Các bệnh nhiễm trùng khoang miệng không chỉ gây đau đớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn khiến nhiều người gặp trở ngại trong việc giao tiếp hàng ngày. Hiện nay, sử dụng các sản phẩm thảo dược trong điều trị các vấn đề về khoang miệng đang được rất nhiều người tin tưởng. Đi đầu trong dòng sản phẩm này là gel làm sạch miệng và kháng khuẩn chứa nano bạc. Vậy thực hư tác dụng của sản phẩm này như thế nào? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Nguyên nhân gây các bệnh nhiễm trùng khoang miệng
Theo nghiên cứu cho thấy: “Hiện nay Việt Nam có trên 90% dân số mắc các bệnh viêm loét ở khoang miệng, tập trung ở các bệnh như viêm nướu răng, viêm quanh răng, trong đó tỷ lệ người lớn có bệnh viêm nướu và viêm quanh răng là trên 90%”.
Khoang miệng là nơi luôn luôn có nước bọt, giàu chất dinh dưỡng và nhiệt độ - đây là nơi rất phù hợp để vi sinh vật phát triển. Khi sức đề kháng của tế bào niêm mạc miệng suy giảm, niêm mạc xuất hiện các vết xước,... sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào các tổ chức bên trong khoang miệng và gây ra các bệnh như: Viêm loét vùng niêm mạc miệng, viêm lưỡi, viêm nướu răng,...
Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng được cho là nguyên nhân gây nên các bệnh nhiễm trùng khoang miệng:
- Yếu tố di truyền: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có khoảng 40% các trường hợp mắc các bệnh về răng miệng đều có người thân đã bị bệnh trước đó.
- Do tác động của các chất hóa học như axit, nước súc miệng quá đậm đặc, dùng nhiều kem đánh răng nhưng súc miệng chưa kỹ.
- Sử dụng thức ăn nhạy cảm, thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm hoặc sắt phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng.
- Những thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do áp lực từ cuộc sống.
- Mắc một số bệnh lý như: Bệnh tay chân miệng, nấm miệng, các bệnh đường tiêu hóa,...
Vi khuẩn, virus là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh nhiễm trùng khoang miệng
Triệu chứng điển hình của các bệnh nhiễm trùng khoang miệng
Triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng khoang miệng thường bị người mắc bỏ qua, chỉ khi bệnh diễn biến nặng thì mới được chú ý đến, do đó việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Nhận biết sớm các triệu chứng sẽ giúp bạn có phương án điều trị phù hợp. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình tương ứng với những bệnh nhiễm trùng khoang miệng thường gặp:
Viêm loét vùng niêm mạc miệng
Khi bị viêm loét miệng, thường thấy một số biểu hiện như:
- Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 - 2mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loại vỡ ra tạo thành vết loét gây ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp.
- Biểu hiện tại chỗ: Thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống.
Ngoài ra, viêm loét vùng niêm mạc miệng còn có một số triệu chứng đi kèm khác như: Đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, tiêu hóa kém, sụt cân,...
Viêm lợi
Bệnh thường xảy ra do vệ sinh răng miệng kém dẫn đến các mảng thức ăn thừa vẫn còn tồn tại trong khoang miệng, dẫn đến hình thành các mảng bám - đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, tấn công niêm mạc lợi gây viêm lợi. Các triệu chứng điển hình của viêm lợi là:
- Lợi có màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm.
- Có mảng bám răng, cao răng.
- Lợi sưng đỏ hoặc phì đại.
- Tổ chức chân răng lỏng.
- Lợi dễ chảy máu tự nhiên.
- Miệng có mùi hôi.
Viêm quanh răng
Khi vi khuẩn gây bệnh viêm lợi không được điều trị triệt để sẽ gây bệnh viêm quanh răng. Bệnh có đầy đủ các biểu hiện lâm sàng như của bệnh viêm lợi là: Hôi miệng, lợi sưng; đỏ, chảy máu lợi, đau khi nhai,....
Nhưng khi mắc bệnh viêm quanh răng thì lợi không chỉ đơn thuần là sưng và chảy máu nữa là sẽ tụt dần khỏi răng, hình thành nên những túi lợi sâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn làm tổ, tấn công mạnh mẽ hơn, khiến bệnh trầm trọng. Viêm lợi - viêm quanh răng không được điều trị tạo thành một vòng bệnh lý luẩn quẩn, cuối cùng là khiến vi khuẩn mạnh lên, xương và dây chằng bao bọc quanh răng bị tiêu huỷ dần, khiến cho răng không có chỗ dựa, trở nên lung lay và rụng sớm.
Viêm lưỡi
Viêm lưỡi là căn bệnh thường gặp, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Các biểu hiện viêm lưỡi rất đa dạng, bao gồm:
- Khó khăn khi vận động lưỡi.
- Lưỡi thay đổi về màu sắc từ màu hồng sang màu trắng, đỏ hoặc đen.
- Thay đổi về kích thước lưỡi.
Bệnh gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống và sức khỏe người mắc. Một số bệnh viêm lưỡi thường gặp: Viêm lưỡi bản đồ, lưỡi nứt, lưỡi lông đen,...
Triệu chứng điển hình của bệnh viêm lưỡi
Loét miệng áp tơ
Khoảng 20 - 40% dân số bị loét miệng áp tơ ít nhất một lần trong đời, nhiều người có thể bị tái phát rất nhiều đợt. Triệu chứng điển hình là các tổn thương loét, đau ở miệng với vết loét nhỏ dưới 1cm, hình bầu dục hoặc tròn có bờ màu đỏ. Vị trí thường thấy là ở phần niêm mạc phía trong của miệng.
Triệu chứng điển hình của loét miệng áp tơ
Nhiễm trùng khoang miệng
Nhiễm trùng khoang miệng từ lâu đã là một căn bệnh khiến nhiều người lo lắng nếu từng mắc phải. Tình trạng nhiễm trùng thường phát sinh từ viêm tủy và sâu răng. Sự xâm nhập và gây bệnh của vi trùng sau đó có thể vẫn khu trú tại chỗ hoặc sẽ nhanh chóng lây lan qua các khu vực xung quanh, thậm chí vi khuẩn theo dòng máu gây nhiễm trùng huyết, viêm não,... Đây là biến chứng nặng nề nhất của nhiễm trùng khoang miệng, đôi khi khiến người bệnh nguy kịch đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời, nhất là trên các đối tượng suy giảm miễn dịch, cơ địa suy yếu hay mắc các bệnh lý mạn tính trước đó.
Người mắc nhiễm trùng khoang miệng thường đi khám vì cảm thấy sưng đau, phù nề vùng nướu hay cảm hàm mặt, nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh, chua cay. Ban đầu, các triệu chứng này biểu hiện với mức độ nhẹ, âm ỉ. Về sau, tình trạng này sẽ nặng dần, ổ nhiễm lan rộng, khiến người bệnh sốt cao, khó nuốt, khó thở, hạn chế mở miệng, hơi thở nặng mùi, ăn uống kém và gầy sút cân.
Mục tiêu điều trị các bệnh nhiễm trùng khoang miệng hiện nay
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây các bệnh nhiễm trùng khoang miệng nhưng nguyên nhân chính là do virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Theo các chuyên gia, để điều trị triệt để những bệnh này thì tốt nhất là phải giải quyết được nguyên nhân gây bệnh, đồng thời cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh các thức ăn gây kích thích như tiêu, ớt, không nên uống bia, rượu, cà phê, hút thuốc lá, tăng cường rau xanh, trái cây, bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B, PP và vitamin C hằng ngày. Các phương pháp được sử dụng hiện nay trong điều trị các bệnh nhiễm trùng khoang miệng là các loại thuốc bôi tại chỗ và nước súc miệng giúp giảm đau và làm lành vết thương. Thành phần của các nước súc miệng đang được sử dụng hiện nay chủ yếu là kháng sinh và chống viêm. Sử dụng trong thời gian dài có thể gây hiện tượng kháng thuốc, tác dụng phụ lên toàn bộ cơ thể, điển hình như: Giòn xương, viêm loét dạ dày,...
Dù là áp dụng phương pháp điều trị nào thì cũng cần đáp ứng 5 mục tiêu sau đây:
1. Cải thiện các triệu chứng đau rát, xót, nhức, giảm viêm, ngứa ngáy, khó chịu, làm dịu niêm mạc, săn se vết loét, giúp người bệnh ăn uống dễ dàng hơn, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.
2. Kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật gây hại trong khoang miệng.
3. Tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng răng, lợi, niêm mạc miệng, từ đó giúp tăng sức đề kháng của tế bào niêm mạc khoang miệng.
4. Phòng ngừa tái phát.
5. An toàn khi sử dụng lâu dài.
Ngô Ánh