[CẢNH BÁO] Trẻ bị lở miệng và những điều bố mẹ nên biết

Khi trẻ nhỏ kêu đau rát ở miệng, khó chịu khi ăn uống và quấy khóc, rất có thể trẻ đã bị lở miệng (nhiệt miệng). Vậy nguyên nhân khiến trẻ bị lở miệng là gì và cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về bệnh lở miệng ở trẻ nhỏ.

Khi trẻ nhỏ kêu đau rát ở miệng, khó chịu khi ăn uống và quấy khóc, rất có thể trẻ đã bị lở miệng (nhiệt miệng). Vậy nguyên nhân khiến trẻ bị lở miệng là gì và cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về bệnh lở miệng ở trẻ nhỏ.

Dấu hiệu nhận biết lở miệng ở trẻ

Lở miệng (còn gọi là loét áp-tơ) là những vết loét nhỏ bên trong miệng. Chúng thường được tìm thấy bên trong môi, trên phần sau của vòm miệng trên má hoặc trên lưỡi.

Tuy lở miệng không quá nguy hiểm nhưng nó gây khó chịu trong sinh hoạt, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ nhỏ:

  • Vết loét thường có màu trắng đục hoặc màu vàng (nếu có mủ), kích thước của chúng tầm 2 mm, xung quanh có viền đỏ.
  • Lở miệng gây đau nhức, sưng đỏ khiến trẻ quấy khóc.
  • Trẻ khó nói chuyện, bỏ ăn, dẫn đến mệt mỏi, thậm chí suy dinh dưỡng.
  • Hầu như không sốt.

tre-bi-lo-mieng-se-quay-khoc-bieng-an-kho-noi-chuyen.webp

Trẻ bị lở miệng sẽ quấy khóc, biếng ăn, khó nói chuyện.

Nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ em

Vậy tại sao trẻ bị lở miệng? Nhiễm khuẩn, ăn uống thiếu chất, hệ thống miễn dịch suy giảm,... được xem là các yếu tố nguy cơ gây lở miệng ở trẻ nhỏ. Cụ thể:

Virus và vi khuẩn

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh lở miệng ở trẻ là do bị các vi khuẩn, virus tấn công vào niêm mạc miệng. Đa số trẻ nhỏ chưa thể tự vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dễ mắc các bệnh nha khoa do vi khuẩn, virus như: Sâu răng, bệnh Herpes, bệnh tay chân miệng,...

Hệ thống miễn dịch suy giảm

Niêm mạc trong khoang miệng có cấu tạo mỏng manh. Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm sẽ làm suy yếu sức đề kháng của các tế bào niêm mạc miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lở miệng hình thành và phát triển.

Một số nguyên nhân làm suy yếu miễn dịch của trẻ như: 

  • Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống chưa phù hợp làm rối loạn quá trình nội tiết trong cơ thể.
  • Do thay đổi thời tiết đột ngột.
  • Do trẻ đang sử dụng thuốc làm thay đổi miễn dịch của cơ thể: Thuốc chống viêm, kháng sinh,...

Thiếu các chất khoáng và vitamin 

Chế độ ăn thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể là một trong những nguyên nhân gây lở miệng phổ biến ở trẻ. Do trẻ nhỏ thường kén ăn khiến cơ thể không được bổ sung các khoáng chất, vitamin đầy đủ:

  • Vitamin C, kẽm: Có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể.

  • Vitamin A: Thiếu vitamin A làm cho miệng khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.

  • Vitamin B12, sắt, acid folic: Có vai trò trong miễn dịch, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, giúp tái tạo tế bào mới. 

thieu-vitamin-A-vitamin-C-vitamin-B12-la-nguyen-nhan-gay-lo-mieng-o-tre.webp

Thiếu vitamin A, vitamin C, vitamin B12 là nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ

Vết thương ở miệng

Vết thương ở miệng cũng là nguyên nhân phổ biến gây lở miệng ở trẻ. Tổn thương có thể hình thành do trẻ cắn vào niêm mạc miệng khi ăn, niềng răng cọ vào má, đánh răng quá mạnh, Khi đó, các vi khuẩn, virus trong khoang miệng sẽ xâm nhập vào vết thương gây bệnh lở miệng. 

Bệnh lở miệng ở trẻ có nguy hiểm không? 

Thông thường bệnh lở miệng không gây nguy hiểm, các vết loét sẽ tự lành sau 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, nếu không phòng ngừa và điều trị đúng cách, bệnh sẽ tái phát nhiều lần và thời gian khỏi cũng kéo dài hơn. Nếu trẻ bị lở miệng lâu không khỏi, có hiện tượng sốt và nổi hạch thì bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời. 

Cách phòng ngừa kết hợp điều trị khi trẻ bị lở miệng

Phương pháp điều trị bệnh lở miệng ở trẻ sẽ khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và độ tuổi. Hầu như các trường hợp lở miệng đều là lành tính, nên cách điều trị chủ yếu là làm giảm các triệu chứng và phòng ngừa lở miệng tái phát.

Sử dụng gel kháng khuẩn và làm sạch miệng

Nguyên nhân chính gây lở miệng ở trẻ là do niêm mạc miệng bị tấn công bởi vi khuẩn, virus. Do đó, làm sạch và tăng đề kháng cho tế bào niêm mạc miệng chính là biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất. Đối với trẻ nhỏ, lựa chọn hàng đầu chính là các sản phẩm thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính. Bạn có thể lựa chọn sản phẩm chứa các thành phần như: Nano bạc, chiết xuất đinh hương, chiết xuất duối, kẽm salicylate, chitosan… Bởi tính an toàn và tác dụng kháng khuẩn vượt trội và giúp nhanh lành vết thương, cụ thể: 

  • Nano bạc: Công nghệ nano bạc đã được áp dụng rộng rãi trong y tế bởi khả năng kháng khuẩn vượt trội, giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn và nấm gây hại. Các nhà khoa học đã nghiên cứu về khả năng diệt khuẩn của nano bạc với nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh khác nhau như E.coli, Coliform, S.aureus, P. aeruginosa, Aci.baumannii,... Kết quả cho thấy, với một lượng nano bạc cỡ 1mg/L đã tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật gây bệnh này ngay cả với những chủng vi khuẩn đa kháng rất nhiều loại kháng sinh. 
  • Chiết xuất đinh hương: Trong đinh hương chứa hoạt chất Eugenol có tác dụng chống viêm, làm giảm các triệu chứng.
  • Chiết xuất duối: Có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời làm thanh mát, giải độc cho cơ thể.
  • Kẽm salicylate: Giúp tăng sức đề kháng cho tế bào niêm mạc khoang miệng, chống lại sự tấn công của vi khuẩn và virus.
  • Chitosan: Có tác dụng thúc đẩy sự tái tạo niêm mạc, giúp vết loét nhanh lành.

san-pham-chua-nano-bac-giup-khang-khuan-va-lam-sach-rang-mieng.webp

Sản phẩm chứa nano bạc giúp kháng khuẩn và làm sạch răng miệng

“Mẹo” chữa lở miệng an toàn cho trẻ

Một số “mẹo” chữa lở miệng tại nhà được nhiều mẹ áp dụng cho trẻ nhỏ như: 

  • Súc miệng bằng nước muối pha loãng: Cách này sẽ giúp hạn chế các vi khuẩn và virus phát triển. Cho trẻ súc miệng 3-4 lần/ ngày, đặc biệt là sau các bữa ăn.
  • Dùng mật ong chữa lở miệng: Mật ong chứa nhiều vitamin và các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, làm lành vết thương.Thoa mật ong lên vết loét 2 lần/ ngày và lưu ý chỉ áp dụng phương pháp này cho trẻ trên 1 tuổi. 

Giữ gìn vệ sinh răng miệng

Trẻ nhỏ thường rất thích ăn kẹo nhưng lại không vệ sinh răng miệng cẩn thận. Đó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh nha khoa ở trẻ. Do vậy, ba mẹ của bé hãy dạy và tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách.

  • Đối với trẻ dưới 3 tuổi: Dùng miếng gạc vệ sinh răng sinh răng miệng cho trẻ 2 lần/ngày. Nếu không có miếng gạc sẵn bạn có thể lấy gạc quấn quanh ngón tay rồi làm ướt bằng nước muối để vệ sinh răng miệng cho trẻ.
  • Đối với trẻ trên 3 tuổi: Dạy trẻ đánh răng đúng cách, đều đặn 2 lần/ngày. Lựa chọn bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ.

ve-sinh-rang-mieng-giup-han-che-benh-nha-khoa-o-tre-trong-do-co-lo-mieng.webp

Vệ sinh răng miệng giúp hạn chế bệnh nha khoa ở trẻ, trong đó có lở miệng 

Chế độ ăn uống phù hợp

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý cũng là biện pháp phòng ngừa lở miệng hiệu quả. Chế độ ăn uống đối với trẻ bị lở miệng như:

  • Uống nhiều nước, có thể bổ sung các vitamin và khoáng chất qua nước ép hoa quả (dành cho trẻ lười ăn rau và trái cây). 
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin C và các thực phẩm giải nhiệt, thanh mát cơ thể: Quả cam, bưởi, đậu đen, đậu nành, sắn dây, rau má, 
  • Sữa chua: Acid lactic có trong sữa chua giúp làm triệu chứng đau ở vết lở miệng. 
  • Tránh cho trẻ ăn thức ăn cay nóng, dễ kích ứng niêm mạc miệng và gây nóng trong. Khi trẻ bị lở miệng, nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm và thanh đạm.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin tổng quát về bệnh lở miệng ở trẻ nhỏ. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề liên quan tới trẻ bị lở miệng, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ trả lời giúp bạn sớm nhất

Nguồn tham khảo:

https://www.wearebitesize.com/canker-sores-in-kids-causes-symptoms-and-treatments/

https://www.verywellhealth.com/recurrent-mouth-ulcers-and-canker-sores-2633514

https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions---pediatrics/c/canker-sores-aphthous-ulcers-in-children.html

Bình luận

Bài viết nổi bật