Theo thống kê có đến 90% dân số mắc các bệnh về răng miệng. Tuy nhiên nhiều người chưa hiểu hết được tầm quan trọng của vấn đề này từ đó phát sinh những bệnh lý nha khoa nghiêm trọng. Hơn thế nữa, các phương pháp điều trị bệnh lý về răng miệng còn tồn tại không ít hạn chế, khiến bệnh dễ tái phát với mức độ trầm trọng hơn. Do vậy, hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng gel làm sạch miệng và kháng khuẩn chứa nano bạc để giải quyết những vấn đề về răng miệng. Vậy tại sao sản phẩm này lại có tác dụng đối với các bệnh lý về khoang miệng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây các bệnh răng miệng hiện nay
Trên thực tế, các bệnh về răng miệng xuất phát từ nguyên nhân “gốc rễ” là việc nướu/lợi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng dẫn đến hình thành viêm loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công, ảnh hưởng đến sức khỏe khoang miệng. Giải thích kỹ hơn về vấn đề này, các chuyên gia cho biết: Lợi và răng có mối quan hệ mật thiết với nhau, được ví như mối quan hệ giữa cây và phần đất ôm lấy rễ cây. Ngoài việc chăm sóc cây bằng việc cung cấp đủ ánh sáng, nước thì việc cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng đất là yếu tố mấu chốt để cây có thể phát triển được tốt.
Tương tự như vậy, ngoài việc làm sạch răng lợi, sát khuẩn răng thì việc cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng nướu/lợi là vấn đề then chốt để răng có thể bền vững với cơ thể con người. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, chế độ dinh dưỡng kém sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn và nặng hơn, dẫn đến thiếu các nguyên tố vi lượng cho cơ thể. Do đó, để bảo vệ răng lợi, cần thiết phải quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng.
Trong trường hợp chăm sóc lợi không tốt, dẫn đến lợi bị viêm mà không được điều trị dứt điểm, tạo ra khe hở giữa lợi và răng làm cho thức ăn chui vào tạo nên ổ vi khuẩn, dẫn đến tình trạng viêm quanh răng, nặng hơn là tụt lợi và mất răng. Vì vậy, dinh dưỡng nướu/lợi đóng vai trò quan trọng nhất trong việc chăm sóc răng lợi, góp phần phòng ngừa nguy cơ mất răng sớm.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng góp phần gây bệnh về răng miệng như:
- Tiền sử gia đình: Khoảng 40% trường hợp mắc các bệnh về răng miệng đều có người thân đã bị bệnh trước đó.
- Dị ứng với một số loại thức ăn hoặc kem đánh răng.
Dị ứng với một số loại kem đánh răng cũng là nguyên nhân gây bệnh về răng miệng
- Thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai.
- Tác dụng phụ của một số thuốc.
- Rối loạn chức năng miễn dịch trong cơ thể do một số yếu tố bên ngoài hay các bệnh lý như: Bệnh bạch cầu, tay chân miệng, nấm miệng, nhiễm virus herpes, bệnh đường tiêu hóa,...
Triệu chứng của các bệnh về răng miệng phổ biến
Răng miệng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khoẻ con người. Đây là bộ phận đầu tiên của hệ thống tiêu hoá, đảm nhiệm việc nhai và nghiền thức ăn, tiếp nhận các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Do vậy, nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh sẽ giúp người mắc có biện pháp điều trị hợp lý. Trong đó, những bệnh về răng miệng phổ biến bao gồm bệnh viêm lợi (viêm nướu), viêm quanh răng, viêm loét vùng niêm mạc miệng.
Triệu chứng của bệnh viêm lợi (viêm nướu)
Viêm lợi là một bệnh rất phổ biến. Viêm lợi có thể dẫn đến các bệnh về lợi nghiêm trọng và cuối cùng mất răng. Các dấu hiệu có thể cảnh báo viêm lợi bao gồm: Lợi răng sưng, mềm, lợi teo rút. Lợi răng chảy máu một cách dễ dàng khi dùng bàn chải hoặc dùng chỉ nha khoa. Sự thay đổi màu của lợi răng từ một màu hồng khỏe mạnh đến nâu sẫm đỏ. Ngoài ra, người bị viêm lợi răng thường có hơi thở hôi.
Triệu chứng của bệnh viêm quanh răng
Khi bệnh viêm lợi không được quan tâm và điều trị thì sẽ phát triển thành bệnh viêm quanh răng. Lợi sẽ dần dần tụt khỏi răng, hình thành nên những túi lợi sâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm trầm trọng thêm mức độ của bệnh. Không những thế, bệnh còn làm cho xương và dây chằng bao bọc quanh răng cũng bị tiêu huỷ dần, khiến cho răng không có chỗ dựa, trở nên lung lay và cuối cùng sẽ rụng. Dấu hiệu của bệnh viêm quanh răng: Hôi miệng, sưng, đỏ lợi, chảy máu lợi, cảm giác đau khi nhai, răng lung lay…
Triệu chứng của bệnh viêm loét vùng niêm mạc miệng
Niêm mạc miệng là lớp bao phủ khoang miệng và lưỡi. Tổn thương viêm loét niêm mạc miệng có thể có mủ hoặc không có mủ. Bệnh gây đau đớn và khó khăn cho người bệnh khi ăn uống, nói năng.
Khi bị bệnh, khoang miệng người mắc xuất hiện các vết loét kèm theo các dấu hiệu: Sưng nóng đỏ đau, có vết lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống; có thể là những áp-xe ở dưới lưỡi, dưới niêm mạc; nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm. Đặc biệt, các vết loét cấp ở niêm mạc miệng lưỡi thường tái phát, gây đau đớn và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Biến chứng nguy hiểm của các bệnh về răng miệng
Ít ai có thể nghĩ rằng các bệnh răng miệng cũng có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa, thủ phạm gây nên những biến chứng nguy hiểm đó lại xuất phát từ thái độ chủ quan và việc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm của các bệnh răng miệng bạn nên biết:
Bệnh viêm màng tim: Viêm màng tim (viêm nội tâm mạc) là tình trạng viêm lớp bên trong của tim. Bệnh này có thể do vi khuẩn hiện diện trong miệng gây ra. Các vi khuẩn xâm nhập vào máu của bạn thông qua các bệnh về nướu. Bệnh này nếu như không được phát triển kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao.
Bệnh tim mạch: Khi vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu phát triển trong miệng nhưng chưa được điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra nhiều bệnh như: Bệnh tim, động mạch bị tắc, đột quỵ.
Suy giảm trí nhớ: Sức khỏe răng miệng không chỉ làm tổn thương tim mà còn ảnh hưởng đến não. Vệ sinh răng miệng kém đồng nghĩa với việc các động mạch não bị thu hẹp lại. Khi các động mạch của não bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn, nó có thể dẫn đến mất trí nhớ hoặc suy giảm trí nhớ.
Bệnh tiểu đường: Mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng và bệnh tiểu đường biểu hiện rõ nhất ở những người vệ sinh răng miệng kém. Các kích thích bên trong miệng làm suy yếu khả năng kiểm soát lượng đường trong máu của bạn, từ đó gây khó khăn trong việc chuyển đổi đường thành năng lượng do thiếu insulin. Do đó, nguy cơ bị tiểu đường ở những người mắc các bệnh về răng miệng càng cao.
Khó khăn trong việc thụ thai: Một nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi Hiệp hội phôi học và sinh sản Châu Âu cho rằng phụ nữ có sức khỏe răng miệng kém hoặc bị bệnh nướu răng có thể mất một thời gian dài để mang thai. Cách tốt nhất để ngăn chặn biến chứng này là chăm sóc răng miệng tốt, ngăn ngừa các bệnh về lợi thông qua việc đánh răng, dùng chỉ nha khoa và sử dụng các sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị.
Biến chứng thai kỳ: Phụ nữ mắc bệnh về răng miệng có nguy cơ gặp các biến chứng khi mang thai gấp 2 lần so với những người bình thường. Các biến chứng có thể gặp là sinh con nhẹ cân, sinh non,... Nguyên nhân của tình trạng này là do vi khuẩn trong miệng tạo ra các hóa chất dẫn đến biến chứng thai kỳ.
Mục tiêu điều trị bệnh răng miệng hiện nay
Các bệnh về răng miệng hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Để điều trị bệnh hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào 2 mục tiêu chính là:
- Mục tiêu ngắn hạn: Cải thiện triệu chứng như sưng, đau, làm dịu niêm mạc, săn se vết loét,... do mắc các bệnh về răng miệng.
- Mục tiêu dài hạn:
+ Kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, virus gây hại trong khoang miệng.
+ Tăng cường dinh dưỡng cho nướu từ đó giúp giúp răng chắc khỏe hơn.
+ An toàn.
+ Phòng ngừa tái phát.
Do đó, muốn cải thiện hiệu quả bệnh về răng miệng cần đáp ứng được toàn diện các mục tiêu nêu trên. Tuy nhiên các phương pháp điều trị hiện nay mới chỉ tác động vào mục tiêu trước mắt là giúp làm giảm các triệu chứng chứ chưa đáp ứng được mục tiêu lâu dài. Từ những bất cập trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh về răng miệng an toàn, hiệu quả, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Ngô Ánh