùm
Lợi trùm là thuật ngữ chỉ phần lợi bị bao phủ trên một phần hoặc toàn bộ chiếc răng. Bình thường, khi răng mọc phần lợi này sẽ tiêu biến. Nhưng trong một số trường hợp, phần lợi trùm này sẽ làm cản trở sự phát triển của răng, gây đau đớn cho người mắc.
Về lâu dài, khi răng mọc lên và đẩy lợi trùm ra sẽ tạo khoảng trống dưới lợi. Trường hợp này nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ dễ dẫn đến viêm lợi, sưng đỏ lợi, ảnh hưởng đến khả năng nhai của cơ hàm.
Viêm lợi trùm là bệnh liên quan đến sự phát triển của răng khôn. Phần lợi trùm răng khôn sẽ làm cản trở quá trình mọc lên của răng và phần răng khôn có xu hướng mọc lệch, đâm vào lợi gây khó chịu cho người mắc. Trong một số trường hợp viêm lợi nặng, phần lợi trùm răng sẽ sưng phồng khiến người mắc đau đớn trong quá trình ăn uống hàng ngày.
Lợi trùm là tình trạng phần lợi thừa trùm lên mặt răng
Nguyên nhân gây viêm lợi trùm
Lợi trùm là bệnh liên quan đến quá trình mọc răng nên đối tượng thường gặp nhất là trẻ em trong độ tuổi mọc răng hoặc người lớn đang mọc răng khôn. Những nguyên chính gây ra tình trạng lợi trùm như:
- Lợi trùm không tiêu biến khi răng mọc: Khi răng mọc lên, lợi trùm sẽ có xu hướng biến mất dần để nhường chỗ cho răng. Tuy nhiên, một số trường hợp phần lợi này không tiêu biến dẫn đến răng nhô lên khó khăn hơn. Đồng thời, do phần lợi trùm không tiêu biến làm cho đầu răng nhọn cọ sát và đâm thẳng vào lợi, lâu ngày dẫn đến sưng viêm.
- Nhiễm khuẩn: Răng sữa hay răng khôn khi mọc sẽ đẩy lợi trùm nhô cao tạo kẽ hở giữa răng và lợi. Điều này khiến thức ăn thừa dễ bị mắc kẹt trong khoảng trống đó và trở thành môi trường lý tưởng cho các vi sinh vật, vi khuẩn phát triển.
- Răng khôn mọc lệch: Hiện tượng răng mọc chệch ra khỏi quỹ đạo thường gặp ở người mọc răng khôn. Tình trạng này sẽ khiến răng đâm vào phần lợi quanh răng gây viêm lợi trùm.
Các yếu tố nguy cơ của lợi trùm
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm lợi trùm bao gồm:
- Người đang ở độ tuổi mọc răng khôn
- Người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Người có tiền sử mắc bệnh răng miệng như viêm nha chu mạn tính
- Người có thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng cách
- Người bị nóng trong, stress.
Người đang trong độ tuổi mọc răng khôn có nguy cơ cao bị lợi trùm
Triệu chứng lợi trùm là gì?
Triệu chứng nhận biết lợi trùm có nhiều điểm tương đồng với dấu hiệu mọc răng khôn. Bạn có thể phát hiện ra dấu hiệu lợi trùm qua những triệu chứng chính như sau:
- Lợi bị sưng đỏ: Phần lợi trùm bị sưng phồng thành bọng và có màu đỏ. Nếu dùng tay ấn lợi sẽ bị đau và một số trường hợp có thể thấy nước và mủ chảy ra.
- Chảy máu và đau răng: Những cơn đau nhức xuất hiện liên tục và cường độ lớn dần. Người bị lợi trùm có thể đau ngay cả khi nuốt nước bọt hay nói chuyện bình thường. Chân răng chảy máu ngay cả khi không bị tác động lâu ngày có thể gây viêm nhiễm nặng và suy yếu chân răng.
- Sốt cao: Tình trạng lợi trùm bị viêm có thể dẫn đến hiện tượng sốt cao bất thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Hạch: Sưng hạch bạch huyết ở góc hàm hay vùng cổ gây đau nhức, khó chịu.
- Chảy nước miếng: Do vùng lợi bị sưng viêm nên người mắc khó ngậm miệng dẫn đến khi ngủ nước miếng chảy ra ngoài. Người bị viêm lợi miệng thường có mùi hôi khó chịu.
Hướng dẫn điều trị viêm lợi trùm
Tùy theo tình trạng viêm lợi trùm mà cần có hướng điều trị khác nhau. Cách tốt nhất là bạn nên đến nha sĩ để được khám và tư vấn phương án điều trị phù hợp. Một số cách giải quyết tình trạng viêm lợi trùm phổ biến như sau:
Cắt lợi trùm
Tiểu phẫu cắt lợi trùm thường sử dụng trong nha khoa để loại bỏ lợi trùm răng cửa hay răng khôn. Đây là tiểu phẫu dùng để giải phóng không gian, tạo điều kiện cho răng mọc.
Với trường hợp bệnh nhân đang mọc răng khôn, các nha sĩ sẽ tiến hành chụp X – quang để xác định răng mọc ở vị trí thẳng hàng hay không. Nếu răng khôn mọc thẳng hàng thì biện pháp an toàn nhất là cắt bỏ phần lợi trùm để hỗ trợ răng phát triển một cách tốt nhất.
Quá trình cắt lợi trùm sẽ bắt đầu bằng vệ sinh khoang miệng, gây tê phần lợi cần cắt bỏ. Nha sĩ sẽ tiến hành cắt lợi bằng tia laser và loại bỏ gốc lợi trùm. Tiểu phẫu cắt lợi trùm sẽ khó tránh khỏi cảm giác sưng đau, rỉ máu dạng nhẹ. Thông thường, sau khoảng 1 – 2 tuần phần lợi sẽ bình phục.
Tiểu phẫu cắt lợi trùm có thể gây rỉ máu nhẹ
Nhổ răng khôn
Trong trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc xiên hoặc ngược vào trong thì người bệnh có thể được chỉ định nhổ răng khôn. Phương pháp này sẽ giải quyết tất cả những vấn đề về viêm lợi và răng khôn được nha sĩ khuyên dùng.
Sử dụng kháng sinh
Sử dụng thuốc chữa viêm lợi trùm là cách giảm nhanh những triệu chứng đau đớn, sưng tấy ở vùng lợi viêm. Trong trường hợp phần lợi trùm răng hàm bị sưng đỏ, đau nhức, bạn nên đến khám tại các địa chỉ nha khoa uy tín để nha sĩ tiến hành kiểm tra, sát trùng ổ viêm và kê đơn thuốc.
Khi lợi trùm bị viêm hay xuất hiện mủ, bạn cần sử dụng kháng sinh để chống viêm và diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Sau khi phần lợi viêm giảm đau và ổn định hơn mới có thể điều trị tình trạng lợi trùm triệt để.
Sử dụng kháng sinh điều trị tình trạng viêm lợi chỉ là phương án giải quyết tạm thời. Thông thường, bạn cần sử dụng kháng sinh trong 5 – 7 ngày và phần lợi sẽ dần ổn định. Tuy nhiên, tình trạng viêm lợi có thể quay lại bất cứ lúc nào nếu không được điều trị triệt để.
Sử dụng kháng sinh giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng đau của viêm lợi trùm
Dùng sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên
Ngoài sử dụng các phương pháp chữa viêm lợi trùm kể trên, bạn có thể dùng kết hợp thêm những sản phẩm hỗ trợ nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Tiêu biểu và được nhiều người tin tưởng lựa chọn hơn cả là sản phẩm trị viêm lợi chứa thành phần chính nano bạc kết hợp cùng các thảo dược như duối, đinh hương,...
Công dụng chính của các sản phẩm đó là:
- Sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây nhiệt lưỡi chảy máu nhờ: Nano bạc, chitosan, chiết xuất neem.
- Chống viêm, giảm đau nhờ các thành phần: Kẽm salicylate, chiết xuất duối, chiết xuất đinh hương.
- Tăng sức đề kháng của tế bào niêm mạc miệng, tái tạo lợi, nướu nhờ: Chitosan.
Từ đó sản phẩm gel bôi làm sạch miệng&kháng khuẩn chứa nano bạc giúp cải thiện viêm lợi trùm hiệu quả.
Những câu hỏi thường gặp về viêm lợi trùm
Ngoài lợi trùm là gì, có nhiều câu hỏi khác liên quan đến lợi trùm răng được nhiều người quan tâm như sau:
Viêm lợi trùm có tự khỏi được không?
Trường hợp lợi trùm răng hàm dưới, lợi trùm răng hàm trên bị viêm, sưng nhẹ do mọc răng khôn và phần lợi này không bị nhiễm trùng sẽ có thể tự khỏi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, vấn đề viêm lợi trùm có tự khỏi hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố vì phần lợi trùm lên răng này vẫn có thể sẽ tiếp tục sưng và viêm nặng hơn trong tương lai.
Nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng viêm lợi ngày càng nặng là do phần lợi bị hở là nơi dễ kẹt lại thức ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy, trong quá trình mọc răng khôn, bạn cần chăm sóc và vệ sinh răng lợi đúng cách giúp tình trạng viêm lợi nhanh khỏi nhất.
Viêm lợi trùm có thể tự khỏi nếu tình trạng sưng viêm nhẹ
Cắt lợi trùm có giải quyết triệt để viêm không?
Cắt lợi trùm là phương pháp tiểu phẫu thường gặp để giải quyết tình trạng viêm lợi trùm. Các nha sĩ khuyến khích bệnh nhân sử dụng phương pháp này trong trường hợp răng khôn đã mọc gần như hoàn thành. Khi cắt bỏ lợi trùm, phần lợi này vẫn có thể phát triển lại như thường và dẫn đến những biến chứng như viêm thân quanh răng khôn, viêm tủy răng,…
Thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị lợi trùm
Khi mắc bệnh lý viêm lợi trùm có mủ, bạn cần đặc biệt cẩn trọng trong chế độ dinh dưỡng để đảm bảo tránh làm ảnh hưởng đến vết sưng viêm khiến tình trạng viêm trở nặng. Một số thực phẩm bạn nên tránh như:
- Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, snack,…
- Hạn chế tối đa những loại đồ uống có ga.
- Không sử dụng thực phẩm quá nóng hay quá lạnh.
- Không ăn những thực phẩm cay nóng.
- Không sử dụng các chế phẩm có chứa chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá,…
Ngoài các nhóm thực phẩm nên tránh kể trên, bạn có thể sử dụng những thực phẩm tốt giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả như:
- Nhóm thực phẩm giàu chất xơ và vitamin: Rau xanh đậm, quả mềm như chuối, bơ,…
- Nhóm thực phẩm giàu canxi và khoáng chất: Thịt, cá, trứng, sữa,…
- Ăn các món ăn mềm như cháo, súp để tránh tác động mạnh lên phần lợi viêm gây đau.
- Sử dụng thực phẩm kháng viêm như trà xanh với hàm lượng polyphenols chống khuẩn hiệu quả.
Bài viết đã cung cấp các thông tin chi tiết nhất về nguyên nhân, triệu chứng của lợi trùm cũng như cách điều trị căn bệnh này. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn sở hữu một hàm răng chắc khỏe như ý. Hãy để lại bình luận hoặc gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí một cách chi tiết về vấn đề bạn đang quan tâm.
Thanh Hoa
Nguồn tham khảo:
https://www.uofmhealth.org/health-library/hw172025